Kiến nghị với Phòng thƣơng mại và công nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ theo UCP600 và ISBP681 tại các doanh nghiệp xuất khẩu việt nam (Trang 100 - 101)

Thứ nhất, Phòng thƣơng mại và công nghiệp Việt Nam (viết tắt là VCCI) cần thành lập các ban tƣ vấn liên quan đến lĩnh vực luật pháp trong thanh toán quốc tế nói chung và tín dụng chứng từ nói riêng. Vì hiện tại khi các doanh nghiệp hay ngân hàng muốn tham khảo ý kiến từ VCCI là điều rất khó. Mặc khác, hiện nay đa

số các Doanh nghiệp cũng không hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ của VCCI là “Giúp các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc giải quyết bất đồng, tranh chấp thông qua thƣơng lƣợng, hoà giải hoặc trọng tài; phân bổ tổn thất chung khi có yêu cầu”. Giới thiệu và phổ biến đến các doanh nghiệp Việt Nam những thủ tục và chi phí cụ thể khi muốn giải quyết tranh chấp thông qua các kênh liên quan. Chẳng hạn nhƣ khi muốn xử lý bằng hình thức trọng tài thì phải liên hệ Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng thƣơng mại và công nghiệp Việt Nam…

Thứ hai, VCCI cần cập nhật các kiến thức, thông tin chuyên môn trong lĩnh vực thanh toán quốc tế trên thế giới và phổ biến cho các Doanh nghiệp Việt Nam. VCCI có thể thành lập một ban chuyên trách về lĩnh vực thanh toán quốc tế nói chung và tín dụng chứng từ nói riêng. Ban này có nhiệm vụ cập nhật, cung cấp thông tin mới thông qua việc mua các tài liệu nƣớc ngoài từ Ủy ban thƣơng mại quốc tế và xin bản quyền chuyển ngữ sang tiếng Việt để lƣu hành tại Việt nam.

Thứ ba, phối hợp với chính phủ và ngân hàng, doanh nghiệp để chia sẻ thông tin giữa các bên tạo đầu mối thông tin đáng tin cậy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ theo UCP600 và ISBP681 tại các doanh nghiệp xuất khẩu việt nam (Trang 100 - 101)