Phƣơng pháp quản trị rủi ro của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chủ yếu chỉ dựa vào cảnh báo từ phía Ngân hàng. Rất ít các doanh nghiệp chủ động thực hiện kiểm soát rủi ro tại đơn vị. Hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam không có quy trình quản trị rủi ro cụ thể, không nhận diện đƣợc các rủi ro có thể sẽ xảy ra cho doanh nghiệp, không thƣờng xuyên đánh giá mức độ rủi ro để có hƣớng xử lý phù hợp.
Ngoài ra một số doanh nghiệp cũng thƣờng hay thống kê, theo dõi các đối tác hay thanh toán chậm và từ chối các bộ chứng từ xuất trình khi hàng hóa thực tế vẫn giao đúng yêu cầu. Các doanh nghiệp này cũng lựa chọn đối tác khi ký hợp đồng thoản thuận quan hệ mua bán. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lớn có cơ cấu tổ chức quy mô thì họ thƣờng tuyển cán bộ có năng lực và chuyên môn làm ở các khâu xuất nhập khẩu nhằm giảm bớt rủi ro cho doanh nghiệp, một số các doanh nghiệp cũng hình thành mạng lƣới thông tin nội bộ giữa các phòng ban có liên quan trong giao dịch để quản trị công việc hiệu quả hơn.
Hầu nhƣ không có doanh nghiệp xuất khẩu nào tại Việt Nam tự mình xuất trình trực tiếp bộ chứng từ đến ngân hàng phát hành cho dù thƣ tín dụng không cấm mà tất cả đều thông qua các ngân hàng. Bởi vì hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam hiện đều giao phó việc kiểm soát rủi ro trong tín dụng chứng từ theo UCP600 và ISBP681 cho các ngân hàng mà doanh nghiệp có mối quan hệ tín dụng thay vì doanh nghiệp phải có phƣơng pháp quản trị từng những công đoạn ban đầu trong quá trình thực hiện. Doanh nghiệp hoàn toàn tin tƣởng vào ngân hàng vì ngân hàng có đội ngũ nhân viên đạt trình độ chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm. Một số doanh nghiệp thuộc dạng khách hàng đặc biệt của một số ngân hàng thì khâu lập chứng từ sẽ đƣợc nhân viên ngân hàng trực tiếp thực hiện và doanh nghiệp chỉ cần ký trên các chứng từ đó mà thôi. Ví dụ: Công ty xuất nhập khẩu dệt may Hòa Thọ, Công ty May 29 tháng 3, …
Khi có tranh chấp xảy ra, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thƣờng có xu hƣớng chịu thiệt về phía mình, vì ngại các thủ tục rƣờm rà của việc kiện tụng, và
do chƣa có kiến thức vững chắc để đánh giá vấn đề là do lỗi của bên nào và nên bắt đầu từ đâu. Thông thƣờng, đầu tiên các doanh nghiệp sẽ tiến hành thƣơng lƣợng, hay đồng ý giảm giá lô hàng để nhận đƣợc tiền thanh toán sớm thay vì thực hiện việc đánh giá rủi ro đến từ đâu, nguyên nhân nhƣ thế nào để từ đó có hƣớng xử lý thích hợp. Điển hình nhƣ trƣờng hợp bộ chứng từ xuất trình có bất hợp lệ nhƣng ngân hàng xuất trình kiểm tra chứng từ không phát hiện ra để yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu sửa đổi cho phù hợp dẫn đến bộ chứng từ bị từ chối thanh toán làm thiệt hại cho doanh nghiệp. Trong trƣờng hợp này nếu doanh nghiệp nắm rõ các quy tắc trong UCP600 thì đã hạn chế đƣợc rủi ro khi lập bộ chứng từ này, hoặc doanh nghiệp cũng có thể kiện ngân hàng vì đã tắc trách trong hành động của mình. Tuy nhiên, điều này rất khó vì hầu hết các ngân hàng chỉ kiểm tra thu phí nhƣng không có thỏa thuận nào thể hiện việc họ chịu trách nhiệm nhƣ thế nào khi sai sót xảy ra.