Yêu cầu của mô hình quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ theo UCP600 và ISBP681 tại các doanh nghiệp xuất khẩu việt nam (Trang 86 - 88)

Để mô hình đạt đƣợc hiệu quả quản trị cao, các doanh nghiệp cần thực hiện các yêu cầu sau:

Một là, yêu cầu cực kỳ cần thiết để giúp doanh nghiệp xuất khẩu quản trị đƣợc rủi ro là phải có đội ngũ nhân viên giỏi. Đào tạo đội ngũ nhân viên có chuyên môn,

nghiệp vụ cao, am hiểu về tín dụng chứng từ, UCP600, ISBP681,… để hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra và hạn chế tối đa chi phí phát sinh cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam còn gặp nhiều rủi ro chủ yếu cũng là do bản thân con ngƣời trong doanh nghiệp có trình độ chuyên môn còn kém, nên không nhận biết và đo lƣờng đƣợc đâu sẽ là rủi ro ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo trong doanh nghiệp, các lãnh đạo doanh nghiệp cần nhận biết đƣợc các rủi ro thì việc quyết định thành lập một quy trình quản trị rủi ro mới hiệu quả và suôn sẽ đƣợc.

Cần chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên về chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật. Đội ngũ này phải am hiểu về phƣơng thức tín dụng chứng từ nói chung và UCP600, ISBP681 nói riêng. Không nên giao phó toàn bộ phần nghiệp vụ chuyên môn này cho ngân hàng, nếu có thì doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cũng phải hiểu biết để giám sát hoạt động của ngân hàng và chủ động đối phó khi rủi ro xảy ra.

Các doanh nghiệp cần tổ chức các khóa học nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên phụ trách. Các doanh nghiệp cần liên kết với các ngân hàng hay Phòng thƣơng mại và

công nghiệp Việt Nam tổ chức các buổi đào tạo về nghiệp vụ cho các cán bộ của

mình. Điều này chắc chắn sẽ rất hiệu quả và giúp cho các bên hiểu và hợp tác tốt hơn.

Bên cạnh đó cần phải đặt mua các tài liệu có uy tín trên thế giới nhƣ: Documentary credit world, ICC Opinion . . . Các tài liệu này rất hữu ích vì nó có nội dung tƣờng thuật lại quá trình giải quyết vụ việc tranh chấp về tín dụng chứng từ trên thế giới, các bài viết bình luận về UCP của các chuyên gia hàng đầu thế giới về luật, các thống kê tình hình sử dụng thƣ tín thƣơng mại, thƣ tín dụng dự phòng trên thế giới và các khuyến cáo về các kiểu lừa đảo hay xảy ra trên thế giới. Qua các tạp chí này, ngƣời đọc sẽ nắm bắt đƣợc những thông tin mới nhất về phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ, nâng cao khả năng làm việc của mình.

NHẬN DẠNG CÁC RỦI RO

Hai là, mỗi phòng ban chịu trách nhiệm về kiểm soát rủi ro trong giai đoạn nào nhƣng các Phòng ban làm việc liên đới với nhau, thƣờng xuyên báo cáo tình hình công việc và những vƣớng mắc trong quá trình làm việc cho Phòng kiểm soát.

Ba là, các Phòng ban và Phòng kiểm soát thƣờng xuyên họp thảo luận cập nhật những vấn đề bất cập phát sinh để tìm ra hƣớng khắc phục, phòng ngừa, quản trị rủi ro ở mức thấp nhất có thể. Trình Giám đốc để ra quyết định cuối cùng phân bổ thêm trách nhiệm mô hình quản trị rủi ro tín dụng chứng từ của doanh nghiệp. Định kỳ thực hiện việc giám sát, kiểm tra lại quy trình quản trị rủi ro nhằm cập nhật và hoàn thiện quy trình chặt chẽ hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ theo UCP600 và ISBP681 tại các doanh nghiệp xuất khẩu việt nam (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)