Để đánh giá đƣợc hoạt động quản trị các rủi ro trong tín dụng chứng từ của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, tác giả đã tiến hành khảo sát điều tra một số nhân viên đơn vị làm nghiệp vụ xuất khẩu của một số doanh nghiệp xuất khẩu tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh. Qua đó thấy đƣợc sự quản trị rủi ro trong tín dụng chứng từ tại các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong thực tế. Nhằm đảm bảo sự khách quan, tác giả đã tiến hành phát bảng câu hỏi đến 70 ngƣời làm tại các doanh nghiệp xuất khẩu khác nhau. Phƣơng thức điều tra chủ yếu là phỏng vấn trực tiếp. Nội dung của bảng câu hỏi phải phản ánh đƣợc những thông tin cần thiết để rút ra đƣợc kết luận phục vụ cho mục tiêu đề ra. Nội dung chủ yếu của bảng câu
hỏi đƣợc đề cập trong Phụ lục số 1 gồm 2 phần:
Phần I: Liên quan đến khả năng quản trị rủi ro trong TDCT
Phần này bao gồm 19 câu hỏi (từ câu 4 đến câu 22 của phiếu khảo sát). Nhằm đánh giá thực trạng quản trị rủi ro trong tín dụng chứng từ tại các doanh nghiệp xuất
khẩu Việt Nam hiện nay, các câu hỏi đƣợc lập dựa trên cơ sở chia thành các giai đoạn trong quá trình thực hiện xuất khẩu tín dụng chứng từ tại các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nhƣ đã trình bày ở trên.
Bảng 2.3. Kết quả khảo sát thực trạng quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
CÂU HỎI SỐ NGƢỜI TRẢ LỜI THƢỜNG XUYÊN TỈ LỆ % HIẾM KHI TỈ LỆ
% CHƢA BAO GIỜ
TỈ LỆ % CÂU 4 17 24,29 13 18,57 40 57,14 CÂU 5 12 17,14 20 28,57 38 54,29 CÂU 6 59 84,29 11 15,71 0 0,00 CÂU 7 7 10,00 19 27,14 44 62,86 CÂU 8 2 2,86 5 7,14 63 90,00 CÂU 9 35 50,00 22 31,43 13 18,57 CÂU 10 40 57,14 25 35,71 5 7,14 CÂU 11 10 14,29 5 7,14 55 78,57 CÂU 12 4 5,71 8 11,43 58 82,86 CÂU 13 8 11,43 10 14,29 52 74,29 CÂU 14 48 68,57 15 21,43 7 10,00 CÂU 15 30 42,86 22 31,43 18 25,71 CÂU 16 31 44,29 12 17,14 27 38,57 CÂU 17 42 60,00 18 25,71 10 14,29 CÂU 18 39 55,71 15 21,43 16 22,86 CÂU 19 13 18,57 12 17,14 45 64,29 CÂU 20 14 20,00 17 24,29 39 55,71 CÂU 21 32 45,71 16 22,86 22 31,43 CÂU 22 50 71,43 20 28,57 0 0,00 37,07 21,43 41,50
Kết quả khảo sát cho thấy số doanh nghiệp xuất khẩu trả lời có khả năng quản trị đƣợc rủi ro chiếm 37,07%, số doanh nghiệp xuất khẩu trả lời có quản trị rủi ro nhƣng không triệt để chiếm 21,43% và số doanh nghiệp xuất khẩu trả lời không có khả năng quản trị đƣợc rủi ro chiếm 41,50%.
Nhìn chung, hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu đƣợc khảo sát đều thừa nhận họ không quan tâm nhiều đến việc quản trị rủi ro tín dụng chứng từ. Kết quả khảo sát cũng cho thấy khả năng quản trị của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam còn rất yếu kém.
Phần 2: Các câu hỏi liên quan đến phần nhận biết kiến thức về TDCT
Phần này bao gồm 16 câu hỏi (từ câu 23 đến câu 38 của phiếu khảo sát).
Các câu hỏi sẽ liên quan đến các chứng từ nhƣ hóa đơn, vận đơn, bảo hiểm… và các điều kiện thƣờng gặp trong tín dụng thƣ liên quan đến những hiểu nhầm trong quá trình thực hiện, những nội dung của UCP600 và ISBP681 để kiểm tra sự nhận biết rủi ro của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
Phần khảo sát về kiến thức tín dụng chứng từ đã cho kết quả khảo sát rất bất ngờ. Số doanh nghiệp xuất khẩu trả lời đúng chỉ chiếm 28%, số doanh nghiệp xuất khẩu không đúng chiếm đến 61% và vẫn có một số doanh nghiệp xuất khẩu không biết đúng hay sai chiếm 11%.
Biểu 2.4: Tỉ trọng kết quả khảo sát khả năng nhận biết kiến thức về TDCT, UCP600 và ISBP681
28%
61%
11%
Số DNXK trả lời đúng Số DNXK trả lời sai
Số DNXK trả lời không biết đúng hay sai
Kết quả này cho thấy sự hiểu biết của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam về kiến thức tín dụng chứng từ là rất kém. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến các rủi ro trong tín dụng chứng từ tại các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.