Rủi ro quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ theo UCP600 và ISBP681 tại các doanh nghiệp xuất khẩu việt nam (Trang 53 - 55)

Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cũng cần lƣu ý những rủi ro khi giao dịch với những quốc gia đang phát triển, những quốc gia bị cấm vận hay có nền kinh tế chính trị không ổn định vì những bất ổn về chính trị có thể dẫn đến:

Việc không thanh toán: ngân hàng phát hành hay ngân hàng xác nhận có thể ngƣng hoạt động vì chiến tranh, đảo chính, rối loạn và trong những trƣờng hợp này chứng từ dù có phù hợp với thƣ tín dụng cũng không đƣợc thanh toán.

Việc ngăn cấm chuyển tiền: ngân hàng phát hành có thể thuộc các quốc gia bị cấm vận nhƣ Syria, Bắc Triều Tiên, Burma (Myanmar), Cuba, Iraq, … hay có liên quan đến tổ chức Al-Qaeda hay liên quan đến việc rửa tiền. Nếu giao dịch bị phát hiện có liên quan đến các tổ chức rửa tiền, khủng bố, bị cấm vận thì tài khoản của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam sẽ bị phong tỏa và có thể bị phạt rất nặng. Những trƣờng hợp nhƣ thế rất đáng lo ngại cho phía xuất khẩu, vì tuân theo những hiệp ƣớc quốc tế, tiền thanh toán có thể sẽ không đƣợc chuyển về cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.

Thƣ tín dụng là một trong những công cụ mà bọn tội phạm rửa tiền thích sử dụng nhất vì các giao dịch “ma” thanh toán bằng phƣơng thức này ít bị nghi ngờ nên dễ qua mặt ngân hàng và cả cơ quan pháp luật. Một trong những yếu tố hấp dẫn của phƣơng thức tín dụng chứng từ là các bên giao dịch chỉ căn cứ vào chứng từ chứ không căn cứ vào hàng hóa thực tế vì theo UCP600, ngân hàng sẽ thanh toán hay chiết khấu khi nhận đƣợc chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản của thƣ tín dụng, của UCP600 và của các văn bản có liên quan khác.

Đối với những thị trƣờng xa xôi hay những quốc gia đang phát triển, khi xuất hàng vào những thị trƣờng này, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam gặp nhiều khó khăn nhƣ cƣớc vận chuyển cao, không an toàn; các ngân hàng mở chƣa có quan hệ đại lý nên không đảm bảo về khả năng thanh toán; ngƣời mua chƣa có độ tin cậy cao vì ít có giao dịch; chứng từ chuyển đi mất nhiều thời gian và dễ bị thất lạc,…

Một ví dụ về quy định tại nước nhập khẩu ảnh hưởng đến việc thực hiện tín dụng chứng từ của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Thành Phố Hồ Chí Minh, bắt đầu từ ngày 29/9/2009, việc kiểm dịch các lô hàng cá chép, cá tàu làm cảnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ phải được thực hiện theo quy định mới của cơ quan kiểm dịch nhập khẩu Mỹ. Theo đó, tất cả các lô hàng cá chép, cá tràu nhập vào Mỹ đều phải được cơ quan kiểm dịch nước xuất khẩu kiểm tra virus gây bệnh xuất huyết ở cá chép (Spring Viraemia of Carp - SVC). Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp Mỹ còn quy định về việc chứng nhận kiểm dịch cho 8 loài cá có vảy và giao tử của chúng (cá chép, vàng, trắm cỏ...) nhập khẩu vào thị trường này. Yêu cầu giấy chứng nhận kiểm dịch phải xác nhận các nội dung như: khu vực nuôi hoặc nơi nuôi không có loài virus trên; với những đàn có thể bị nhiễm bệnh trong khu vực thì hàng năm phải lấy mẫu xét nghiệm ít nhất 2 lần; xác nhận quy trình lấy mẫu, khử trừng tiêu độc và thực hiện phương pháp kiểm tra, xét nghiệm theo quy định. Tuy nhiên, điều khó khăn cho việc xuất khẩu cá cảnh sang thị trường nước này là phòng thí nghiệm của Chi cục Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản Thành phố Hồ Chí Minh cũng như các đơn vị chuyên

ngành thủy sản khác trên địa bàn Thành phố cho đến nay vẫn chưa xét nghiệm được loài virus này. Do vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu cá cảnh của Việt Nam sang thị trường này đang gặp khó khăn về việc thực hiện quy định của cơ quan kiểm dịch Mỹ. Điều này có thể dẫn đến rủi ro doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam không thể đáp ứng được yêu cầu về chứng từ và xuất trình bộ chứng từ trong tình trạng bất hợp lệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ theo UCP600 và ISBP681 tại các doanh nghiệp xuất khẩu việt nam (Trang 53 - 55)