Tín dụng chứng từ thanh toán trên cơ sở bộ chứng từ. Một sai sót nhỏ trong một khâu thực hiện cũng có thể dẫn đến rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Sự quản trị trong từng giai đoạn đều quan trọng và cần thiết nhƣ nhau. Qua nghiên cứu cho thấy hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam còn rất nhiều yếu kém trong từng giai đoạn thực hiện xuất khẩu hàng hóa thanh toán bằng tín dụng chứng từ.
Giai đoạn ký hợp đồng
Mặc dù giao dịch đàm phán và ký kết hợp đồng là một giao dịch tách bạch với thƣ tín dụng. Nhƣng nếu quản trị tốt khâu này hoàn toàn có khả năng thƣ tín dụng đƣợc mở với nội dung nhƣ yêu cầu là rất thƣờng xuyên. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn chƣa chú trọng đến việc tham khảo thông tin từ các bộ phận liên quan, chẳng hạn nhƣ bộ phận xuất nhập khẩu để đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác chặt chẽ hơn, không kiểm tra doanh nghiệp nhập khẩu có thuộc vào danh sách cấm vận, không lƣu ý đến nền kinh tế chính trị của quốc gia đối tác. Một số trƣờng hợp
doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam không xem xét nên đã ký những hợp đồng bao gồm những điều khoản mà chứng từ yêu cầu không thể lập đƣợc, khi nhận đƣợc thƣ tín dụng thì không thể yêu cầu đối tác tu chỉnh thƣ tín dụng
Giai đoạn tiếp nhận và tu chỉnh thư tín dụng
Thứ nhất, Các doanh nghiệp cũng không kiểm tra khả năng tài chính, uy tín của ngân hàng phát hành.
Thứ hai, các doanh nghiệp khi nhận đƣợc thƣ tín dụng từ ngân hàng thông báo vẫn chƣa xem xét nội dung trong thƣ tín dụng một cách cẩn thận để yêu cầu tu chỉnh. quy trình nghiệp vụ giao dịch bằng thƣ tín dụng tại các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam không cẩn thận, dẫn đến việc đọc và giải thích thƣ tín dụng chƣa cụ thể, bộ phận nghiệp vụ thiếu trách nhiệm, dẫn đến lỗi chính tả, lỗi đánh máy, in ấn… Tính không cẩn thận là tƣ duy phổ biến hiện còn tồn tại trong nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong nƣớc với logic cũ là “một bên chỉ cần mở thƣ tín dụng là bên kia chuyển hàng” mà không quan tâm đến tính chuẩn xác của thƣ tín dụng ngay khi nhận đƣợc.
Thứ ba,trong một số trƣờng hợp thƣ tín dụng đƣợc phát hành không chuẩn xác, có chủ ý xấu hoặc thƣ tín dụng không hoàn chỉnh, không khả thi. Tuy nhiên, đa số doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vẫn coi thƣờng bởi ít khi họ quan tâm đến nội dung của UCP, họ chỉ quan tâm đến việc lấy đủ tiền hàng.
Trong một số trƣờng hợp cá biệt, có doanh nghiệp nhập khẩu đã cài một số điều khoản không khả thi để bắt lỗi chứng từ, làm cơ sở từ chối nhận hàng (do hợp đồng thƣơng mại bị ký hớ), hoặc là cơ sở để giảm giá. Do vậy, những thƣ tín dụng dài, nhiều nội dung, yêu cầu nhiều chứng từ và sử dụng ngôn ngữ khó hiểu rất dễ dẫn đến hiểu sai và nhầm lẫn.
Giai đoạn thực hiện giao hàng
Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam hiện nay thƣờng ít quan tâm đến thƣ tín dụng khi thực hiện giao hàng. Khi giao hàng các doanh nghiệp thƣờng căn cứ vào
hợp đồng đã ký hay tình hình hàng hóa của doanh nghiệp nên khi giao hàng sai biệt với những yêu cầu của thƣ tín dụng nhƣ: qui cách đóng gói, dung sai hàng hóa, hoặc cảng bốc hàng, cảng dỡ hàng đƣợc qui định chi tiết trong thƣ tín dụng mặc dù hợp đồng không đề cập đến.
Giai đoạn thực hiện giao dịch tín dụng chứng từ
Thứ nhất, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thƣờng lập chứng từ chỉ tuân thủ theo hợp đồng đã ký kết mà quên rằng thƣ tín dụng là độc lập hoàn toàn với hợp đồng và nội dung của thƣ tín dụng có thể khác hoàn toàn với nội dung mà hợp đồng đã ký kết.
Thứ hai, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam quá tin tƣởng vào vai trò của thƣ tín dụng là công cụ để nhận tiền thanh toán mà không hiểu một nguyên tắc cơ bản của thƣ tín dụng là “nhận tiền có điều kiện” dẫn đến doanh nghiệp xuất khẩu sao nhãng việc kiểm tra các điều kiện và điều khoản của thƣ tín dụng, hậu quả là lập chứng từ không tham chiếu yêu cầu của thƣ tín dụng.
Thứ ba, việc lập chứng từ ở các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chủ yếu là chỉ do một cá nhân phụ trách thực hiện rồi chuyển cho cấp phê duyệt ký, nhƣng thông thƣờng cấp phê duyệt chỉ ký chứ không có khâu kiểm tra lại nội dung trên chứng từ so với thƣ tín dụng. Một số doanh nghiệp ủy quyền ký trên bộ chứng từ xuất trình cho cá nhân phụ trách lập chứng từ mà không thông qua kiểm soát. Vì vậy dẫn đến không ít trƣờng hợp bộ chứng từ xuất trình có bất hợp lệ làm tăng chi phí của doanh nghiệp để sửa chứng từ, phí bất hợp lệ và thậm chí là từ chối bộ chứng từ từ ngân hàng phát hành.
Thứ tư, khâu lập chứng từ thì đa số doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đều tin tƣởng vào việc kiểm tra chứng từ của ngân hàng xuất trình chứng từ. Doanh nghiệp thƣờng đƣa bản nháp chứng từ sang cho ngân hàng và sửa chữa lại theo yêu cầu của ngân hàng. Chính vì ỷ lại cho nên có rất nhiều trƣờng hợp các bộ chứng từ xuất trình cho cùng một thƣ tín dụng nhƣng lại mắc các lỗi giống nhau mặc dù ngân hàng đã yêu cầu chỉnh sửa ở lần xuất trình đầu tiên. Ở đây ngân hàng chỉ
đóng vai trò là ngƣời kiểm tra và thu phí, chứ không có bất cứ một công văn nào ràng buộc trách nhiệm của họ khi họ sai sót trong khi thực hiện.
Thứ năm, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tin tƣởng vào doanh nghiệp nhập khẩu và cho rằng họ chỉ quan tâm vào số lƣợng, chất lƣợng của lô hàng nhập khẩu do đó có thể dễ dàng bỏ qua những sai sót nhỏ của chứng từ, từ đó doanh nghiệp xuất khẩu thƣờng có thái độ chủ quan trong khâu lập chứng từ. Thỏa thuận giữa doanh nghiệp nhập khẩu và doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam không rõ ràng về các chi tiết giao hàng. Doanh nghiệp đã không kiểm tra cẩn thận thƣ tín dụng mặc dù đã đƣợc cảnh báo từ phía ngân hàng. Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã không có đủ thời gian hoặc không tiến hành sửa đổi thƣ tín dụng, thay vào đó là sự im lặng và sự tin tƣởng vào doanh nghiệp nhập khẩu là họ sẽ bỏ qua một số lỗi nhỏ, không cơ bản trong thƣ tín dụng.
Thứ sáu, doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam xuất trình thƣ tín dụng đúng vào thời điểm hết hạn do đó không còn cơ hội để sửa chữa, bổ sung, thay thế chứng từ.
Giai đoạn giải quyết tranh chấp
Khi có tranh chấp xảy ra thì các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thƣờng không biết cách thức kiện tụng, khiếu nại ở cơ quan nào là hợp lý. Họ có thể đem tình huống ra giải quyết ở Trọng tài, nhƣng hình thức này lại không phổ biến ở Việt Nam vì doanh nghiệp chƣa nắm rõ chức năng của cơ quan này. Hơn nữa, điều này cũng khó thuyết phục nhà nhập khẩu chấp nhận quyết định này. Đa số các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đều đem ra tòa án của nƣớc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam để giải quyết. Nhƣng một điều cực kỳ khó khăn là các quan tòa lại là ngƣời ngoại đạo để họ hiểu hết đƣợc bản quy tắc này là điều không dễ dàng, và ở Việt Nam cũng chƣa có nhiều luật sƣ chuyên về lĩnh vực này. Chính vì vậy mà rất rủi ro cho các nhà xuất khẩu Việt Nam khi họ muốn bảo vệ quyền lợi của mình một các hữu hiệu nhất.
Một cơ quan mà các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có thể tin tƣởng vì tính chuyên môn cao đó là Phòng thƣơng mại quốc tế. Tuy nhiên, để tình huống có thể
đƣợc giải thích và tham khảo ý kiến chính thức từ họ thì có thể mất 6 đến 12 tháng, vì Phòng thƣơng mại quốc tế chỉ họp mỗi năm 2 lần để thông qua các ý kiến.
2.5.2.4. Nguyên nhân của sự quản trị rủi ro kém
Thứ nhất là do công tác quản trị rủi ro trong tín dụng chứng từ tại các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chưa được coi trọng đúng mức
Trong thanh toán quốc tế, tín dụng chứng từ tuy cũng có nhiều rủi ro, nhƣng nếu làm tốt công tác quản trị rủi ro với những biện pháp rào chắn ngay từ đầu thì rủi ro đƣợc hạn chế tới mức thấp nhất. Khi các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam xác định đƣợc những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra từ những hiểu biết và kinh nghiệm, doanh nghiệp sẽ phân tích và tìm ra nguyên nhân phát sinh rủi ro từ giai đoạn nào để lập nên một mô hình quản trị cho từng khâu của quá trình xuất khẩu bằng tín dụng chứng từ. Nhƣng hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vẫn còn coi nhẹ công tác quản trị rủi ro trong tín dụng chứng từ. Hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam không có mô hình quản trị rõ ràng, không có sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận trong quá trình thực hiện. không quan tâm đến những cảnh báo rủi ro tín dụng chứng từ để đƣa vào quản trị cho công đoạn phát sinh rủi ro đó. Chính vì điều này mà các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam rất dễ gặp rủi ro trong thanh toán bằng tín dụng chứng từ.
Thứ hai là do công tác đào tạo tại các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chưa được coi trọng đúng mức
Tình trạng của sự thiếu hiểu biết hoặc sự hiểu biết không thấu đáo của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam về tín dụng chứng từ, UCP600 và ISBP681 là do một phần không coi trọng công tác đào tạo. Đội ngũ nhân viên nghiệp vụ của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt nam phần lớn không đƣợc đào tạo về nghiệp vụ ngoại thƣơng, làm việc theo cảm tính. Kiến thức về tín dụng chứng từ không nhiều, kinh nghiệm thực tiễn cũng hạn chế, tài liệu nghiệp vụ cũng không đầy đủ. Nhân viên chủ yếu tự học và học hỏi lẫn nhau chứ chƣa đƣợc đào tạo chính quy; rất hiếm có
trƣờng hợp đƣợc tu nghiệp nƣớc ngoài nhƣ các doanh nghiệp nƣớc ngoài thƣờng làm. Do đó khi có tranh chấp thì thƣờng xử lý lung túng, thiếu tự tin.
Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự yếu kém trong quản trị trong tín dụng chứng từ của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Vì không có sự hiểu biết về tín dụng chứng từ cũng nhƣ các văn bản điểu chỉnh của nó thì doanh nghiệp sẽ không thể nhận biết những rủi ro có thể xảy ra là gì để có thể phân tích đánh giá và lập nên mô hình quản trị cho chính doanh nghiệp mình.
Thứ ba là do công tác kiểm tra, kiểm soát kém hiệu quả
Tại một số ít doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam với quy mô lớn có nhân viên kiểm soát cho công tác kiểm tra, kiểm soát nhƣng chỉ mang tính chất hình thức, không phát hiện kịp thời vi phạm và những rủi ro tiềm ẩn. Ngoài ra, hầu hết doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam không quan tâm đúng mức tới công tác này, vai trò của nó bị lu mờ, việc theo dõi thƣ tín dụng cho đến khâu giao hàng và lập bộ chứng từ đểu ủy quyền hoàn toàn cho nhân viên của mình thực hiện mà không cần thông qua kiểm soát hay giám đốc, thậm chí có nơi phát hiện sai sót không có biện pháp xử lý hữu hiệu.
Thứ tư là do tâm lý ỷ lại vào ngân hàng
Hiện nay, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vẫn còn tâm lý ỷ lại vào ngân hàng của mình vì nghĩ rằng bộ chứng từ trƣớc khi đƣợc xuất trình để đòi tiền thanh toán thì sẽ đƣợc ngân hàng của mình kiểm tra và thông báo nếu có sai sót. Các doanh nghiệp nƣớc ta rất tin tƣởng vào độ ngũ nhân viên ngân hàng với chuyên môn cao nên hoàn toàn dựa vào sự kiểm soát của ngân hàng. Chính vì nguyên nhân này mà các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam lơ là quản trị rủi ro trong tín dụng chứng từ dẫn đến những rủi ro cho doanh nghiệp mình.
Thứ năm là do tình trạng thiếu thông tin
Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam hiện nay rất kém trong việc nắm bắt các thông tin về đối tác của mình, các thông tin về tài chính của các ngân hàng phát
hành, thông tin về ngành hàng,… các thông tin dẫn đến rủi ro từ quốc gia của nƣớc xuất khẩu. Không cập nhật đƣợc các thông tin kịp thời về các rủi ro đã xảy ra trong tín dụng chứng từ tại các doanh nghiệp khác nên không kịp thời nhận dạng các rủi ro mới, cập nhật vào qui trình quản trị cho doanh nghiệp mình.
Thực tiễn cho thấy, những sai sót về chứng từ bắt nguồn chủ yếu từ phía doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp nhập khẩu ở vị trí địa lý khác nhau và môi trƣờng kinh doanh khác nhau, ngôn ngữ, trình độ cũng khác nhau do đó đã trở thành nguồn gốc tạo ra sự sai biệt của chứng từ. Một thực tế là từ trƣớc đến nay, các doanh nghiệp xuất khẩu trong nƣớc đa phần tập trung sức lực vào việc xử lý các sai sót xảy ra trong giao dịch bằng thƣ tín dụng mà xem nhẹ việc tìm kiếm các biện pháp ngăn ngừa hữu hiệu các sai phạm sẽ xảy ra.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Trƣớc hết, luận văn đã giới thiệu một vài nét khái quát về tình hình xuất khẩu của Việt Nam nói chung và tình hình xuất khẩu bằng tín dụng chứng nói riêng. Để từ đó có thể thấy đƣợc tín dụng chứng từ trong xuất khẩu là một phƣơng thức thanh toán chiếm tỷ trọng đáng kể tại Việt Nam hiện nay.
Để có cái nhìn một cách hệ thống về những rủi ro trong tín dụng chứng từ, chƣơng 2 cũng đã phân tích và có một số ví dụ minh họa là các rủi ro trong TDCT xảy ra trên thực tế tại các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
Trên cơ sở đó, luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạng quản trị rủi ro trong tín dụng chứng từ theo UCP600 và ISBP681 tại các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam hiện nay. Từ việc trình bày qui trình xuất khẩu tín dụng chứng từ đến cơ cấu tổ chức quản trị của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có thể thấy đƣợc thực trạng quản trị rủi ro trong tín dụng chứng từ tại các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam hiện nay còn nhiều yếu kém. Từ thực trạng đó, tìm ra những điểm yếu kém trong công tác quản trị và nguyên nhân của nó. Đây là tiền đề cho việc đề ra những giải pháp, kiến nghị ở chƣơng 3. Đây là một vấn đề vô cùng quan trọng, góp phần giúp các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam quản trị rủi ro khi thực hiện thanh toán bằng tín dụng chứng từ.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO
TRONG TDCT THEO UCP600 VÀ ISBP681 CHO CÁC DNXK VIỆT NAM
3.1. DỰ BÁO TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU VÀ THANH TOÁN HÀNG XUẤT KHẨU BẰNG TDCT TẠI VIỆT NAM
ổng kim ngạch xuất khẩu năm 2012 đạt khoảng 114,6 tỷ USD, tăng 18,3% so với năm 2011. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái, nhu cầu nhập khẩu của các thị trƣờng lớn giảm mạnh, doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu trong nƣớc cũng phải thu hẹp quy mô sản xuất nhƣng tăng trƣởng xuất khẩu vẫn vƣợt xa kế hoạch đề ra và đóng góp quan trọng vào tăng trƣởng GDP năm 2012.
Ở góc nhìn khá lạc quan, dự báo năm 2013, các nền kinh tế châu Âu và Mỹ đang trên đà khôi phục là thuận lợi quan trọng cho xuất khẩu của Việt Nam. Thêm vào đó, sự sụt giảm tăng trƣởng của hai nền kinh tế là Ấn Độ và Trung Quốc cũng tạo ra một lợi thế cạnh tranh cho Việt Nam khi nhân công và chi phí đầu vào của Việt