2.1.1. Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam
Đối với nền kinh tế Việt Nam, vai trò của xuất khẩu, nhập khẩu lại càng quan trọng hơn. Xuất khẩu góp phần tăng trƣởng kinh tế và nâng cao khả năng cạnh tranh, chất lƣợng tăng trƣởng và đẩy mạnh phát triển bền vững, nâng cao đời sống của nhân dân, tăng nguồn ngoại tệ cho nhà nƣớc. Nhập khẩu không chỉ tạo điều kiện thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu theo hƣớng công nghiệp hoá – hiện đại hóa đất nƣớc, thúc đẩy xuất khẩu phát triển mà còn giúp bổ sung kịp thời những mặt cân đối của nền kinh tế, qua đó góp phần cải thiện đời sống nhân dân. Do đó, tình hình xuất nhập khẩu đã trở thành đề tài thu hút sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu kinh tế và giới doanh nhân của Việt Nam.
Bảng 2.1: Tổng mức lƣu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu từ 2007 đến tháng 04/2013 Năm Tổng số Chia ra Cân đối (XK-NK) Nhập/ Xuất siêu so với tổng kim ngạch XNK
Xuất khẩu Nhập khẩu
Tỷ đô la Mỹ (%) 2007 111,3 48,6 62,8 -14,2 -29,2 2008 143,4 62,7 80,7 -18,0 -28,8 2009 127,0 57,1 69,9 -12,9 -22,5 2010 157,1 72,2 84,8 -12,6 -17,4 2011 203,7 96,9 106,8 -9,8 -10,2 2012 228,9 114,6 114,3 0,3 0,26 4 tháng đầu 2013 79,6 39,4 40,2 -0,8 -2,0 (Nguồn: Tổng Cục Thống Kê [32])
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam qua các năm đƣợc thể hiện trong số liệu bảng 2.1 và biểu 2.1. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ 2007 đến nay tăng lên theo hằng năm. Đặc biệt, Việt Nam gia nhập Tổ chức thƣơng mại Thế giới (viết tắt là WTO) ngày 07/11/2006 tại Geneva Thụy Sỹ và làm lễ công nhận chính thức vào ngày 11/01/2007. Hơn sáu năm qua kinh tế Việt Nam có rất nhiều thay đổi và biến động, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam chịu tác động rõ rệt của các thị trƣờng thƣơng mại quốc tế.
Biểu 2.1: Tổng kim ngạch XNK hàng hoá của Việt Nam 2007 đến tháng 04/2013 111,3 143,4 127 157,1 203,7 228,9 79,6 0 50 100 150 200 250Tỷ USD 2007 2008 2009 2010 2011 2012 04 tháng đầu 2013 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
(Nguồn: Tổng Cục Thống Kê [32])
2.1.2. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam
Hoạt động xuất khẩu là hoạt động buôn bán hàng hoá, dịch vụ cho ngƣời hoặc tổ chức nƣớc ngoài nhằm thu ngoại tệ. Hoạt động xuất khẩu là hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thƣơng. Nó đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử phát triển của xã hội và ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu. Đặc biệt đối với nƣớc ta, tỷ trọng xuất khẩu chiếm vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh tế. Xuất khẩu không những nâng cao đƣợc uy tín xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nƣớc mà còn phản ánh năng lực sản xuất hiện đại của Việt Nam. Trong đó, với vai trò đem lại nguồn thu ngoại tệ chủ yếu, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh
tế và là cơ sở để mở rộng thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của đất nƣớc, hoạt động xuất khẩu đƣợc xem là hoạt động rất cơ bản của kinh tế đối ngoại, là phƣơng tiện để thúc đẩy nền kinh tế nƣớc ta phát triển.
Biểu 2.2: Tổng kim ngạch XK, NK hàng hoá và cán cân thƣơng mại của Việt Nam giai đoạn 2007 đến tháng 04/2013
48,6 62,7 57,1 72,2 96,9 114,6 39,4 62,8 80,7 69,9 84,8 106,8 114,3 40,2 -0,8 0,3 -9,8 -12,6 -12,9 -18 -14,2 -40 -20 0 20 40 60 80 100 120 140 2007 2008 2009 2010 2011 2012 04 tháng đầu 2013 Tỷ USD
Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thƣơng mại
(Nguồn: Tổng Cục Thống Kê[32])
Đối với Việt Nam trong những năm qua tổng kim ngạch xuất khẩu là rất quan trọng. Xuất khẩu là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu để phục vụ cho hoạt động nhập khẩu mạnh mẽ của nƣớc ta. Số liệu bảng 2.1 và Biểu 2.2 từ năm 2007 đến năm 2011 cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu có tăng lên theo từng năm nhƣng luôn thấp hơn tổng kim ngạch nhập nhập khẩu. Cán cân thƣơng mại từ 2007 đến 2011 đều âm. Đặc biệt cán cân thƣơng mại trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2010 thâm hụt với con số từ 12 đến 18 tỷ USD. Việt Nam đã trở thành một nƣớc nhập siêu trải dài qua các năm. Đó là lý do mà chủ trƣơng chính sách của Việt Nam trong những năm qua chủ yếu là đẩy mạnh xuất khẩu trên mọi lĩnh vực để cải thiện cán cân thƣơng mại. Vì vậy xuất khẩu đóng vai trò rất quan trọng đối Việt Nam hiện nay và cũng nhƣ những năm qua.
Nổi bật nhất trong những năm qua là năm 2012. Tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 114,6 tỷ USD, tăng 18,3% so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu do suy giảm của sản xuất và tiêu dùng trong nƣớc nên nhập khẩu tăng thấp hơn nhiều so với xuất khẩu.
2.1.3. Tình hình thanh toán xuất khẩu bằng TDCT
Trong các phƣơng thức thanh toán quốc tế hiện nay, tín dụng chứng từ là phƣơng thức đảm bảo thanh toán cho doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay. Đặc biệt đối với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thì phƣơng thức này lại càng quan trọng hơn để bảo vệ cho việc nhận thanh toán từ các đối tác nƣớc ngoài. Việt Nam vẫn còn là một nƣớc đang phát triển với nền kinh tế chƣa thật sự đủ mạnh để tạo vị thế tốt cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong thƣơng mại quốc tế.
Bảng 2.2: Trị giá thanh toán hàng xuất khẩu của Việt Nam theo phƣơng thức thanh toán
Đơn vị: Tỷ Đôla Mỹ (USD)
STT Phƣơng thức thanh toán Năm 2011 2012 Trị giá Tỉ trọng (%) Trị giá Tỉ trọng (%) 1 CAD 15,8 16,4 11,3 9,9 2 D/A 2,4 2,5 4,9 4,3 3 D/P 18,4 19,0 17,7 15,4 4 TTR 39,9 41,3 53,6 46,8 5 L/C 18,9 19,6 24,1 21,0 6 KHÁC 1,2 1,2 3 2,6 Tổng cộng 96,6 100 114,6 100
(Nguồn: Báo cáo của Tổng cục hải quan Việt Nam)
Tại Việt Nam, tín dụng chứng từ chỉ đứng sau phƣơng thức chuyển tiền trong năm 2011 và năm 2012. Qua số liệu bảng 2.2 cho thấy mặc dù tín dụng chứng từ không phải là phƣơng thức đƣợc sử dụng nhiều nhất nhƣng nó cũng chiếm ở vị trí quan trọng và không hề sụt giảm. Chính điều đó cho thấy việc sử dụng tín dụng chứng từ sẽ luôn đóng vị trí quan trọng trong lựa chọn của các bên trong giao dịch của mình.
2.2. RỦI RO TRONG TDCT THEO UCP600 VÀ ISBP681 TẠI DNXK VIỆT NAM NAM
Trên cơ sở tín dụng chứng từ là phƣơng thức đảm bảo thanh toán cho doanh nghiệp xuất khẩu, phƣơng thức này càng quan trọng hơn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Tuy nhiên, sử dụng tín dụng chứng từ trong thanh toán cũng có những rủi ro riêng của nó. Trong quá trình thanh toán quốc tế, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cũng đã trải qua rất nhiều rủi ro đáng tiếc.
Qua hình thức khảo sát trực tiếp 70 doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam và tìm hiểu các thông tin từ các ngân hàng thƣơng mại đang thực hiện thanh toán tín dụng chứng từ trên cả nƣớc Việt Nam thì tỷ lệ các rủi ro trong quá trình thực hiện thanh toán của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đƣợc thể hiện qua biểu 2.4 sau:
Biểu 2.3: Tỷ lệ các rủi ro trong TDCT của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
0% 62% 21% 10% 7% Rủi ro tín dụng Rủi ro tác nghiệp Rủi ro đạo đức Rủi ro quốc gia Rủi ro pháp lý
(Nguồn: Kết quả khảo sát 70 doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam)
Thực trạng cho thấy, trong quá trình thực hiện thanh toán tín dụng chứng từ, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần phải đối phó với những rủi ro sẽ đƣợc đề cập sau đây:
2.2.1. Rủi ro tín dụng
Thƣ tín dụng là một cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành (ngân hàng xác nhận – nếu có). Do đó, uy tín, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn và tình hình tài chính của ngân hàng phát hành là điều đáng quan tâm. Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều ngân hàng chƣa có năng lực tài chính vững mạnh cũng nhƣ kinh nghiệm
trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Vì vậy rủi ro tín dụng về phía ngân hàng phát hành là điều có thể xảy ra cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
Trong lịch sử đã từng chứng kiến rất nhiều vụ phá sản của các ngân hàng trên thế giới. Giai đoạn năm 2008 đến nay, trên thế giới đã diễn ra sự phá sản của hàng loạt các ngân hàng lớn trên thế giới nhƣ: Washington Mutual, Lehman Brothers, Bear Stearns, Northern Rock,….. Nhƣng hầu hết các ngân hàng có nguy cơ phá sản thƣờng thực hiện hình thức sáp nhập hoặc bị thôn tín bởi các ngân hàng khác. Theo đó sẽ chuyển toàn bộ giao dịch về thanh toán quốc tế sang ngân hàng khác để hoạt động bình thƣờng. Điển hình nhƣ Wachovia National Bank bị Wells Fargo Bank thôn tín vào năm 2008, hay Hypovereinsbank sát nhập vào Unicredit Bank AG năm 2009, sự sát nhập American Express Bank vào Standard Chartered PCL năm 2009…. Do đó hầu nhƣ các ngân hàng đều xử lý đƣợc hết các khoản thanh toán thƣ tín dụng đang thực hiện nên không gây ảnh hƣởng nhiều đến các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
Rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng phát hành (ngân hàng xác nhận – nếu có) tuy hãn hữu xảy ra nhƣng không có nghĩa là sẽ không xảy ra đối với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Rủi ro này phụ thuộc vào mức độ tín nhiệm của ngân hàng phát hành và ngân hàng xác nhận. Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam khi sử dụng tín dụng chứng từ trong thanh toán thì cần tìm hiểu đầy đủ các thông tin tín dụng, tình hình tài chính, uy tín khả năng thanh toán các đối tác tham gia nhƣ ngân hàng phát hành, ngân hàng xác nhận,…
2.2.2. Rủi ro tác nghiệp
Đây là loại rủi ro chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong các rủi ro mà doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam hay gặp phải. Những rủi ro này là do các sai sót mang tính kỹ thuật trong quá trình thực hiện thanh toán chứng từ. Điển hình các rủi ro tác nghiệp mà doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam mắc phải đó là:
Thứ nhất, khi nhận đƣợc thƣ tín dụng từ ngân hàng thông báo, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam kiểm tra các điều kiện yêu cầu trong thƣ tín dụng không kĩ,
chấp nhận cả những yêu cầu bất lợi hoặc những điều khoản không rõ ràng mà doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam không thể đáp ứng đƣợc trong khâu lập chứng từ sau này. Việc thanh toán qua thƣ tín dụng cũng tiềm ẩn những rủi ro. Cơ sở duy nhất để thanh toán tín dụng chứng từ là bộ chứng từ. Trong thực tế, rất nhiều thƣ tín dụng đƣợc phát hành với những chi tiết phức tạp, các điều khoản mâu thuẫn, thiếu logic, gây khó khăn cho nhà xuất khẩu trong việc lập chứng từ. Điều này dẫn đến bộ chứng từ xuất trình bất hợp lệ, ngân hàng phát hành có thể từ chối bộ chứng từ và không thanh toán. Một số tình huống thực tế đã xảy ra đối với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam:
Nhiều trường hợp thư tín dụng yêu cầu ngày giao hàng trễ nhất không kịp để doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sản xuất hàng hóa, thời gian xuất trình bộ chứng từ không hợp lý để đủ thời gian lập các chứng từ theo yêu cầu của thư tín dụng,… Nếu doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam không lưu ý để kịp thời yêu cầu người mở thư tín dụng tu chỉnh thì bộ chứng từ xuất trình sẽ bị bất hợp lệ và không thể yêu cầu hay chờ tu chỉnh về nữa, rủi ro người mua và ngân hàng phát hành sẽ trì hoãn hoặc từ chối thanh toán dựa trên cơ sở bộ chứng từ bất hợp lệ.
Đa số các thư tín dụng hàng dệt may xuất đi Mỹ rất dài, yêu cầu nhiều loại chứng từ với nhiều chi tiết về nội dung cũng như mô tả hàng hóa, lịch giao hàng, điều này gây khó khăn rất nhiều cho các doanh nghiệp dệt may trong việc lập bộ chứng từ. Hơn nữa, số lượng hàng dệt may xuất khẩu rất lớn làm hàng xuất đi liên tục nên việc lập chứng từ kịp thời hạn xuất trình ở ngân hàng cũng là một vấn đề nan giải cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Do đó, phần lớn bộ chứng từ hàng dệt may xuất trình đều bất hợp lệ.
Trường hợp thư tín dụng được phát hành chứa những điều khoản mâu thuẫn như: giá FOB (giao hàng lên tàu) nhưng lại quy định vận tải đơn thể hiện “Cước phí đã được trả” hay giá CFR (tiền hàng và cước phí) nhưng quy định vận tải đơn thể hiện “Thu cước phí”, đơn giá sai, số liệu tính toán trong phần
mô tả chi tiết hàng hóa sai, tên cảng bốc, cảng dỡ sai chính tả, yêu cầu người vận chuyển đích danh nhưng lại đánh không chính xác tên, yêu cầu chứng từ chứng nhận kiểm dịch do Nafiquaved nhưng tên đúng của cơ quan này là Nafiqaved … Trong những trường hợp này, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nếu không cẩn thận và kịp thời tu chỉnh thư tín dụng sau này sẽ xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với thư tín dụng.
Hàng thủy sản nhập vào thị trường Bắc Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản phải qua sự kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng của các cơ quan chức năng, ví dụ như cơ quan kiểm định thực phẩm và dược phẩm Mỹ (US Food and Drugs Administration – viết tắt là US FDA), cơ quan kiểm tra thực phẩm Canada (Canada Food Inspection Agency – viết tắt là CFIA),… Thông thường, nhà nhập khẩu phải thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán trên cơ sở chứng từ xuất trình phù hợp, đổi lấy bộ chứng từ nhận hàng về để kiểm tra chất lượng. Những thư tín dụng này thường gài điều kiện thanh toán như sau: “Ngân hàng phát hành thư tín dụng sẽ giao bộ chứng từ đã được xuất trình cho nhà nhập khẩu để nhận hàng mang đi kiểm tra chất lượng trên cơ sở cam kết của nhà nhập khẩu về việc sẽ thông báo cho ngân hàng phát hành thư tín dụng kết quả kiểm tra của cơ quan chức năng. Khi nhận được thông báo hàng đã qua khâu kiểm tra và được nhập vào thị trường nước nhập khẩu thì ngân hàng phát hành mới thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu. Ngân hàng phát hành thư tín dụng được miễn trừ trách nhiệm thanh toán cho nhà xuất khẩu nếu nhận được thông báo hàng không đạt chất lượng, không cho nhập khẩu hàng hóa của cơ quan chức năng”. Điều khoản này có lợi cho doanh nghiệp nhập khẩu nhưng lại hết sức bất lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Điển hình như Công Ty TNHH TM Thủy Sản Nguyễn Chi, Công Ty Cổ Phần Hùng Vương đều là những công ty xuất khẩu thủy sản lớn nhất nhì của Việt Nam nhưng cũng đã từng gặp rủi ro không được thanh toán do điều khoản kiểm dịch trên xuất hiện trong thư tín dụng, gây tốn chi phí vận chuyển, kho bãi để vận chuyển hàng về nước.
Cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành không còn là một nghĩa vụ độc lập mà phụ thuộc vào một bên thứ ba (người mở thư tín dụng). Điều này hoàn toàn trái với tinh thần của UCP600 và làm mất đi ý nghĩa của tín dụng chứng từ như là một phương thức thanh toán đảm bảo quyền lợi cho cả người hưởng và người mở. Vai trò trung gian độc lập đảm bảo cho giao dịch của ngân hàng phát hành không còn nữa vì quyền lợi tối thượng của quốc gia là đảm bảo sức khỏe của cộng đồng. Nghĩa vụ thanh toán của ngân hàng phát hành không chỉ phụ thuộc vào việc xuất trình chứng từ mà còn phụ thuộc vào thiện chí của nhà nhập khẩu. Người mua có thể làm vô hiệu nghĩa vụ thanh toán của ngân hàng phát hành chỉ với lý do đơn giản là không đáp ứng được yêu cầu. Không có điều kiện nào ràng buộc người mua phải thông báo cho ngân hàng mở ngay sau khi hàng hóa đã hoàn thành thủ tục kiểm tra chất lượng và được phép nhập cảng. Người mua thường lợi dụng điều kiện này để trì hoãn thanh toán,