Kiến nghị với hệ thống ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ theo UCP600 và ISBP681 tại các doanh nghiệp xuất khẩu việt nam (Trang 99 - 100)

Thứ nhất, nâng cao vai trò quản lý của Ngân hàng nhà nƣớc và phát triển hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam.

Để hệ thống ngân hàng Việt Nam phát triển bền vững thì Ngân hàng nhà nƣớc đóng vai trò quan trọng. Ngân hàng nhà nƣớc cần thực hiện đƣợc những chức năng chủ yếu của một ngân hàng trung ƣơng, đó là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các ngân hàng, ngƣời cho vay cuối cùng, cơ quan điều tiết thị trƣờng tiền tệ và trung tâm thanh toán; thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng với mục tiêu ổn định đồng tiền, kiểm soát lạm phát; đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng.

Thứ hai, Chính phủ và Ngân hàng nhà nƣớc cần xây dựng hệ thống văn bản pháp lý thống nhất điều chỉnh hoạt động ngân hàng nói chung và thanh toán quốc tế nói riêng.

Thứ ba, Ngân hàng nhà nƣớc cần tăng cƣờng hỗ trợ thông tin cho các ngân hàng thƣơng mại. Trung tâm phòng ngừa rủi ro (CIC) cần nâng cao hiệu quả hoạt động. Hiện nay, CIC chủ yếu là cung cấp thông tin tín dụng trong nƣớc cho các ngân hàng thƣơng mại. CIC cần cập nhật thông tin nhiều hơn không những về tín dụng mà còn về các lĩnh vực khác đặc biệt là thanh toán quốc tế. CIC cần thu thập thông tin về những tổ chức lừa đảo, rửa tiền trong và ngoài nƣớc để lƣu ý các ngân hàng, các doanh nghiệp. Ngoài ra, CIC cần cập nhật các trƣờng hợp rủi ro đã xảy ra, hƣớng giải quyết và cách phòng ngừa và dự báo rủi ro có thể xảy ra. Dự báo những

biến động có thể xảy ra, giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và ngân hàng thƣơng mại nói riêng có phƣơng pháp phòng ngừa hợp lý. Ngân hàng nhà nƣớc cần yêu cầu tất cả các ngân hàng thƣơng mại tham gia để vừa cung cấp thông tin vừa thu thập thông tin có ích cho họ.

Thứ tư, Ngân hàng nhà nƣớc cần hợp tác với các tổ chức, ngân hàng nƣớc ngoài để trao đổi, học hỏi những kinh nghiệm về quản lý, công nghệ, nghiệp vụ… để hỗ trợ cho Ngân hàng thƣơng mại. Kết hợp với các tổ chức và ngân hàng này tổ chức những buổi hội thảo chuyên ngành về thanh toán quốc tế và tín dụng chứng từ với sự tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực này và các lĩnh vực có liên quan nhƣ vận tải bảo hiểm, pháp lý…Ngoài trao đổi những kiến thức về thanh toán quốc tế còn cần trao đổi về những tình huống rủi ro, tranh chấp đã từng xảy ra để các doanh nghiệp trong nƣớc học hỏi kinh nghiệm.

Thứ năm, các Ngân hàng thƣơng mại cần thành lập các trung tâm tƣ vấn khách hàng trong các nghiệp vụ về thanh toán quốc tế. Với sự hình thành này không những giúp cho doanh nghiệp nâng cao và cập nhật kiến thức mà còn giúp cho ngân hàng dễ dàng hơn trong việc xử lý giao dịch liên quan. Chủ động tƣ vấn các thƣ tín dụng đƣợc thông báo qua ngân hàng mình ngay khi nhận đƣợc thƣ tín dụng từ ngân hàng nƣớc ngoài để doanh nghiệp chủ động yêu cầu nhà nhập khẩu tu chỉnh. Tránh trƣờng hợp đợi đến khi xuất trình chứng từ mới phát hiện ra các điểm rủi ro trong thƣ tín dụng.

Thứ sáu, các ngân hàng nên cập nhật thƣờng xuyên các tình huống tranh cãi, các kinh nghiệm, các rủi ro, các khuyến cáo.. đã xảy ra và thông tin đến cho doanh nghiệp thông qua các bản tin thƣờng nhật, thƣờng niên…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ theo UCP600 và ISBP681 tại các doanh nghiệp xuất khẩu việt nam (Trang 99 - 100)