Hình 3.1: Mô hình quản trị rủi ro trong TDCT theo UCP600 và ISBP681 cho các DNXK Việt Nam
- Rủi ro tín dụng. - Rủi ro tác nghiệp. - Rủi ro đạo đức. - Rủi ro quốc gia. - Rủi ro pháp lý.
Nhận biết rủi ro Đánh giá phân tích các rủi ro thuộc về giai đoạn nào
Giải pháp phòng ngừa cho từng giai đoạn
Giai đoạn ký hợp đồng
- Nghiên cứu thị trƣờng tìm kiếm đối tác.
- Đàm phán và ký kết hợp đồng. - Yêu cầu đối tác mở thƣ tín dụng.
Giai đoạn tiếp nhận và tu chỉnh L/C
Giai đoạn giao hàng
- Chuẩn bị hàng hóa.
- Kiểm tra chất lƣợng hàng hoá. - Thuê phƣơng tiện vận tải. - Làm thủ tục hải quan. - Giao hàng lên tàu.
Giai đoạn thực hiện giao dịch tín dụng chứng từ
- Lập chứng từ. - Xuất trình chứng từ. - Chờ thanh toán
Giai đoạn giải quyết tranh chấp
PHÒNG BAN PHÒNG BAN PHÒNG BAN PHÒNG KIỂM SOÁT GIÁM ĐỐC
Mô hình đƣợc xây dựng trên cơ sở phân chia thành các giai đoạn trong quá trình thực hiện xuất khẩu bằng tín dụng chứng từ. Mỗi giai đoạn sẽ là một hoặc một vài khâu trong qui trình thực hiện xuất khẩu bằng tín dụng chứng từ của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam hiện nay.
Giai đoạn ký hợp đồng là giai đoạn bao gồm các công việc nghiên cứu thị trƣờng tìm kiếm đối tác, đàm phán ký kết hợp đồng và yêu cầu đối tác mở thƣ tín dụng. Giai đoạn tiếp nhận và tu chỉnh thƣ tín dụng là giai đoạn nhận và kiểm tra thƣ tín dụng, đồng thời yêu cầu tu chỉnh thƣ tín dụng nếu cần.
Giai đoạn thực hiện giao hàng là giao đoạn bao gồm các công việc chuẩn bị hàng hóa, kiểm tra chất lƣợng hàng hóa, thuê phƣơng tiện vận tải, làm thủ tục hải quan, giao hàng lên tàu.
Giai đoạn giao dịch tín dụng chứng từ là giai đoạn thực hiện các công việc bao gồm lập chứng từ, xuất trình chứng từ, theo dõi nhận thanh toán.
Giai đoạn xảy ra tranh chấp: khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
Tùy theo qui mô của từng doanh nghiệp mà mỗi doanh nghiệp có thể có nhân viên cho từng khâu hay chỉ có một nhân viên cho tất cả các khâu vẫn có thể thực hiện theo mô hình này. Với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có qui mô lớn có thể chia thành các phòng ban với những trách nhiệm cụ thể, hoặc với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có qui mô nhỏ có thể không có phòng ban mà giao thẳng nhiệm vụ cho một hoặc một vài nhân viên của mình. Giám đốc và ban kiểm soát sẽ theo dõi toàn bộ quá trình thực hiện cũng nhƣ điều hành mô hình quản trị này. Đề ra những qui trình cụ thể cho các nhân viên của mình nắm vững.