Kiến nghị với Chính Phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ theo UCP600 và ISBP681 tại các doanh nghiệp xuất khẩu việt nam (Trang 97 - 99)

Thứ nhất, các ngân hàng Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp hoạt động trong môi trƣờng kinh tế Việt Nam nói riêng rất cần sự ổn định môi trƣờng kinh tế vĩ mô để phát triển bền vững. Chính phủ cần tạo môi trƣờng kinh tế vĩ mô ổn định.

Để nền kinh tế ổn định thì trƣớc hết tình hình chính trị phải ổn định, sau đó phải đảm bảo an ninh về lƣơng thực, an ninh năng lƣợng, cơ cấu các ngành hàng, lĩnh vực phù hợp với đặc điểm nền kinh tế Việt Nam, đề ra các chính sách phù hợp với từng ngành hàng và lĩnh vực cụ thể, tận dụng nhƣng không quá phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài, bình ổn giá cả hàng hóa nói chung và hàng hóa xuất nhập khẩu nói riêng, nâng cao dự trữ ngoại hối, phát triển hiệu quả một số ngành và sản phẩm quan trọng, thiết yếu đối với nền kinh tế và đời sống xã hội. Đối với từng ngành cụ thể cần có những dự báo và định hƣớng cụ thể, hiện nay vẫn còn tình trạng khi đƣợc mùa thì giá hàng hóa lại quá rẻ, khi mất mùa thì giá lại quá đắt, nhƣ vậy sẽ ảnh hƣởng đến ngƣời sản xuất và doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Chính phủ cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu đầu ra của sản phẩm, các biện pháp hỗ trợ có thể là xây dựng thƣơng hiệu cho hàng hóa Việt Nam, chính phủ có thể quảng cáo sản phẩm của Việt Nam qua quan hệ hợp tác chính phủ,…Nền kinh tề phát triển bền vững cũng là một nhân tố giúp các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phát triển bền vững.

Thứ hai, Chính phủ cần có chính sách tiền tệ, tín dụng phù hợp. Về tỷ giá hối đoái, hƣớng đến chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt theo hƣớng gắn với một rổ các đồng tiền của các đối tác thƣơng mại, đầu tƣ quan trọng của Việt Nam. Ngân hàng nhà nƣớc cần can thiệp thị trƣờng và đáp ứng nhu cầu ngoại tệ thiết yếu của đất nƣớc, hỗ trợ để bình ổn thị trƣờng tiền tệ.

Thứ ba, Chính phủ cần hoàn thiện và hiện đại hóa cơ sở pháp lý nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế nói chung và của các doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng. Trƣớc hết phải kể đến những văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động các tổ chức kinh tế. Cần xây dựng hệ thống văn bản pháp lý thống nhất giữa các cơ quan khác nhau điều chỉnh những hoạt động cụ thể. Nội dung văn bản điều chỉnh cần rõ ràng hơn hoặc phải có hƣớng dẫn chi tiết, các doanh nghiệp có thể thực hiện hoạt động của mình khi đọc văn bản pháp lý điều chỉnh. Cần xây dựng cơ sở dữ liệu văn bản pháp lý để các doanh nghiệp tiếp xúc dễ dàng, thuận tiện cho hoạt động kinh

doanh. Cần hài hòa hóa các nguồn luật trong nƣớc với quốc tế trong lĩnh vực thanh toán quốc tế nói chung và tín dụng chứng từ nói riêng.

Thứ tư, thông qua lãnh sự quán, đại sứ quán, hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu về đặc điểm pháp lý của các quốc gia để giảm rủi ro cho doanh nghiệp. Chính Phủ cần hỗ trợ cho doanh nghiệp và trong những vụ tranh chấp thƣơng mại. Ngoài ra, chính phủ thông qua các kênh này cung cấp, tƣ vấn thông tin cho các doanh nghiệp xuất khẩu về tình hình tài chính hay uy tín của nhà nhập khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ theo UCP600 và ISBP681 tại các doanh nghiệp xuất khẩu việt nam (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)