Quản trị rủi ro phải đƣợc thực hiện ngay từ giai đoạn đàm phán ký kết hợp đồng.
Thứ nhất, tìm hiểu kỹ về uy tín, lịch sử kinh doanh của doanh nghiệp nhập khẩu. Có thể tìm hiểu bằng nhiều cách nhƣ: từ các doanh nghiệp trong nƣớc đã có mối quan hệ kinh doanh với doanh nghiệp nhập khẩu, viếng thăm và làm việc trực tiếp với doanh nghiệp nhập khẩu khi có điều kiện, tìm các thông tin từ các trang web có uy tín của nƣớc ngoài,…..
Thứ hai,tìm hiểu về môi trƣờng pháp lý của nƣớc nhập khẩu, nền kinh tế chính trị có ổn định hay không? Các chính sách ngoại thƣơng về mặt hàng giao dịch của nƣớc nhập khẩu có gì đặc biệt không? …. Ngoài ra, cần kiểm tra thông tin nƣớc nhập khẩu có thuộc vào danh sách cấm vận phong tỏa kinh tế không?
Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cũng cần nhận biết rằng UCP600 là kết quả của việc tập hợp những tập quán đƣợc hình thành bởi các chủ thể hoạt động trong thƣơng mại quốc tế. Nó không có giá trị ràng buộc đối với Tòa án vì đó không phải là luật quốc gia mà cũng không phải là điều ƣớc quốc tế. Do vậy, việc áp dụng những nguyên tắc này không đƣơng nhiên. Phân tích từ góc độ pháp lý thì UCP600 đƣợc áp dụng để điều chỉnh thƣ tín dụng khi có sự lựa chọn của các bên về việc áp dụng những quy định này hoặc do tính chất tập quán của UCP600 khi không có sự lựa chọn của các bên. Vì vậy, mà luật pháp quốc gia sẽ có xu hƣớng thắng thế hơn nếu có xảy ra tranh chấp buộc phải ra tòa. Các văn bản pháp lý quốc tế và pháp luật quốc gia điều chỉnh phƣơng thức tín dụng chứng từ còn chƣa thống nhất. Các bên tham gia giao dịch thanh toán còn hạn chế về hiểu biết về pháp luật, về hợp đồng.
Cần chú ý nội dung này để cân nhắc và tìm hiểu luật pháp của quốc gia ngƣời mua nhằm hạn chế tối đa rủi ro do sự thiếu hiểu biết.
Thứ ba, doanh nghiệp xuất khẩu cần chủ động thiết lập đề cƣơng các điều khoản sẽ sử dụng trong thƣơng lƣợng về nội dung thƣ tín dụng nhƣ một bộ phận cấu thành của hợp đồng thƣơng mại quốc tế. Khi thƣơng lƣợng phải làm rõ về số loại chứng từ, bản gốc, bản sao, số lƣợng mỗi bản, ngƣời phát hành, nội dung… và phải luôn trong khả năng thực hiện đúng hạn. Ngoài ra, hợp đồng cần xem xét cẩn thận các điều kiện nhƣ thời gian giao hàng, thời gian hiệu lực của thƣ tín dụng, chứng từ xuất trình, khiếu nại, khiếu kiện, tranh chấp phát sinh,…
Khi ký kết hợp đồng thƣơng mại quốc tế có thỏa thuận thanh toán bằng tín dụng chứng từ thì doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần nắm vững những vấn đề cơ bản trong giao dịch bằng thƣ tín dụng đó là mặc dù thƣ tín dụng đƣợc hình thành từ
hợp đồng thƣơng mại quốc tế nhƣng khi đã đƣợc thiết lập thì thƣ tín dụng lại hoàn toàn độc lập với chính hợp đồng đó. Hệ quả là điều khoản nào của hợp đồng không đƣợc ghi vào thƣ tín dụng sẽ không có giá trị điều chỉnh đối với các bên liên quan. Mặt khác, những điều khoản mà hợp đồng không điều chỉnh nhƣng lại đƣợc quy định trong thƣ tín dụng thì sẽ có giá trị ràng buộc đối với các bên liên quan. Chính vì vậy, khi ký kết hợp đồng thƣơng mại quốc tế, không chỉ doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam mà cả doanh nghiệp nhập khẩu cần phải đặc biệt chú ý đến điều khoản thanh toán. Một vấn đề nữa cần chú ý là doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam khi nhận đƣợc thông báo thƣ tín dụng phải kiểm tra chi tiết nội dung thƣ tín dụng và hợp đồng thƣơng mại quốc tế đã ký kết, còn doanh nghiệp nhập khẩu khi chuyển tải các nội dung thanh toán vào đơn mở thƣ tín dụng cần phải đảm bảo độ chính xác cao.
Thứ tư, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần phải biết về khả năng, uy tín của ngân hàng phát hành do cam kết trả tiền thƣ tín dụng đƣợc thực hiện bởi chính ngân hàng phát hành chứ không phải doanh nghiệp nhập khẩu. Đó phải là ngân hàng uy tín, quy mô tài chính vững mạnh, nếu cần thì yêu cầu thƣ tín dụng phải đƣợc một ngân hàng lớn khác làm vai trò ngân hàng xác nhận.
Do vậy, việc biết đƣợc chắc chắn khả năng, uy tín của ngân hàng phát hành có ý nghĩa rất quan trọng nhằm đảm bảo khả năng thu đƣợc tiền bán hàng của doanh nghiệp xuất khẩu. Để biết đƣợc khả năng, uy tín của ngân hàng phát hành, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần yêu cầu ngân hàng phục vụ mình tƣ vấn về khả năng, uy tín của ngân hàng phát hành, bởi trong hoạt động nghiệp vụ, các ngân hàng luôn thực hiện việc cập nhật thông tin của các ngân hàng khác trên thế giới. Bên cạnh đó, để lƣờng trƣớc rủi ro, trƣớc khi ký kết hợp đồng thƣơng mại quốc tế, doanh nghiệp xuất khẩu nên đến ngân hàng phục vụ mình để yêu cầu tƣ vấn về khả năng, uy tín của ngân hàng phát hành cũng nhƣ các điều khoản cụ thể trong thƣ tín dụng nhằm tránh trƣờng hợp khi nhận đƣợc thƣ tín dụng mới đi tƣ vấn, nhƣ vậy thì đã quá muộn. Nhƣng tốt nhất là bằng chính khả năng của doanh nghiệp tự nâng cao trình độ của cán bộ nhân viên, nâng cao nghiệp vụ thanh toán quốc tế để từ đó
tụ nhận ra đƣợc các rủi ro có thể xảy ra với chính doanh nghiệp. Chỉ có doanh nghiệp mới có khả năng tự kết hợp với các yếu tố nội tại mà quyết định đâu là rủi ro thực sự.
Thứ năm, yêu cầu doanh nghiệp nhập khẩu cung cấp bản nháp thƣ tín dụng để kiểm tra trƣớc khi phát hành chính thức. Từ bản nháp này, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có thể nhờ sự tƣ vấn của ngân hàng phục vụ mình những điều khoản có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp mình, kịp thời đàm phán lại với doanh nghiệp nhập khẩu để chỉnh sửa phù hợp hơn. Tránh trƣờng hợp thƣ tín dụng đã phát hành thì khi tu chỉnh sẽ phải tốn phí, nếu đồng ý trả phí để tu chỉnh thì nhà xuất khẩu phải chịu thêm một khoản chi phí không nhỏ, một số trƣờng hợp vì ngại trả phí hoặc cố tình không muốn tu chỉnh thì khi đó doanh nghiệp nhập khẩu có thể yêu cầu không tu chỉnh và cam kết suôn rằng sẽ chấp nhận bộ chứng từ bật hợp lệ, vì muốn xuất khẩu đƣợc hàng mà doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có thể gặp rủi ro trong trƣờng hợp này.