Hình 3.2: Chiến lƣợc quản trị rủi ro trong TDCT theo UCP600 và ISBP681 cho các DNXK Việt Nam
Nhận dạng các rủi ro
Đầu tiên, tự bản thân doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải nhận biết rõ những rủi ro mà doanh nghiệp mình sẽ gặp phải khi giao dịch bằng tín dụng chứng từ. Giám đốc cùng với Phòng kiểm soát và các Phòng ban họp thảo luận tìm hiểu từ chính trong tình hình thanh toán tín dụng của doanh nghiệp và tham khảo thêm các doanh nghiệp và quốc tế về các rủi ro phát sinh trong tín dụng chứng từ. Hoặc các rủi ro phát sinh đƣợc nhận thấy khi giao dịch phát sinh, đó là khi doanh nghiệp nhận đƣợc thƣ tín dụng thông báo về cho doanh nghiệp. Chính trong thƣ tín dụng này, tùy từng trƣờng hợp cụ thể có thể là tùy từng thời điểm, khách hàng, thị trƣờng… mà sẽ phát sinh rủi ro riêng.
KIỂM SOÁT RỦI RO ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH RỦI RO QUY TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG TDCT Thực hiện chiến lƣợc
Phân tích, đánh giá rủi ro
Nguồn lực của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam là có hạn trong khi số lƣợng các rủi ro là rất lớn. Vì vậy, sau khi nhận dạng đƣợc các rủi ro đó doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần tiến hành đánh giá và phân tích nguyên nhân của rủi ro xuất phát từ giai đoạn nào của quá trình thực hiện thanh toán tín dụng chứng từ. Giám đốc cùng với Phòng kiểm soát và các Phòng ban sẽ phân tích, đánh giá từng rủi ro theo ba tiêu chí: khả năng xảy ra của rủi ro, mức độ ảnh hƣởng của rủi ro đến doanh nghiệp nếu xảy ra và nguyên nhân dẫn đến rủi ro xuất phát từ giai đoạn nào trong quá trình thực hiện thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
Kiểm soát rủi ro
Sau phân tích, đánh giá các rủi ro Giám đốc cùng với Phòng kiểm soát và các Phòng ban thống nhất đƣa ra mô hình quản trị rủi ro trong tín dụng chứng từ của doanh nghiệp mình. Rủi ro thuộc về giai đoạn nào thì sẽ phòng ngừa ở giai đoạn đó. Ngoài ra cũng đề ra những cách xử lý cụ thể khi có rủi ro xảy ra. Sau khi hoàn tất cần phải thông báo đến các bộ phận liên quan và cập nhật thông tin mới để các bộ phận khác lƣu ý khi thực hiện và đem lại hiệu quả cao nhất. Giám sát các sự cố và rủi ro tiềm năng khác phát sinh. Định kỳ xem lại chiến lƣợc quản trị rủi ro.
3.2.2. Các giải pháp phòng ngừa rủi ro theo từng giai đoạn trong TDCT