Các yếu tố về phía ngƣời sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Nam Sài Gòn (Trang 39 - 41)

8. Kết cấu của luận văn

1.2.4.3. Các yếu tố về phía ngƣời sử dụng

Thói quen sử dụng tiền mặt trong chi tiêu, thanh toán hàng hóa dịch vụ

Thanh toán không dùng tiền mặt trước tiên giúp giảm chi phí giao dịch cho người tiêu dùng, việc thanh toán được thực hiện một cách nhanh chóng, tiện lợi, an toàn hơn. Đối với hệ thống ngân hàng, khối lượng giao dịch hưởng phí tăng tỷ lệ thuận với việc chuyển sang thanh toán không dùng tiền mặt, giúp ngân hàng thu hút được nguồn tiền gửi thanh toán lớn hơn với chi phí rẻ hơn, từ đó gia tăng lợi nhuận, đạt được mục tiêu kinh doanh đề ra. Đối với nền kinh tế, chi phí giao dịch giảm đi, lưu chuyển tiền tệ tăng lên, giúp cải thiện tính hiệu quả, thúc đẩy tiêu dùng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia trên trường thế giới.

Hiện nay, thói quen và tỷ lệ người dân dùng tiền mặt để thanh toán chiếm tỷ trọng cao. Đối với các hình thức mua hàng trực tuyến, 89% khách hàng lựa chọn phương thức thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng (hình 1.4).

Nguồn: Báo cáo thƣơng mại điện tử 2017 Hình 1.4. Tỷ trọng các phƣơng thức thanh toán trong các giao dịch thƣơng mại điện tử 2017 (đvt: %)

Mặc dù smartphone và internet rất phổ biến tại Việt Nam, thương mại điện tử cũng phát triển mạnh mẽ, nhưng thói quen không sử dụng tiền mặt trong thanh toán hàng hóa dịch vụ của người dân vẫn còn hạn chế. Theo Nghiêm Thanh Sơn (2018), thói quen sử dụng tiền mặt chưa thể thay đổi nhanh chóng trong một thời gian ngắn, nguyên nhân trước tiên là tỷ lệ người dân sống ở nông thôn cao (trên 60%), việc mở và sử dụng tài khoản ngân hàng thường khó thực hiện. Thêm vào đó, nơi chấp nhận các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt cũng chủ yếu tập trung ở các khu đô thị. Việc tốn phí khi thanh toán không dùng tiền mặt, bao gồm phí chuyển tiền, phí duy trì dịch vụ, phí làm thẻ… cũng là cản trở lớn khiến nhiều người ngần ngại khi sử dụng hình thức này.

Trình độ

Sự hạn chế về trình độ làm giảm khả năng tiếp thu và chấp nhận những cái mới, đặc biệt là đối với những sản phẩm dịch vụ công nghệ hiện đại như e-banking. Mỗi khách hàng với mỗi trình độ khác nhau sẽ có nhận thức và phản ứng khác nhau trong việc chấp nhận sẵn sàng thử nghiệm cái mới hay không. Để e-banking có thể đi sâu và phát huy hiệu quả trong hoạt động hàng ngày của mỗi cá nhân, mỗi người cần phải có những hiểu biết nhất định về CNTT để có thể vận dụng vào cuộc sống. Những người đổi mới và chấp nhận thử thách có xu hướng học vấn cao hơn, mức độ nhận thức và thông minh hơn, mang tính tác động đến người khác nhiều hơn và

91% 48% 20% 6% 11% 89% 41% 23% 7% 5% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Tiền mặt khi nhận hàng

Thẻ ATM nội địa Thẻ tín dụng/ghi nợ

quốc tế Thẻ cào (thẻ game, thẻ điện thoại…) Ví điện tử

có thái độ chấp nhận đối mặt với rủi ro, năng động trong xã hội, chủ yếu là giới trẻ. Do đó, thời gian qua, e-banking tại các NHTM Việt Nam chủ yếu đánh vào giới trẻ.

Năng lực tài chính

Khả năng tài chính của khách hàng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định sử dụng các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Trước tiên là chi phí trang bị các thiết bị công nghệ hiện đại như smartphone, laptop, máy tính có thể thích ứng với các phần mềm, ứng dụng mà các ngân hàng cung cấp. Sau đó là các chi phí mà người sử dụng phải chi trả khi sử dụng dịch vụ như phí chuyển tiền, phí duy trì dịch vụ, phí rút tiền…..Mặc dù dịch vụ NHĐT mang lại cho khách hàng sự nhanh chóng và thuận tiện, tuy nhiên, việc tốn kém nhiều chi phí cũng là rào cản ảnh hưởng đến quyết định tiếp tục hoặc ngưng sử dụng dịch vụ của khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Nam Sài Gòn (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)