Lợi thế của BIDV Nam Sài Gòn trong phát triển dịch vụ NHĐT

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Nam Sài Gòn (Trang 82 - 83)

8. Kết cấu của luận văn

3.1.2.1. Lợi thế của BIDV Nam Sài Gòn trong phát triển dịch vụ NHĐT

Theo số liệu của Liên Hiệp Quốc, năm 2016, châu Á có 1.4 tỷ người ở độ tuổi dân số vàng, từ 15-34 tuổi, trong đó, Ấn Độ có 459 triệu người, Trung Quốc có 414 triệu, Indonesia có 85 triệu, Phillipines có 35 triệu và Việt Nam có 32 triệu. Dân số vàng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc gia bởi dân số trẻ vừa là lực lượng sản xuất đồng thời cũng là người tiêu thụ. Đặc biệt,

với lợi thế dân số trẻ, Việt Nam sẽ có cơ hội dễ dàng tiếp cận hơn với công nghệ hiện đại, sáng tạo và đột phá hơn trong quá trình vận dụng thành tựu khoa học công nghệ vào đời sống. Đây cũng là cơ sở quan trọng để ngành ngân hàng mở rộng nền tảng khách hàng, gia tăng những dịch vụ tiện ích cung cấp đến khách hàng, mang lại giải pháp toàn diện dành cho từng đối tượng khách hàng cụ thể.

BIDV Nam Sài Gòn có thế mạnh là cơ cấu khách hàng trẻ với 51.5% có độ tuổi dưới 30, 35.5% khách hàng từ 30-40 tuổi và 13% trên 40 tuổi. Đây là điều kiện rất tốt để BIDV Nam Sài Gòn phát triển các sản phẩm ngân hàng hiện đại, mang lại những trải nghiệm công nghệ thú vị, mới mẻ cho những khách hàng yêu thích sự năng động. Để có thể tận dụng hết những thành tựu của CMCN 4.0, đòi hỏi tiên quyết là mỗi cá nhân phải có trình độ, có hiểu biết, có khả năng tiếp cận và vận dụng công nghệ một cách linh hoạt trong cuộc sống.

BIDV Nam Sài Gòn có lợi thế về vị trí địa lý thuận lợi. Quận 4 được xem như những con đường huyết mạch hướng đến phát triển khu vực kinh tế Nam Sài Gòn. Những năm gần đây, khu vực kinh tế Nam Sài Gòn có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh, được chính quyền chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, đặc biệt sự bứt phá trong bất động sản, đã khiến khu vực kinh tế Nam Sài Gòn trở thành mảnh đất đầy tiềm năng, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tìm đến. Trong đó, lĩnh vực ngân hàng – lĩnh vực huyết mạch trong nền kinh tế, sẽ có nhiều điều kiện tốt để phát triển sánh đôi cùng sự phát triển của các lĩnh vực kinh tế khác. So với các khu vực lân cận, mức độ phát triển kinh tế xã hội và dịch vụ tài chính ngân hàng đã cao như các khu vực trung tâm thành phố, quận 1, quận 3….mức độ canh tranh ngân hàng tại khu vực quận 4, quận 7 còn nhiều khoảng trống để các ngân hàng có thể tận dụng nhằm mở rộng quy mô, mạng lưới hoạt động kinh doanh, cũng như tăng cường đi sâu vào các hoạt động sống, hoạt động kinh doanh của khu vực, nhằm gia tăng thị phần kinh doanh, giữ vững sự tin tưởng, yêu mến của khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Nam Sài Gòn (Trang 82 - 83)