Nhóm giải pháp phát triển quy mô dịch vụ NHĐT

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Nam Sài Gòn (Trang 85 - 86)

8. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Nhóm giải pháp phát triển quy mô dịch vụ NHĐT

Đẩy mạnh công tác phát triển khách hàng mới và bán chéo sản phẩm dịch vụ e-banking

Hiện nay, tỷ lệ khách hàng đặc biệt là doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ NHĐT tại BIDV Nam Sài Gòn chiếm tỷ trọng thấp. Trước hết, thực hiện tư vấn, hướng dẫn, khuyến khích các khách hàng hiện hữu của chi nhánh chưa sử dụng e- banking biết và có chính sách hỗ trợ để khách hàng đăng ký sử dụng. Sau đó là tiếp cận các đối tác của khách hàng, đặc biệt là trên địa bàn hoạt động của chi nhánh, giới thiệu sản phẩm dịch vụ. Tăng cường công tác bán chéo sản phẩm thẻ, NHĐT, bảo hiểm….cho cán bộ nhân viên của các doanh nghiệp. Tăng trưởng khách hàng sử dụng NHĐT góp phần thay đổi thói quen không sử dụng tiền mặt và gia tăng thị phần của BIDV so với các ngân hàng khác trên địa bàn.

Phân giao chỉ tiêu phát triển quy mô e-banking đến từng cán bộ cụ thể, đồng thời có chính sách khuyến khích, hỗ trợ để mỗi cán bộ có thể phát huy thế mạnh, đạt được chỉ tiêu đã đề ra.

Bằng cách xây dựng các gói sản phẩm dịch vụ trọn gói, từ truyền thống kết hợp hiện đại. Mỗi khách hàng có thể sử dụng kết hợp nhiều sản phẩm dịch vụ NHĐT phù hợp với nhu cầu thực tiễn của mình. Tuy nhiên, do BIDV hiện có nhiều sản phẩm có chức năng tương tự nhau, khách hàng có thể bị nhầm lẫn. Do đó, để gia tăng hiệu quả công tác bán hàng, chi nhánh Nam Sài Gòn cần lựa chọn và thiết kế nhiều bộ sản phẩm kết hợp như mở tài khoản, dịch vụ nhận tin nhắn và thẻ, hoặc mở tài khoản, dịch vụ BIDV Smart Banking và thẻ tín dụng…..để tư vấn và giúp khách hàng dễ dàng quyết định. Hoặc xây dựng các gói sản phẩm kết hợp phù hợp với từng đối tượng khách hàng hiện có của chi nhánh.

Tăng cƣờng hợp tác với các đối tác để phát triển dịch vụ thu hộ

Tích cực bắt tay hợp tác toàn diện với các đối tác trong nhiều ngành nghề khác nhau để mở rộng quy mô khách hàng, triển khai thu hộ ngân sách nhà nước, tiền điện, nước, internet, vé máy bay, các công ty tài chính như FECredit, HD Sai Son, Home Credit, thu hộ học phí cho các trường đại học, mầm non….Phát triển dịch vụ

thu hộ trên tất cả các kênh NHĐT như internet banking, mobile banking, SMS banking, ATM, POS để mở rộng quy mô khách hàng sử dụng dịch vụ, đáp ứng nhanh nhất và tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Tăng cƣờng công tác truyền thông, quảng bá sản phẩm dịch vụ

Ngoài các tờ rơi, tờ bướm, băng rôn, bảng hiệu mà HSC đã thiết kế sẵn, chi nhánh có thể tự sáng tạo hình thức marketing riêng, đầy đủ thông tin và cách thức liên hệ trực tiếp với BIDV Nam Sài Gòn ngay khi khách hàng có nhu cầu hoặc cần hỗ trợ, tư vấn. Một số cách thức quảng bá sản phẩm: tặng tiền ngẫu nhiên khi giao dịch, tổ chức roadshow hay game marketing, v.v. Tùy theo mục tiêu kinh doanh của BIDV Nam Sài Gòn trong từng thời kỳ mà lựa chọn giải pháp quảng bá sản phẩm dịch vụ phù hợp.

Ngoài ra, các phòng giao dịch của chi nhánh chủ yếu được đặt tại các khu vực có nhiều tiểu thương kinh doanh, buôn bán, nhu cầu chuyển tiền thanh toán hàng hóa dịch vụ lớn và thường xuyên, do đó, cần tăng cường tiếp cận và giới thiệu các sản phẩm e-banking, quảng bá sản phẩm POS, giúp thỏa mãn nhu cầu khách hàng nhanh chóng và tiện lợi hơn, hạn chế giao dịch tiền mặt trong nền kinh tế.

Mở rộng và phát triển mạng lƣới kênh phân phối dịch vụ NHĐT

Mở rộng mạng lưới chấp nhận thanh toán điện tử như hệ thống thẻ, POS thông qua việc hợp tác với các đối tác là các chuỗi nhà hàng, khách sạn, siêu thị, trung tâm thương mại, thời trang. Mở rộng các điểm giao dịch, thường xuyên kiểm tra xử lý lỗi, đảm bảo các giao dịch được thực hiện 24/7, xây dựng không gian giao dịch số để khách hàng tự trải nghiệm công nghệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Nam Sài Gòn (Trang 85 - 86)