Hội sở chính BIDV

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Nam Sài Gòn (Trang 81 - 82)

8. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Hội sở chính BIDV

Tầm nhìn đến năm 2020, BIDV phấn đấu trở thành ngân hàng nằm trong top 100 ngân hàng lớn nhất châu Á, phấn đấu trở thành ngân hàng đẳng cấp hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Nhận thấy tầm quan trọng của sự phát triển khoa học công nghệ trong xu hướng chung của cuộc CMCN 4.0, BIDV xác định mục tiêu đến 2020, tổ chức quản trị kinh doanh theo mô hình ngân hàng hiện đại, tiên tiến, hướng tới thông lệ, đảm bảo minh bạch, công khai, hiệu quả, trong đó ưu tiên phát triển chiến lược Ngân hàng số (Digital banking) một cách toàn diện trên tất cả các mặt hoạt động kinh doanh (Báo cáo thường niên BIDV 2017).

Việc phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử nhằm thực hiện các mục tiêu do Chính phủ và Hội đồng quản trị BIDV phân công. Cụ thể:

Thực hiện yêu cầu của Thủ tướng chính phủ tại đề án tái cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020, yêu cầu các NHTM "phấn đấu đến năm 2020 tăng gấp 2 lần tỷ trọng thu nhập từ hoạt động phi tín dụng trong tổng thu nhập của các NHTM".

Thực hiện Nghị quyết 1856/NQ-BIDV ngày 29/11/2017 về đẩy mạnh phát triển hoạt động dịch vụ BIDV đến năm 2025: Tốc độ tăng trưởng dịch vụ giai đoạn 2018-2020 bình quân đạt 25%/năm; Ngân hàng đứng đầu thị trường về số lượng khách hàng sử dụng các kênh ngân hàng điện tử; Tập trung đẩy mạnh các sản phẩm thế mạnh gồm thanh toán, tài trợ thương mại và các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao cả về doanh số và thu phí.

Thực hiện Nghị quyết số 1210/NQ-BIDV ngày 04/07/2017 của Hội đồng quản trị về Định hướng phát triển ngân hàng số.

Phát triển theo định hướng tăng cường nguồn thu dịch vụ, giảm tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng hiện nay đang là xu hướng phát triển chung của các

ngân hàng trên thế giới bởi nguồn thu dịch vụ là nguồn thu ổn định, chắc chắn và an toàn cho các NHTM. Trong đó, cơ cấu nguồn thu dịch vụ của các ngân hàng hiện nay thường đến từ những nguồn truyền thống như phí bảo lãnh, tài trợ thương mại, chuyển tiền, kinh doanh ngoại tệ. Tỷ trọng đóng góp của dịch vụ NHĐT trong tổng nguồn thu dịch vụ hiện nay còn thấp. Trong thời đại phát triển nhanh chóng và bùng nổ của ứng dụng khoa học công nghệ, lĩnh vực ngân hàng số hứa hẹn sẽ có những phát triển vượt bậc. Do đó, để bắt kịp nhu cầu của nền kinh tế, nắm bắt kịp thời xu hướng chung của thế giới, BIDV đã xây dựng lộ trình để phát triển e-banking đến 2025 với tiêu chí “thay đổi để dẫn đầu”, từng giải pháp cụ thể cho mỗi giai đoạn phát triển đã được phê duyệt.

Nhìn lại kết quả đạt được trong hoạt động e-banking của BIDV năm 2017, tổng thu từ dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử chiếm 51% tổng thu dịch vụ ròng từ hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ, trong đó, cấu phần thu từ BSMS, BIDV Online, BIDV Smart Banking, Business Online chiếm tỷ trọng 19% thu nhập ròng dịch vụ hoạt động bán lẻ. Đây cũng là kênh tiết kiệm rất nhiều chi phí cho chi nhánh thể hiện ở các chỉ tiêu sau: Số lượng giao dịch chuyển tiền đi liên ngân hàng, các kênh ngân hàng điện tử chiếm 45%, tương đương với việc xử lý tự động 8,5 triệu giao dịch chuyển tiền đi thay cho kênh quầy. Số lượng giao dịch thanh toán hóa đơn và thanh toán trực tuyến trên kênh ngân hàng điện tử chiếm 69% với hơn 11 triệu giao dịch, giảm tải đáng kể cho kênh quầy. Không chỉ vậy, phát triển e- banking còn giúp khách hàng gia tăng việc kiểm soát rủi ro, có thể chủ động giám sát và quản lý tài khoản, tài sản một cách an toàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Nam Sài Gòn (Trang 81 - 82)