Nguyên nhân xuất phát từ môi trường địa kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh gia lai (Trang 25 - 28)

9. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

1.1.4.1 Nguyên nhân xuất phát từ môi trường địa kinh tế

Mỗi DN luôn hoạt động trong một môi trường vĩ mô và vi mô nhất định. Hoạt động của DN không những phản ánh mà còn chịu tác động đáng kể từ các môi trường này, cụ thể như sau:

Môi trƣờng chính trị: Chính trị là yếu tố đầu tiên mà các nhà đầu dư, các nhà quản trị DN quan tâm để phân tích, dự báo mức độ an toàn trong các hoạt động

tại các quốc gia, các khu vực nơi mà DN đang có mua bán hoặc đầu tư. Môi trường chính trị ổn định hay biến động là những tín hiệu ban đầu để nhận diện cơ hội hay nguy cơ để DN đưa ra những quyết định đầu tư. Môi trường chính trị ổn định sẽ tạo điều cho các DN phát triển, mạnh dạn đầu tư SXKD, mua bán. Ngược lại, một môi trường chính trị bất ổn, bị cấm vận kinh tế, tệ nạn xã hội tràn lan... thì DN luôn phải đặt ra những quyết định đầu tư dè chừng, kìm hãm hoạt động SXKD, từ đó gây ra những rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động của DN và các NH.

Môi trƣờng pháp lý: Môi trường pháp lý đòi hỏi phải đáp ứng kịp thời với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hoạt động NH nói riêng. Môi trường pháp lý phải quy định rõ ràng và đầy đủ trách nhiệm các bên tham gia vào hoạt động tín dụng, trách nhiệm của các tổ chức, bộ phận, cá nhân trong việc cấp tín dụng để hạn chế rủi ro về đạo đức. Môi trường pháp lý cần quy định và kiểm soát chặt chẽ để hạn chế việc DN lợi dụng kẽ hở của pháp luật để trục lợi, lách luật, trốn thuế, lừa đảo, rửa tiền...Khi môi trường pháp lý được đảm bảo sẽ tạo điều kiện cho các thị trường phát triển như: thị trường tài chính, thị trường chứng khoán, thị trường tài chính phái sinh, bảo hiểm, mua bán nợ...điều này sẽ hỗ trợ cho hoạt động NH trong việc hạn chế và kiểm soát rủi ro. Sự thay đổi thể chế, luật pháp…. có thể đe dọa đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào. Ở nước ta hiện nay, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, còn nhiều bất cập làm hạn chế về mọi mặt, gây khó khăn cho các DN trong quá trình hoạt động SXKD, từ đó dẫn đến một số rủi ro.

Môi trƣờng kinh tế: Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế tác động đến khả năng trả nợ của KH gồm: tính chu kỳ của nền kinh tế, các biến số kinh tế vĩ mô như: lãi suất, lạm phát, tỷ giá; các chính sách kinh tế của Chính phủ như tiền lương, đầu tư công, ưu tiên đầu tư, miễn giảm thuế, nhập khẩu, xuất khẩu…. sẽ gián tiếp gây ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của NH bởi các chính sách này tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các KH. Một đất nước mà các chính sách thường xuyên thay đổi, khó dự đoán sẽ ảnh hưởng đến sức mạnh tài chính của người đi vay và thiệt hại hay thành công đối với người cho vay. Khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định, vững mạnh, các chính sách kinh tế của nhà nước thông thoáng… thì sẽ tạo điều kiện cho KH vay kinh doanh có hiệu quả và có lãi, khi đó RRTD thấp; ngược

lại nền kinh tế bị suy thoái, lạm phát sẽ khiến cho KH vay vốn gặp khó khăn, có thể dẫn đến phá sản, không trả được nợ cho NH.

Môi trƣờng văn hóa và xã hội: Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội đặc trưng. Các khía cạnh hình thành môi trường văn hóa và xã hội ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh như: những quan điểm về đạo đức, thẩm mỹ, nghề nghiệp; phong tục, tập quán; trình độ nhận thức, học vấn; dân số; tuổi thọ trung bình, tình trạng sức khỏe, thu nhập trung bình... những yếu tố này phản ánh đặc điểm của người tiêu dùng và quyết định đến đầu ra của DN. Do đó đặc điểm giá trị văn hóa – xã hội của các nhóm KH khác nhau sẽ tác động đến định vị sản phẩm/dịch vụ mà NH cung cấp, qua đó tác động đến sự thành công hay thất bại của KH vay vốn.

Môi trƣờng tự nhiên: Môi trường tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, đất đai, các nguồn tài nguyên khoáng sản trong lòng đất, tài nguyên rừng, sự trong sạch môi trường....Môi trường tự nhiên ảnh hưởng to lớn đến mọi hoạt động của đời sống xã hội, nó còn là yếu tố đầu vào hết sức quan trọng của nhiều ngành nghề như: nông nghiệp, công nghiệp khai khoáng, du lịch, vận tải, trong nhiều trường hợp chính các điều kiện tự nhiên trở thành yếu tố quan trọng để hình thành lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm dịch vụ. Bên cạnh đó, các yếu tố thuộc môi trường tự nhiên như: thiên tai, dịch bệnh…có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Và khi thiên tai xảy ra, đây là nguyên nhân bất khả kháng tác động tới người vay, làm họ mất khả năng thanh toán cho NH. Rủi ro là rất lớn và con người chưa thể kiểm soát được, khả năng không thu hồi nợ được rất cao.

Môi trƣờng quốc tế: Sau khi Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) thì hệ thống NH Việt Nam gặp áp lực rất lớn. Bên cạnh việc phải hoàn thiện hệ thống pháp lý thì việc áp dụng từng bước chuẩn mực quốc tế nói chung và đặc biệt là Hiệp ước Basel cần rất nhiều thời gian, chi phí ….để các NH có khả năng hạn chế RRTD, nâng cao năng lực quản trị điều hành đặc biệt là quản trị rủi ro. Bên cạnh đó xu hướng hội nhập quốc tế còn ảnh hưởng lớn đến các DN, nếu các DN làm ăn kém hiệu quả thì ảnh hưởng đến hoạt động SXKD,

nghiêm trọng hơn là bị phá sản ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của DN. Và RRTD tất yếu sẽ xảy ra trong môi trường kinh doanh khắc nghiệt này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh gia lai (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)