Tình hình tài chính, năng lực quản lý của một số khách hàng còn yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh gia lai (Trang 80 - 81)

c. Vòng quay vốn tín dụng

2.5.2.2 Tình hình tài chính, năng lực quản lý của một số khách hàng còn yếu

(80,85%);….và các nguyên nhân đặc trưng xuất phát từ phía KH tại Agribank Gia Lai mà tác giả đề cập cụ thể như sau:

2.5.2.1 Vẫn còn khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích

Công tác kiểm tra giám sát vốn vay được thực hiện, thường xuyên, tuy nhiên quá trình kiểm tra còn sơ sài, chưa thu thập đầy đủ thông tin, chứng cứ liên quan đến việc sử dụng vốn vay của KH đối chiếu với mục đích vay ghi trên HĐTD. Do vậy nhiều trường hợp cá nhân, DN của Agribank Gia Lai sử dụng vốn vay không đúng mục đích, đầu tư vào những lĩnh vực rủi ro cao, dẫn đến thua lỗ và mất khả năng chi trả mà NH không phát hiện để xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, đa phần KH của Agribank Gia Lai là hộ gia đình, cá nhân nên có trình độ, năng lực quản lý hạn chế nên việc sử dụng vốn vay không đúng như phương án/dự án SXKD theo kế hoạch đề ra; KH sử dụng vốn NH cho những mục đích khác….dẫn đến hiệu quả hoạt động SXKD không cao, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho NH.

2.5.2.2 Tình hình tài chính, năng lực quản lý của một số khách hàng còn yếu kém, thiếu minh bạch kém, thiếu minh bạch

Tình hình tài chính, SXKD của DN để phát sinh nợ xấu còn nhiều khó khăn, chưa có khả năng trả nợ được. Nguyên do hầu hết các DN SXKD đều phải dựa vào vốn vay do vậy khó khăn lớn nhất của DN đang đối mặt là nợ phải trả lớn, trong khi việc thu hồi nợ từ các khoản phải thu gặp những khó khăn nhất định, từ đó dẫn tới đến trì trệ hoạt động SXKD. Bên cạnh đó đa số các DN nhỏ và vừa ở Agribank Gia

Lai có quy mô nhỏ, khả năng quản trị điều hành còn hạn chế, chưa có nhiều kinh nghiệm trên thương trường, năng lực cạnh tranh còn yếu, do vậy dễ bị ảnh hưởng khi gặp biến động bất lợi của nền kinh tế, TSBĐ nợ vay không đủ, hạn chế trong việc đưa ra những dự án, phương án kinh doanh có tính khả thi cao, BCTC hầu như không được kiểm toán, độ tin cậy trong số liệu báo cáo tài chính chưa cao và thiếu minh bạch…Đây là những lý do gây trở ngại cho việc tiếp cận vốn từ NH. Đối với các hộ nông dân ở những huyện có diện tích trồng cà phê (Đăk Đoa, Iagrai …), hồ tiêu (Chư Sê, Chư Pưh) , mía (An khê) …vào những mùa thu hoạch sản phẩm thì giá cả đầu vụ còn thấp, giảm mạnh nên đa phần người dân chờ giá lên để bán nên ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của hộ sản xuất. Ngoài ra, đa số KH tại Agribank Gia Lai là hộ nông dân nên trình độ còn hạn chế nên những hiểu biết về luật pháp, các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong quá trình giải ngân, năng lực tiếp thu và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất khá yếu do vậy người dân đa phần vẫn sản xuất theo lối truyền thống nên giá cả các sản phẩm nông sản bấp bênh do chất lượng thấp…Tất cả những khó khăn trên của KH ảnh hưởng việc hoàn trả nợ gốc và lãi vay; ảnh hưởng đến tiến độ thu hồi nợ của NH bao gồm: nợ đến hạn, nợ quá hạn và nợ xấu tại các chi nhánh trực thuộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh gia lai (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)