Các mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh gia lai (Trang 34)

9. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

1.2.2.2 Các mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng

- Mô hình điểm số Z: do E.I.Alman hình thành để cho điểm tín dụng đối với các công ty sản xuất của Mỹ và cũng là mô hình phân tích rủi ro của KH để ra quyết định tại các TCTD. Đại lượng Z là thước đo tổng hợp để phân loại RRTD đối với người vay và phụ thuộc vào: (i) trị số của các chỉ số tài chính của người vay (Xj),

(ii) tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ. Mô hình như sau:

Z= 1,2 X1 + 1,4 X2 + 3,3 X3 +0,6 X4 + 1,0 X5

Trong đó:

X1 = tỷ số “vốn lưu động ròng/tổng tài sản” X2 = tỷ số “lợi nhuận giữ lại/tổng tài sản”

X3 = tỷ số “lợi nhuận trước thuế và tiền lãi/tổng tài sản” X4 = tỷ số “thị giá cổ phiếu/giá trị ghi sổ của nợ dài hạn” X5 = tỷ số “doanh thu/tổng tài sản”

Nếu Z <1,8 : KH có khả năng xảy ra rủi ro cao. Nếu 1,8 < Z < 3 : Không xác định được.

Nếu Z > 3 : KH không có khả năng vỡ nợ.

Ưu điểm: kỹ thuật đo lường RRTD tương đối đơn giản.

Nhược điểm:

+ Mô hình này chỉ cho phép phân biệt KH thành 3 nhóm là “vỡ nợ”, “không xác định” và “không vỡ nợ”. Trong thực tế, vỡ nợ được phân thành nhiều loại, từ không trả hay chậm trễ trong việc trả lãi tiền vay, đến việc không hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay. Điều này hàm ý, cần có một mô hình cho điểm chính xác hơn, toàn diện hơn theo nhiều thang điểm để phân loại KH thành nhiều nhóm tương ứng với các mức độ vỡ nợ khác nhau.

+ Không có lý do rõ ràng để giải thích sự bất biến về tầm quan trọng của các biến số theo thời gian, dù là trong ngắn hạn. Tương tự như vậy, các biến (Xj) cũng không phải là bất biến, đặc biệt là khi điều kiện thị trường và kinh doanh thường xuyên thay đổi. Ngoài ra, mô hình cũng giả thiết rằng các biến số Xj là hoàn toàn độc lập không phụ thuộc lẫn nhau.

+ Đã không tính tới một số nhân tố quan trọng nhưng khó lượng hóa, nhưng lại ảnh hưởng đến mức độ RRTD của KH như: danh tiếng của KH, yếu tố mối quan hệ truyền thống giữa NH và KH hay yếu tố vĩ mô như chu kỳ kinh tế, chu kỳ kinh doanh…Ngoài ra, mô hình thường không sử dụng các thông tin đại chúng có sẵn, như giá cả thị trường của các tài sản tài chính.

- Mô hình tính điểm tín dụng

Các NH Việt Nam sử dụng mô hình này là công cụ quan trọng để tăng cường tính khách quan, nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động tín dụng. Mô hình tính điểm tín dụng là một phương pháp lượng hóa mức độ RRTD của KH trong các giao dịch tín dụng từ tín dụng tiêu dùng đến tín dụng tín dụng cho sản xuất kinh doanh, KH cá nhân cũng như KH DN, những nhân tố mấu chốt để nhận dạng khả năng vỡ nợ của KH sẽ được tập hợp lại, cho điểm từng nhân tố và cộng gộp thành một điểm số duy nhất phản ánh về KH vay vốn. Các chỉ tiêu và thang điểm được áp dụng khác nhau đối với các loại KH khác nhau.

Sau khi chấm điểm, NH xếp các KH cá nhân thành 10 loại có mức rủi ro từ thấp đến cao với các ký hiệu từ A+ đến D. (Cụ thể được thể hiện trong Phụ lục 1.2)

Đối với mỗi DN, chỉ tiêu tài chính gồm 4 chỉ tiêu: thanh khoản, hoạt động, cân nợ và thu nhập. Chỉ tiêu phi tài chính gồm 5 chỉ tiêu: dòng tiền, quản lý, uy tín giao dịch, yếu tố bên ngoài và yếu tố khác. Kết quả xếp loại KH DN được phân thành các loại: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, C, D (Phụ lục 1.3).

Kết quả xếp hạng tín dụng được sử dụng cho các mục đích: Xác định giới hạn tín dụng; quyết định tín dụng gồm các nội dung: từ chối hay đồng ý, thời hạn và mức lãi suất cho vay và xác định yêu cầu về TSBĐ; đánh giá hiện trạng KH trong quá trình theo dõi vốn vay; quản lý danh mục tín dụng và trích lập dự phòng rủi ro.

+ Ưu điểm mô hình:

• Đội ngũ chuyên gia tại NH có nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn trong việc vận hàng.

• Kỹ thuật phân tích dựa trên công nghệ giản đơn; hệ thống lưu trữ thông tin có sẵn và khá ổn định, kết quả xếp hạng phụ thuộc chủ yếu vào sự phán đoán và khẩu vị rủi ro của các chuyên gia, không sử dụng đến các mô hình toán học phức tạp.

• Có thể áp dụng cho các mô hình cho các khoản vay riêng lẻ, có tính đặc thù bởi yếu tố vùng miền, phong tục, tập quán.

+ Nhược điểm mô hình:

• Phụ thuộc vào độ chính xác của nguồn thông tin thu thập, khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích, đánh giá của các chuyên gia. Các chỉ tiêu phi tài chính chủ yếu dựa vào đánh giá chủ quan của các chuyên gia phân tích.

• Không cho phép phân tích ảnh hưởng của từng nhân tố đến thứ hạng của KH là như thế nào. Vì vậy việc tư vấn cho KH nhằm cải thiện thứ hạng tín dụng sẽ thiếu trọng tâm, không cụ thể được.

• Không tự điều chỉnh một cách nhanh chóng để thích ứng với những thay đổi trong nền kinh tế và những thay đổi trong cuộc sống gia đình của người vay.

- Mô hình đo lƣờng RRTD theo khung giá trị Var (Theo Basel II)

Phương pháp ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ IRB (Internal Ratings Based) để đánh giá RRTD.

+ Đánh giá rủi ro của KH vay: xếp loại tín dụng đối với KH.

+ Tính toán tổn thất tín dụng: Theo Basel II, tổng thất tín dụng của một nhóm danh mục tín dụng có thể phân chia 2 loại là: Khoản tổn thất tín dụng dự kiến (EL) và khoản tổn thất tín dụng không dự tính được (UL).

Một là, Tổn thất tín dụng dự kiến được tính theo công thức sau: EL=EAD*PD*LGD

Trong đó:

- EL (Expected Loss) : Tổn thất tín dụng dự kiến là mức tổn thất trung bình có thể tính được từ các số liệu thống kê trong quá khứ, đây là mức tổn thất NH kỳ vọng sẽ xảy ra trong một khoản thời gian.

- EAD (Exposure At Default) : Tổng dư nợ tín dụng của KH tại thời điểm xảy ra vỡ nợ.

- PD (Probabiliti of Default) : Xác suất (%) không trả được nợ của các KH được xếp trong cùng một hạng tín dụng, trong một khoản thời gian nhất định (thường là 1 năm). PD được xác định trên cơ sở hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của mỗi NH.

- LGD (Loss Give at Default) : Tỷ lệ không thu hồi được nợ. Có 3 phương pháp đo lường LGD: phương pháp dựa vào chi phí xử lý, phương pháp dựa vào giá trị thị trường, phương pháp dựa vào giá trị thị trường ngầm.

Ưu điểm:

• Phương pháp này giúp cho các NH tự bảo vệ mình trước nguy cơ vỡ nợ hay giảm giá trị KH bằng cách lượng hóa rủi ro, trên cơ sở đó tiến hành trích lập dự phòng rủi ro.

• Mặc dù tổn thất tín dụng thay đổi theo thời gian và theo các điều kiện kinh tế, tuy nhiên, mức tổn thất tín dụng trung bình trong dài hạn có thể đo lường được.

• EL có thể sử dụng để đo lường cho từng khoản tín dụng riêng lẻ hay cho toàn bộ danh mục tín dụng. Tuy nhiên, nó được dùng chủ yếu cho từng khoản tín dụng riêng lẻ và được thể hiện dưới dạng một giá trị tuyệt đối hay tỷ lệ % của giá trị khoản tín dụng.

Nhược điểm:

• Đối với cùng một KH nhưng tổn thất trong dự tính đối với các khoản tín dụng khác nhau có thể là khác nhau. Điều này là vì các đại lượng EAD và LGD có thể khác nhau.

• Theo Basel II, việc ước lượng EAD và LGD cần dữ liệu lịch sử ít nhất 7 năm (5 năm đối với KH bán lẻ). Điều này dẫn đến những khó khăn lớn trong tính toán, do đó việc xác định các mô hình tính toán EAD và LGD cũng thường được thực hiện bởi các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp.

Hai là, Tổn thất không dự tính được (UL): được hiểu là giá trị của độ lệch chuẩn (σ) so với giá trị trung bình của tổn thất tín dụng dự kiến và được xác định theo công thức sau:

UL = σ (EL) =σ (EAD*PD*LGD), trong đó σ là giá trị độ lệch chuẩn.

Nguồn bù đắp tổn thất tín dụng không dự tính được là nguồn vốn chủ sở hữu của NH, bởi vậy NH cần nắm giữ đủ vốn để bù đắp cho tổn thất này.

Ngoài những mô hình đo lường tín dụng trên, còn một số mô hình đo lường tín dụng khác mà luận văn chỉ có thể nhắc tới mà không trình bày rõ hơn như mô hình

lượng hóa Var tín dụng để tính toán rủi ro danh mục tín dụng, xây dựng phân phối tổn thất tín dụng, từ đó tính Var tín dụng từ phân phối tổn thất này.

1.2.3 Các chỉ tiêu đo lƣờng, đánh giá rủi ro tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại

1.2.3.1 Nhóm chỉ tiêu đo lường nợ quá hạn

+ Tỷ lệ NQH: NQH là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn.

Tỷ lệ NQH = ư á

ư ×100%

NQH (bao gồm nợ nhóm 2, 3, 4, 5) cho biết, cứ 100 đồng dư nợ hiện hành có bao nhiêu đồng đã quá hạn, đây là chỉ tiêu cơ bản cho biết chất lượng hoạt động tín dụng. Tỷ lệ NQH cao chứng tỏ chất lượng tín dụng thấp; ngược lại, tỷ lệ NQH thấp chứng tỏ chất lượng tín dụng cao. Nợ quá hạn phản ánh chính xác mức độ RRTD của NH.

+ Tỷ lệ nợ xấu: Danh mục cho vay của NHTM được phân loại thành 5 nhóm sau: nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn), nhóm 2 (nợ cần chú ý); nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ), nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).

Nợ xấu (Non – Performance Loan – NPL) là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 (Tại Việt Nam, nhóm nợ xấu được thực hiện theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 và Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014).

Tỷ lệ nợ xấu = ợ ấ

ổ ư ợ

Nợ xấu phản ánh khả năng khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của NH lúc này không còn ở mức độ rủi ro thông thường nữa mà là nguy cơ mất vốn. Hiện nay, Chính phủ, NHNN Việt Nam đã và đang thực hiện Đề án Tái cấu trúc NH để đưa nợ xấu của hệ thống NH dưới 3% theo đúng thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

1.2.3.2 Nhóm chỉ tiêu đo lường rủi ro mất vốn

+ Tỷ lệ nợ nhóm 5 trên tổng dƣ nợ

Tỷ lệ nợ nhóm 5 = ợ ó

ổ ư ợ × 100%

Tỷ lệ này càng tăng thì NH càng phải đối mặt với tình trạng tăng chi phí, giảm lợi nhuận, suy giảm năng lực tài chính, thậm chí là nguy cơ phá sản nếu như NH

không còn khả năng bù đắp những khoản nợ này. Đây là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh tình trạng RRTD của NHTM.

+ Tỷ lệ xóa nợ ròng

Tỷ lệ xóa nợ ròng = á ả ợđãđượ ồ

ổ ư ợ ×100%

B là dư nợ được bù đắp bằng quỹ dự phòng xử lý rủi ro.

Nợ xóa (hay còn gọi là nợ đã xử lý rủi ro, nợ xử lý ngoại bảng…) là khoản nợ được xếp vào nợ xấu trong một thời gian theo quy định và KH không còn khả năng chi trả nên NH phải xóa nợ bằng cách sử dụng nguồn dự phòng rủi ro đã trích để thực hiện xóa nợ. Những khoản nợ này sau khi xóa sẽ được hạch toán ngoại bảng, khi có điều kiện sẽ thu nợ.

1.2.3.3 Nhóm chỉ tiêu đo lường khả năng bù đắp rủi ro

+ Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD = í ậ ổ ư ợ ×100% + Tỷ lệ số dƣ quỹ dự phòng XLRR cụ thể Tỷ lệ dự phòng XLRR cụ thể = ự ò ụ ể ổ ư ợ ×100% Trích lập dự phòng RRTD là biện pháp NH sử dụng để ghi nhận tổn thất các khoản vay đã cấp cho KH. Chỉ số này càng cao cho thấy chất lượng tín dụng của NH đang có dấu hiệu xấu đi và khả năng thu hồi nợ thấp. Có hai loại dự phòng là dự phòng rủi ro chung và dự phòng cụ thể. Dự phòng chung được trích lập cho tất cả các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 và bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ. Dự phòng cụ thể được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ, tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với 5 nhóm nợ lần lượt là 0%, 5%, 20%, 50%, 100%.

+ Khả năng bù đắp RRTD

Khả năng bù đắp RRTD = ự ò đượ í ậ

ợ ấ ×100%

Chỉ số này phản ánh khả năng bù đắp RRTD của NH, chỉ số này càng cao thể hiện khả năng chịu đựng của NH khi có nguy cơ RRTD của các khoản dư nợ tín dụng xấu xảy ra.

1.2.3.4 Nhóm chỉ tiêu khác

+ Hiệu suất sử dụng vốn

Hiệu suất sử dụng vốn = ổ ư ợ

ổ ố độ ×100%

Chỉ tiêu này phản ánh tương quan giữa nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay trực tiếp KH. Nếu NHTM chủ động được nguồn vốn huy động để cân đối nhu cầu cho vay lúc đó hệ số xấp xỉ 100%.Tuy nhiên trong thực tế không phải lúc nào và ở đâu NH cũng cân đối được.

+ Hệ số thu nợ

Hệ số thu nợ ố ×100%

Chỉ tiêu này thể hiện khả năng thu hồi nợ của NH trong việc cho vay. Hệ số càng cao thì công tác thu nợ đang tốt, RRTD thấp và ngược lại.

+ Vòng quay vốn tín dụng

Vòng quay vốn tín dụng = ố ợ

ư ợ ×100%

Chỉ tiêu này dùng để đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của NH, nó cho thấy thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Nếu chỉ tiêu này càng lớn, chứng tỏ nguồn vốn của NH đã luân chuyển nhanh, tham gia tốt vào nhiều hoạt động SXKD.

1.3 CÁC CHÍNH SÁCH, CÔNG CỤ/BIỆN PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

1.3.1 Xác định mục tiêu và thiết lập chính sách tín dụng

Mục tiêu của quản lý RRTD là giảm thiểu RRTD, cụ thể là giảm tỷ lệ NQH đến mức thấp nhất có thể được. Tất cả các NHTM đều theo dõi sát sao và thường xuyên báo cáo với HĐQT về chỉ tiêu này. Để đạt được mục tiêu quản lý RRTD đề ra, các NH cần thiết lập cho mình CSTD phù hợp.

Chính sách được hiểu là hệ thống các văn bản mang tính pháp quy của NH, nó chỉ ra cách thức để NH với các nguồn lực hiện tại, đạt tới mục tiêu đã hoạch định trong một khoảng thời gian xác định. Các chính sách của NH thường rất đa dạng, bao trùm mọi lĩnh vực hoạt động của NH. Trong hoạt động tín dụng, CSTD không

chỉ là “người dẫn đường” với các nội dung mang tính hướng dẫn thực hiện hoạt động tín dụng, mà còn là cơ sở để cấp quản trị kiểm tra, điều chỉnh, từ đó giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng. Một chính sách tín dụng của NHTM luôn hướng tới các mục tiêu lợi nhuận, an toàn và lành mạnh ở góc độ từng giao dịch cũng như tổng thể danh mục tín dụng. Các nội dung cơ bản của CSTD là : quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng; lĩnh vực cấp tín dụng; các loại hình tín dụng; các quy định đảm bảo an toàn trong quá trình cấp tín dụng (giới hạn cấp tín dụng; các quy định về quy trình cấp tín dụng, quy trình xử lý nợ có vấn đề trong nội bộ NH; các quy định về hình thức/ biện pháp bảo đảm tín dụng) ; giá cả tín dụng; chính sách KH. CSTD nói chung có hai trạng thái hay hai kiểu chính sách: mở rộng và thắt chặt và được thực hiện thông qua các công cụ như: lãi suất, tỷ lệ tham gia vốn của NH và tiêu chuẩn xét duyệt cấp tín dụng.

CSTD phù hợp là chính sách linh hoạt chuyển đổi qua lại giữa hai trạng thái mở rộng và thắt chặt, tùy theo tình hình nền kinh tế cũng như tình hình quản lý tín dụng của NH. Mặt khác, CSTD của NH cần gắn bó chặt chẽ với chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là gắn với chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam và các chỉ tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh gia lai (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)