Đối với bản thân ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh gia lai (Trang 30 - 31)

9. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

1.1.5.1 Đối với bản thân ngân hàng thương mại

Lợi nhuận NH giảm sút : khi gặp RRTD thì thu nhập của NH bị giảm sút ngay, một phần vì không thu được lãi hoặc nợ gốc như cam kết, trong khi vẫn phải trả lãi cho nguồn huy động, một phần do các chi phí quản lý, giám sát, trích lập dự

phòng rủi ro, thu nợ…. phát sinh. Mặt khác nếu các khoản nợ khó thu hoặc không thu được thì việc xử lý TSBĐ luôn gặp khó khăn về pháp lý và định giá nên trường hợp NH có thể thu hồi được nợ khi phát mại tài sản là rất khó khăn. Chi phí gia tăng do phần lớn là phải trích lập dự phòng RRTD, làm cho kết quả kinh doanh giảm sút. Nếu rủi ro xảy ra ở mức độ nhỏ thì NH có thể bù đắp bằng khoản dự phòng rủi ro (ghi vào chi phí) và bằng vốn tự có; nếu rủi ro xảy ra ở quy mô lớn và kéo dài, NH có thể rơi vào trạng thái mất khả năng thanh toán và phá sản.

Làm giảm khả năng thanh toán của NH: Khi gặp RRTD, NH không thu được khoản tiền gốc và tiền lãi tín dụng, nhưng vẫn phải trả gốc và lãi cho các khoản vốn huy động đến hạn, điều này làm cho NH rơi vào tình trạng mất cân đối thu chi và rủi ro thanh khoản. Khi đó NH sẽ phải đi vay trên thị trường liên NH với lãi suất cao, bởi huy động từ tiền gởi dân cư thường mất rất nhiều thời gian.

Làm giảm uy tín NH và dễ gây nguy cơ dẫn đến NH phá sản: Tỷ lệ NQH trên tổng dư nợ cao cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá không tốt về tình hình hoạt động của NH, điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý đối tác của NH, dẫn đến việc huy động vốn trở nên khó khăn hơn và gặp nhiều trở ngại trong việc cạnh tranh với các NH khác. Một khi NH mất khả năng thanh toán, phải đi vay từ nhiều nguồn khác nhau, uy tín của NH trên thị trường tài chính sẽ bị giảm đi nghiêm trọng. Nếu tình trạng mất khả năng thanh toán kéo dài với việc hàng loạt người gởi tiền rút tiền, NH sẽ buộc phải đóng cửa và tuyên bố phá sản.

Những hậu quả nặng nề có thể gây ra bởi RRTD buộc các NH phải luôn quan tâm đến việc phòng ngừa và hạn chế RRTD, trong đó nhấn mạnh đến các khâu như thiết lập chính sách và quy trình tín dụng, mô hình tổ chức quản lý tín dụng và quy trình quản trị RRTD.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh gia lai (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)