c. Vòng quay vốn tín dụng
2.5.3.1 Công tác hỗ trợ, tư vấn sản phẩm tín dụng chưa phù hợp với từng
hàng vay vốn
Việc tư vấn sản phẩm tín dụng đôi khi chưa phù hợp với từng KH vay vốn, công tác chăm sóc và tìm kiếm KH còn hạn chế do hiện nay cạnh tranh trên địa bàn ngày càng cao. CSTD (quy trình tín dụng, các gói sản phẩm, lãi suất, phí linh động…) chưa linh động dành cho KH truyền thống và KH tiềm năng. Ví dụ như CSTD đối với Chương trình tái canh cây cà phê khi thực hiện còn nhiều vướng mắc nên khi triển khai thực hiện hiệu quả chưa cao (vướng mắc số lần giải ngân, dư nợ tối đa cho KH là 150 triệu đồng còn thấp chưa đáp ứng nhu cầu người dân, lãi suất vay, thời hạn vay, KH thuộc đối tượng của gói sản phẩm ưu đãi tín dụng theo chương trình của Chính phủ mà thế chấp TSBĐ cho NH khác thì không thể vay vốn Agribank Gia Lai.…). Đây là ví dụ minh chứng hạn chế của Agribank Gia Lai hiện nay là công tác triển khai các chương trình, CSTD đến từng chi nhánh trực thuộc, từng nhân viên NH chưa hiệu quả; công tác marketing về sản phẩm tín dụng của chi nhánh đến người dân chưa hiệu quả để cung cấp những thông tin cần thiết và kịp thời nhằm hỗ trợ KH nắm bắt những điều kiện cơ bản để tiếp cận vốn vay.
Ngoài ra, dư nợ hiện nay của Agribank Gia Lai đối với KH DN có xu hướng giảm, KH chủ yếu của Agribank là DN nhỏ và vừa chiếm đa số do vậy để tăng số lượng KH và dư nợ để phân tán rủi ro thì Agribank nên đưa ra những sản phẩm phù hợp hơn để các DN trên địa bàn có cơ hội tiếp cận vốn để mở rộng hoạt động SXKD. Bên cạnh đó, dư nợ tín dụng còn phụ thuộc nhiều vào TSBĐ, tuy nhiên lại
chưa có quy định cụ thể về định kỳ kiểm tra, đánh giá lại TSBĐ dẫn đến khi KH không có khả năng trả nợ thì NH chưa xử lý được tài sản để thu hồi nợ.