c. Vòng quay vốn tín dụng
2.5.1.1 Môi trường kinh tế văn hóa xã hội
Nền kinh tế tỉnh Gia Lai trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, các chính sách của tỉnh đã phát huy hiệu quả; cơ cấu kinh tế chuyển dịch phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh cụ thể năm 2013 ngành Nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 40,24% giảm xuống 40,04% năm 2015; ngành Công nghiệp và xây dựng năm 2013 chiếm 32,04% giảm xuống 26,77% năm 2015; ngành Thương mại và
dịch vụ tăng từ 27,72% lên 33,19% năm 2015; GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 39,1 triệu đồng; tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2013 – 2015 đạt 7,05% (tỉnh đã tính theo phương pháp mới do Tổng cục thống kê công bố, GRDP: giá so sánh năm 2010); kết cấu hạ tầng phát triển mạnh đặc biệt là đã nâng cấp, xây dựng và đưa vào hoạt động Cảng hàng không từ 3C lên 4C nên tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và giao thương giữa các tỉnh thành trong cả nước; thu hút và kêu gọi đầu tư những dự án tại tỉnh; chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Gia Lai năm 2015 là 56,58 điểm xếp hạng 47/63 tỉnh thành trong cả nước, ở khu vực Tây Nguyên thì Gia Lai đứng thứ 3 sau Lâm Đồng và Đăk Lăk….
Tuy nhiên, trong thời gian qua nền kinh tế của tỉnh còn gặp nhiều bất lợi tác động đến hoạt động tín dụng của Agribank Gia Lai như sau: ảnh hưởng của nền kinh tế khó khăn, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trên thị trường giảm sút, chi phí nguyên liệu đầu vào tăng nhanh, nhiều DN lỗ, ngừng hoạt động, một số DN giải thể, phá sản; công tác cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh (chỉ số PCI), cải thiện môi trường đầu tư chưa tạo điều kiện thuận lợi cho các DN hoạt động do vậy cá nhân, DN tốn nhiều chi phí và thời gian để giải quyết hồ sơ.
Công tác quy hoạch vùng kinh tế, vùng chuyên canh và định hướng phát triển cây công nghiệp, ngành nghề mang tính chiến lược của các sở, ngành và địa phương trong tỉnh còn hạn chế nên người dân phát triển tự phát, thiếu thông tin; việc triển khai bảo hiểm nông nghiệp chưa được triển khai rộng rãi để hỗ trợ cho KH và tạo sự yên tâm cho Agribank Gia Lai yên tâm đầu tư vốn vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; việc triển khai mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị trong các khâu của quá trình sản xuất – thu mua – chế biến – tiêu thụ các mặt hàng nông sản xuất khẩu trên địa bàn Gia Lai còn ít, chưa đảm bảo đầu ra sản phẩm cho người dân cả về số lượng và chất lượng, do vậy người dân vẫn còn chịu chi phối của thương lái cũng như những đại lý vật tư nông nghiệp…Tất cả các yếu tố trên ảnh hưởng rất lớn nguồn thu nhập của người dân, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ khi vay NH.
Hệ thống giao thông trên địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa chưa phát triển nên việc đi lại, vận chuyển, giao thương trong địa bàn và các vùng kinh tế lân cận
của người dân còn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động SXKD, đây là một trong những vấn đề đang được các cấp, chính quyền địa phương hết sức quan tâm.
Sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt các NH trên địa bàn ngày càng trở nên gay gắt nên tác động đến tăng trưởng tín dụng, mở rộng KH của chi nhánh cũng gặp khó khăn. Bên cạnh đó các thị trường như: thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, bảo hiểm, công cụ phái sinh… trong thời gian qua phát triển chậm nên ít danh mục đầu tư để KH có thể chọn lựa để tạo nên nguồn thu nhập và hoạt động NH cũng không thuận lợi trong việc hạn chế RRTD từ việc khai thác những lợi thế từ các thị trường trên.
Dân số trung bình năm 2014 của tỉnh là 1.377,8 nghìn người, mật độ dân số 89 người/km2, có 38 dân tộc cùng sinh sống trong đó dân tộc kinh chiếm trên 50% còn lại là dân tộc thiểu số như Jrai, Bana, các dân tộc di cư từ miền núi phía Bắc như Thái, Tày, Nùng, Dao… Mật độ dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các thành phố, thị xã và các trục đường giao thông còn các vùng sâu, vùng xa dân cư thưa thớt, mật độ thấp; trình độ dân trí ở những vùng sâu, vùng xa còn thấp; cuối năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh là 11,67% trong đó là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ trọng cao; chất lượng lao động được chú trọng nhưng vẫn còn thấp; khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn ngày càng cao…..Tất cả những yếu tố trên tác động rất lớn đến việc tư vấn, định vị sản phẩm dịch vụ NH đến người dân sao cho phù hợp đặc điểm của từng huyện. Đặc biệt là vùng sâu, vùng xa người dân chưa biết cách để tìm hiểu, thu thập thông tin do trình độ hiểu biết có hạn về các gói sản phẩm tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của mình; ý thức trả nợ của người dân chưa cao nên hoạt động tín dụng của NH gặp nhiều khó khăn trong việc giải ngân, sử dụng vốn vay đúng mục đích, thời gian trả nợ gốc và lãi….. Agribank Gia Lai có chi nhánh trực thuộc trên địa bàn các huyện nên điều này thuận lợi mở rộng KH nhưng kèm theo đó là việc kiểm soát KH và món vay phải chặt chẽ để hạn chế RRTD.
Tình hình an ninh, chính trị trong 3 năm qua trên địa bàn tỉnh ổn định, trật tự an toàn xã hội đảm bảo. Tuy nhiên trong giai đoạn 2013 – 2015 tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, gây mất ổn định;
tệ nạn xã hội đã xảy ra nhiều vụ có tính chất, hậu quả nghiêm trọng (đặc biệt là tình hình trộm cắp vào những mùa thu hoạch nông sản của người dân) nên cũng ảnh hưởng phần nào đến đầu tư sản xuất, tiêu dùng của người dân tại những vùng an ninh kém ổn định và cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Agribank Gia Lai trên những địa bàn đó.