Những mặt tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh gia lai (Trang 72 - 74)

c. Vòng quay vốn tín dụng

2.4.2 Những mặt tồn tại

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện quản lý RRTD tại Agribank Gia Lai còn tồn tại những hạn chế sau:

Thứ nhất, môi trường cạnh tranh giữa các NH trên địa bàn ngày càng cao

- Cạnh tranh giữa các NH trên địa bàn Gia Lai ngày càng nhiều, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho KH có thể giao dịch bất kỳ NH nào mà mình cảm thấy thuận lợi, song điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của NH, trong đó là hoạt động mở rộng tín dụng và giữ chân KH. Theo kết quả khảo sát tại Phụ lục 2.16, các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của Agribank Việt Nam rõ ràng (tỷ lệ là 70,21%). Tuy nhiên các thủ tục, quy trình tín dụng hiện nay khá phức tạp (tỷ lệ ý kiến là 61,7%). Điều này ảnh hưởng đến việc thu hút KH tại chi nhánh trong thời gian qua vì một số NHTM trên địa bàn có thủ tục, quy trình tín dụng đơn giản hơn.

- Tỷ lệ nợ xấu tai Agribank Gia Lai giai đoạn 2013-2015 tuy thấp nhưng so với các NHTM lớn trên địa bàn cũng cao hơn, cụ thể như : NHTMCP Công thương (0,06%, 0%, 0,19%); NHTMCP Đầu tư (0,62%, 0,48%, 0,44%); NH TMCP Nam Gia Lai (0,61%, 1,13%, 0,78%); NHTMCP Ngoại thương (0,85%, 0,54%, 0,61%).

Thứ hai, trong công tác điều hành hoạt động tín dụng còn hạn chế và tiềm ẩn RRTD cao

- Công tác điều hành vẫn còn có độ trễ nhất định, một số chương trình công tác đã đề ra chậm được thực hiện. Tính năng động sáng tạo ở các chi nhánh trực thuộc chưa có những đổi mới, cần thiết và đáng kể.

- Do kết quả chấm điểm và xếp hạng tín dụng KH đôi khi chưa kịp thời để phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra.

- Cơ chế tín dụng, quy trình nghiệp vụ còn nhiều vướng mắc, chậm được giải quyết (theo ý kiến khảo sát tại Phụ lục 2.16, liên quan đến các vướng mắc như: TSBĐ là 46,81%, KH am hiểu về thông tin sản phẩm tín dụng là 21,28%, Phương án/dự án SXKD là 36,17%) ; tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động tín dụng vẫn chưa được đẩy lùi, nợ xấu có nguy cơ tiếp tục gia tăng. Các chi nhánh địa bàn các huyện còn yếu một số khâu như: chấp hành quy chế và quy trình nghiệp vụ, chất lượng thẩm định, kiểm tra thực tế, quản lý nợ vay, còn để sai sót nghiệp vụ xảy ra và ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của đơn vị.

- Tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận CBVC chưa tốt dẫn đến kết quả kinh doanh không đồng đều.

- Tình hình dư nợ khi triển khai cho vay theo mô hình chuỗi liên kết, cho vay nhà ở xã hội...còn hạn chế; chương trình cho vay tái canh cây cà phê ở khu vực Tây Nguyên theo chỉ đạo của Chính phủ còn gặp nhiều vướng mắc chưa thực hiện được nhiều cho KH trên địa bàn Gia Lai (dư nợ năm 2015 là 14.744 triệu đồng cho 1 KH là Công ty Cà phê Iasao I huyện Iagrai và 2 hộ sản xuất trên địa bàn Tp Pleiku với tổng diện tích tái canh là 213 ha).

- Công tác kiểm tra, kiểm soát chung, kiểm tra chuyên đề chưa được quan tâm đúng mức, chất lượng chưa cao và thiếu kiên quyết trong xử lý sai phạm, dẫn đến còn những sai phạm chỉ được phát hiện qua thanh tra, kiểm toán.

- Tình hình khởi kiện và xử lý tại tòa án, thi hành án còn chậm, tài sản đã cưỡng chế, kê biên, phát mãi qua trung tâm bán đấu giá nhiều lần nhưng không thành.

- Một số món nợ xấu tăng do áp dụng phân loại nợ theo kết quả của CIC khiến chi nhánh khó khăn trong việc hạn chế RRTD.

- Tình hình cho vay DN trên địa bàn trong những năm qua có xu hướng giảm về số lượng KH và dư nợ.

- Nguồn thu nhập chính của Agribank Gia Lai vẫn là nguồn thu từ hoạt động tín dụng trong khi nền kinh tế còn đang gặp nhiều khó khăn nên sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro do hoạt động tín dụng gây nên, do vậy để đảm bảo hoạt động kinh doanh bền vững thì chi nhánh cần chú trọng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng để đa dạng nguồn thu nhập.

Thứ ba, công tác phục vụ và chăm sóc KH chưa thực sự hiệu quả

- Về tác phong giao dịch, ứng xử với KH tuy đã được quan tâm chỉ đạo, học tập về cẩm nang văn hóa Agribank nhưng mức độ chuyển biến còn chậm. Bên cạnh đó, chi nhánh chú trọng chưa nhiều đến công tác quảng bá thương hiệu, dịch vụ, sản phẩm của mình đến KH; cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc chưa đáp ứng hết nhu cầu cần thiết cho các chi nhánh trực thuộc trên những địa bàn huyện vùng sâu, vùng xa nơi mà KH thiếu thông tin nên hạn chế các dịch vụ cung ứng cho KH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh gia lai (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)