Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng nội bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh gia lai (Trang 63 - 66)

c. Vòng quay vốn tín dụng

2.3.3 Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng nội bộ

Agribank Việt Nam đã thực hiện thí điểm chấm điểm và xếp hạng KH từ năm 2007. Tuy nhiên, đến năm 2012 hệ thống này đã được tích hợp vào hệ thống phần mềm IPCAS (hệ thống thanh toán nội bộ và kế toán KH của Agribank). Theo Quyết định số 1197/QĐ-NHNo-XLRR ngày 18/10/2011 của Agribank về Ban hành hướng dẫn sử dụng, vận hành chấm điểm xếp hạng KH trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Agribank. Hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ được xây

dựng để áp dụng cho các đối tượng sau: DN, cá nhân, hộ nông dân, hộ kinh doanh và các định chế tài chính. Đây là công cụ hỗ trợ cho chi nhánh trong việc quyết định cấp tín dụng, thực hiện chính sách KH, quản lý RRTD, phân loại nợ và trích lập dự phòng RRTD trong hệ thống Agribank vì thông tin KH được cập nhật thường xuyên, chính xác và kịp thời. Hiện nay có 2 nhóm KH để chấm điểm tín dụng: nhóm KH DN; nhóm KH cá nhân (bao gồm cá nhân, hộ kinh doanh, hộ nông dân). (Phụ lục 2.11 Sơ đồ tổng thể quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng KH trong hệ thống Agribank)

Công cụ chấm điểm tín dụng là : Phiếu thu thập thông tin KH để chấm điểm tín dụng áp dụng đối với mỗi KH (Phụ lục 2.12 và 2.13) dựa trên các tiêu chuẩn định tính như: năng lực và kinh nghiệm của KH, quan hệ giữa KH với NH, vị trí trên thị trường, tình hình chấp hành các quy định pháp luật hiện hành, khả năng trả nợ KH, tài sản bảo đảm, triển vọng ngành, mức độ bảo hiểm tài sản...; Bảng các chỉ số tài chính đối với KH DN bao gồm các chỉ số tài chính căn bản như: chỉ tiêu thanh khoản; chỉ tiêu hoạt động; chỉ tiêu cân nợ; chỉ tiêu thu nhập. Có 10 hạng xếp hạng KH có mức độ rủi ro từ thấp đến cao: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D. CBTD trực tiếp chấm điểm tín dụng và xếp hạng KH vào hệ thống IPCAS; trưởng phó phòng tín dụng có nhiệm vụ kiểm soát, phê duyệt việc chấm điểm này của CBTD. (Phụ lục 2.14 Đánh giá xếp hạng KH trong hệ thống Agribank).

Agribank Gia Lai thực hiện chấm điểm và xếp hạng KH DN định kỳ hàng quý, đối với KH cá nhân, hộ kinh doanh, hộ nông dân chấm điểm lần đầu và chỉ chấm lại khi có biến động thông tin KH để từ đó có thể điều chỉnh kịp thời thứ hạng của KH. Ngoài ra, Agribank Gia Lai thu thập thông tin dư nợ, xếp hạng KH DN có quan hệ với các TCTD trên địa bàn từ NHNN chi nhánh tỉnh Gia Lai đánh giá hàng năm (thông thường là tháng 8 hàng năm, NHNN chi nhánh tỉnh đánh giá xếp loại KH là DN của 31/12 năm trước); tình hình nợ quá hạn, nợ xấu của các TCTD trên CIC ….nên chi nhánh cũng có thêm nguồn thông tin để quyết định cấp tín dụng cho KH. Bên cạnh đó, Trụ sở Agribank đã thực hiện chỉ đạo, nhắc nhở, hướng dẫn cán bộ chi nhánh, cập nhật dữ liệu của Agribank Gia Lai về thông tin KH, HĐTD KH

đặc biệt là thông tin về dư nợ tín dụng, các thông tin khác… để tạo kho dữ liệu chuẩn tạo điều kiện thuận lợi cho việc phục vụ quá trình xét duyệt tín dụng.

2.3.4 Bảo đảm tín dụng

Trong giai đoạn 2013-2015, Agribank Gia Lai đã tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về giao dịch đảm bảo cấp tín dụng trong hệ thống Agribank như: Quyết định 1300/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 03/12/2007 và 35/QĐ-HĐTV-HSX ngày 15/01/2014 nhằm đảm bảo an toàn vốn trong toàn hệ thống và các văn bản bổ sung nhằm đảm bảo an toàn vốn trong toàn hệ thống. Các giao dịch đảm bảo chủ yếu gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, ký quỹ, bảo lãnh, tín chấp.

Quy định mức cấp tín dụng tối đa đối với từng loại TSBĐ: đối với tài sản cầm cố, thế chấp tối đa bằng 75% giá trị TSBĐ; đối với TSBĐ là Giấy tờ có giá, số dư tiền gửi: Đối với Giấy tờ có giá do Agribank phát hành; tiền ký quỹ, số dư tiền gửi tại Agribank bằng VND mức cấp tín dụng không vượt quá số tiền gốc (mệnh giá) cộng + với số tiền lãi còn được hưởng – số tiền lãi và phí phải trả phát sinh trong thời hạn cấp tín dụng; đối với trái phiếu Chính phủ, Giấy tờ có giá do TCTD khác phát hành (trừ cổ phiếu và trái phiếu chuyển đổi); số tiền ký quỹ, số dư gửi tại TCTD khác bằng ngoại tệ thì mức cấp tín dụng không vượt quá 80% số tiền gốc (mệnh giá) + với số tiền lãi còn được hưởng – số tiền lãi và phí phải trả phát sinh trong thời hạn cấp tín dụng. Mức cấp tín dụng tối đa 50% giá trị TSBĐ đối với chứng khoán đã được niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán.

Riêng đối với việc cấp tín dụng ngắn hạn không có bảo đảm bằng tài sản yêu cầu: không có nợ xấu tại Agribank và các TCTD khác trong 02 năm gần nhất đến thời điểm cấp tín dụng, được xếp hạng từ A trở lên (nếu KH DN phải có BCTC năm trước liền kề được kiểm toán); được cấp tối đa 50% tổng dư nợ vay ngắn hạn đối với KH không có nợ xấu tại Agribank và các TCTD khác và được xếp hạng từ BBB trở lên; KH vay tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 và khoản 2 Điều 9 Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về CSTD phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; KH vay tiêu dùng có nguồn trả nợ ổn định, trả bằng tiền lương hàng tháng, được cấp tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản với mức dư nợ tối đa bằng 36 tháng tiền lương của KH.

Việc định giá TSBĐ như đất ở được thực hiện theo giá thị trường, còn đất nông nghiệp chi nhánh dựa trên khung giá do Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai quy định hàng năm vì thế giá trị định giá thấp hơn nhiều so với giá thị trường nên cũng ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng đối với KH. Bên cạnh đó, Agribank Việt Nam chưa đưa ra hướng dẫn các căn cứ để xác định giá thị trường, do đó giá thị trường chủ yếu dựa vào đánh giá chủ quan của CBTD. Đối với những trường hợp TSBĐ do thế chấp của bên thứ 3, CBTD của chi nhánh cũng kiểm tra, theo dõi năng lực tài chính, năng lực pháp luật dân sự và hành vi dân sự của bên bảo lãnh để nhằm hạn chế rủi ro phát sinh và những vấn đề khác có liên quan khi KH gặp sự cố không trả được nợ. Đối với những trường hợp TSBĐ là bất động sản, máy móc thiết bị…thì CBTD chi nhánh cũng thường xuyên kiểm tra TSBĐ tại hiện trường để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh như: mất mát, hư hỏng, giảm giá trị….. Việc mua bảo hiểm tài sản đã được thực hiện nhưng vẫn còn chưa được quan tâm đúng mức. KH chỉ mua bảo hiểm tài sản đối với những trường hợp bắt buộc phải mua theo quy định của pháp luật, còn những trường hợp ngoài quy định thì KH ngại mua bảo hiểm do tâm lý chủ quan, sợ tốn kém chi phí… Agribank Việt Nam đã ban hành Quyết định số 3894/NHNo-TDHo về Hướng dẫn về xử lý TSBĐ để thực hiện thanh lý TSBĐ. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh gia lai (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)