Đối với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh gia lai (Trang 105)

c. Vòng quay vốn tín dụng

3.4.2 Đối với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

- Nghiên cứu, xây dựng mô hình quản lý RRTD phù hợp với quy định quốc tế, tách bạch trách nhiệm và chức năng của các phòng ban trong quy trình tín dụng như: bộ phận thẩm định, phê duyệt tín dụng, quản lý tín dụng, quản lý RRTD nhằm đảm bảo sự độc lập, đảm bảo tính khách quan, nâng cao chất lượng công việc, phát hiện kịp thời những dấu hiệu gây ra RRTD.

- Cần xây dựng đo lường RRTD theo Basel II theo phương pháp thống kê để tính toán các chỉ số PD, LGD, EL để xác định, đo lường tổn thất dự kiến (EL) và tổn thất ngoài dự kiến (UL) để làm cơ sở xác định lãi suất cho vay phù hợp, chính xác. Do vậy, trong thời gian tới Agribank cần thực hiện tốt công tác xây dựng cơ sở dữ liệu tốt và hệ thống công nghệ thông tin hiện đại để hỗ trợ cho công tác này hiệu quả.

- Agribank nên nghiên cứu, xây dựng và áp dụng các mô hình kinh tế lượng mới để xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng (mô hình logit; mô hình mạng nơ ron nhân tạo) để nâng cao phân loại các khoản nợ xấu chính xác, phân tích khách quan về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vỡ nợ của KH nhằm nâng cao hiệu quả trong việc thu thập thông tin và quản lý RRTD.

- Trang bị những phần mềm hiện đại phục vụ công tác QTRR, việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại là một yếu tố then chốt bên cạnh các vấn đề về cơ cấu tổ chức, nhân sự, mô hình quản trị rủi ro…Đối với các NHTM lớn trên thế giới như HSBC, Korea Development Bank cho thấy hệ thống QTRR hiện đại trên cơ sở ứng dụng phần mềm công nghệ thông tin là một trong những cơ sở để trở thành những NH hàng đầu thế giới.

- Agribank Việt Nam cần chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cập nhật thông tin, dự báo về xu hướng phát triển, cảnh báo các rủi ro về ngành nghề, cây trồng để giúp cho việc đưa ra những CSTD phục vụ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn hiệu quả.

3.4.3 Đối với chính quyền địa phƣơng

- Đề nghị UBND tỉnh Gia Lai tạo điều kiện cho Agribank Gia Lai tiếp cận huy động các nguồn vốn của địa phương như: nguồn vốn các Dự án, ngân sách chưa sử dụng,…để có thêm nguồn vốn để đầu tư cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

- Đề nghị UNBD tỉnh chỉ đạo các ngành và địa phương nâng cao công tác quy hoạch vùng kinh tế, vùng chuyên canh và định hướng phát triển cây con, ngành nghề mang tính chiến lược dài hạn để giúp các hộ sản xuất giảm thiểu rủi ro do phát triển tự phát và thiếu thông tin; khuyến khích nông dân tham gia mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị trong các khâu của quá trình sản xuất – thu mua – chế biến – tiêu thụ sản phẩm với DN, hợp tác xã và mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đầu tư ngành công nghiệp chế biến nông sản tại chỗ phát huy thế mạnh về nguồn sản lượng lớn tại địa phương để tránh tình trạng người dân bán nông sản thô mà giá trị kinh tế không cao.

- UBND tỉnh Gia Lai tiếp tục chỉ đạo Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp các sở, ban ngành sớm cập nhật, ban hành tài liệu hỗ trợ pháp lý cho DN, hộ sản xuất….để nắm bắt những quy định của pháp luật giúp nâng cao kiến thức và áp dụng theo pháp luật quy định.

- Đề nghị UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với ngành NH tỉnh triển khai đồng bộ, có hiệu quả Thông tư liên tịch 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN hướng dẫn một số vấn đề về xử lý TSBĐ có hiệu lực ngày 22/7/2014 nhằm tạo điều kiện xử lý TSBĐ tiền vay được thông thoáng, hiệu quả hơn.

- Đề nghị Chủ tịch UBND huyện (thị xã, thành phố) chỉ đạo UBND các xã (thị trấn) tăng cường trách nhiệm trong việc xác nhận đất chưa được cấp quyền sử dụng đất và không có tranh chấp; theo dõi và quản lý chặt chẽ để bảo đảm chỉ xác nhận cho hộ gia đình, cá nhân không có bảo đảm bằng tài sản tại 1 TCTD khi sử dụng loại giấy tờ này đồng thời phối hợp, thông báo kịp thời cho Agribank đóng chân tại địa bàn biết khi hộ gia đình được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chính thức để có biện pháp quản lý thống nhất, tránh cho vay trùng lắp giữa các NH.

- Đề nghị Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên môi trường chỉ đạo các đơn vị trực thuộc không thu lệ phí chứng thực hợp đồng thế chấp tài sản và lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm theo Quy định tại Điểm 4 Điều 9 tại Nghị định 55 của Chính phủ.

- Để Agribank Gia Lai mạnh dạn cấp tín dụng cho kinh tế trang trại theo Nghị đinh 55, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố thực hiện cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại theo Thông tư số 27/2011/BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Đề nghị UBND tỉnh chỉnh sửa và nâng khung giá đất trên địa bàn tỉnh Gia Lai để theo kịp giá trị thị trường nhằm giúp cho Agribank Gia Lai nói riêng và các TCTD trên địa bàn nói chung được định giá gần với giá trị thị trường để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho NH mở rộng tín dụng và người dân được vay vốn nhiều hơn.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trong Chương 3, tác giả đã trình bày kế hoạch phát triển KT-XH tỉnh Gia Lai; mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu của ngành NH tỉnh Gia Lai; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ tại Agribank Gia Lai giai đoạn 5 năm 2016-2020. Với thực trạng tín dụng, RRTD, nguyên nhân gây ra RRTD tại Agribank Gia Lai trong thời gian qua mà tác giả đã trình bày chương 2, từ đó đề ra những giải pháp hạn chế RRTD tại Agribank Gia Lai trong thời gian tới để góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, nâng cao năng lực cạnh tranh so với các NHTM trên địa bàn Gia Lai. Ngoài ra, tác giả còn có những đề xuất, kiến nghị đối với NHNN Việt Nam; đối với Agribank Việt Nam; đối với chính quyền địa phương. Từ đó nâng cao khung pháp lý, đưa hoạt động NH phát triển bền vững góp phần vào sự phát triển KT-XH địa phương theo những định hướng đã đề ra.

KẾT LUẬN

Hệ thống NH Việt Nam nói chung và Agribank nói riêng đang trong quá trình hoàn thiện để phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và quan trọng hơn là để nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm thiểu rủi ro. Tại Agribank những gần đây nợ xấu tuy đã giảm mạnh nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, đó là điều không tránh khỏi bởi xuất phát từ bản chất của hoạt động tín dụng là sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh này có liên quan đến tất cả các cá nhân và tổ chức kinh tế - chính trị - xã hội nên việc kiểm soát hiệu quả RRTD nhằm đảm bảo không gây tác động xấu đến môi trường KT – XH, là nhiệm vụ cấp thiết, hàng đầu của Ban Giám đốc Agribank Gia Lai. Và trong thời gian qua, mặc dù trên địa bàn còn nhiều khó khăn nhưng Ban Giám đốc Agribank Gia Lai đã luôn đề ra những chính sách phù hợp từng thời kỳ cụ thể nên đã đạt được những kết quả tốt.

Thực hiện mục tiêu, nội dung và phạm vi nghiên cứu, đề tài đã hoàn thành những nội dung chính sau:

- Tập hợp những lý luận cơ bản về RRTD tại các NHTM hiện nay, Luận văn trình bày rõ những khái niệm, đặc điểm, phân loại, các dấu hiệu nhận diện, nguyên nhân, thiệt hại của RRTD; những mô hình đo lường rủi ro tín dụng; các chỉ tiêu đo lường, đánh giá RRTD; các chính sách, công cụ/biện pháp nhằm hạn chế RRTD.

- Khảo sát, phân tích, đánh giá tổng quan hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng trong giai đoạn 2013-2015 như sau: kết quả hoạt động kinh doanh, thực trạng hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng, các nguyên nhân rủi ro tín dụng, các công cụ/biện pháp đã và đang áp dụng tại Agribank chi nhánh tỉnh Gia Lai.

- Tác giả đã đề ra những giải pháp, đề xuất, kiến nghị sát với thực tiễn và có tính khả thi xuất phát từ thực trạng hoạt động tín dụng tại Agribank Gia Lai nhằm phòng ngừa và hạn chế RRTD tại Agribank chi nhánh tỉnh Gia Lai để nâng cao chất lượng tín dụng và mang lại nguồn thu nhập vững chắc cho chi nhánh trong thời gian tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS Bùi Diệu Anh (2012), Quản trị danh mục cho vay tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng Tp Hồ Chí Minh.

2. TS Bùi Diệu Anh (chủ biên); TS Lê Thị Hiệp Thương; ThS Võ Thị Thanh Nga; ThS Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, (2013), Hoạt động kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Phương Đông.

3. Khúc Quang Huy (2008), Basel II Sự thống nhất quốc tế về đo lường và các tiêu chuẩn vốn, cấu trúc khung sửa đổi phiên bản toàn diện năm 2006, Nhà xuất bản văn hóa thông tin.

4. PGS. TS Phan Thị Thu Hà (2009), Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Giao thông vận tải.

5. PGS. TS Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê.

6. GS. TS Nguyễn Văn Tiến (2015), Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê.

7. GS. TS Nguyễn Văn Tiến, PGS. TS Nguyễn Kim Anh, TS. Nguyễn Đức Hưởng (2015), Tiền tệ - Ngân hàng và Thị trường tài chính, Nhà xuất bản Lao động.

8. Võ Thị Tuyết Nương (2015), Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Tây Ninh, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng Tp Hồ Chí Minh.

9. Nguyễn Kế Hiền (2011), Rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Gia Lai, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng Tp Hồ Chí Minh.

10. Phạm Hồng Sơn (2015), Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay tại Ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.

11. Đào Thị Thanh Thủy (2013), Hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Công Thương Bắc Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.

12. Peter S.Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính.

13. NHNN Việt Nam (2010), Luật NHNN Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16/6/2010, Hà Nội.

14. NHNN Việt Nam (2010), Luật các TCTD số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010, Hà Nội.

15. NHNN Việt Nam (2005), Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, ngày 22/4/2005 ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD, Hà Nội.

16. NHNN Việt Nam (2013), Thông tư 19/2013/TT-NHNN ngày 06/9/2013 về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng, Hà Nội.

17. NHNN Việt Nam (2014), Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 về sửa đổi, bổ sung Thông tư 02/2013/TT-NHNN về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Hà Nội.

18. Văn bản, quyết định nội bộ Agribank Việt Nam, Agribank Gia Lai hướng dẫn liên quan đến hoạt động tín dụng trong giai đoạn 2013 – 2015.

19. Tạp chí của ngành ngân hàng được xuất bản qua các năm 2014, 2015, 2016.

20. Báo cáo thường niên và báo cáo của NHNN chi nhánh tỉnh Gia Lai giai đoạn 2013 – 2015.

22. UBND tỉnh Gia Lai (2015), Công văn số 175/BC-UBND ngày 23/11/2015 của UBND tỉnh Gia Lai về báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ giao đoạn 2011- 2015 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng 5 năm giai đoạn 2016 – 2020 của tỉnh Gia Lai.

PHỤ LỤC

1.1 CÁC BIỂU HIỆN TRỰC QUAN TÍN DỤNG CÓ VẤN ĐỀ Các biểu hiện của tín dụng

có vấn đề

Các biểu hiện của chính sách tín dụng kém hiệu quả

1. Trả nợ vay không đúng cam kết trong hợp đồng.

1. Sự lựa chọn khách hàng không đúng với cấp độ rủi ro của họ.

2. Thường xuyên xin gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ.

2. Chính sách cho vay phụ thuộc vào những sự kiện có thể xảy ra trong tương lai (ví dụ như hợp nhất).

3. Có hồ sơ đảo nợ (mỗi lần vay mới thì nợ gốc giảm xuống).

3. Cho vay trên cơ sở lời hứa của khách hàng duy trì số dư tiền gửi lớn. 4. Lãi suất tín dụng cao không bình

thường (để bù đắp RRTD).

4. Thiếu kế hoạch rõ ràng để thanh lý từng khoản tín dụng

5. Tài khoản phải thu hay hàng tồn kho tăng không bình thường.

5. Tỷ lệ tín dụng cao cho khách hàng có trụ sở ngoài lãnh địa hoạt động của ngân hàng

6. Tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu tăng (hệ số đòn bẩy tăng).

6. Hồ sơ tín dụng không đầy đủ, thiếu sót và không đồng bộ.

7. Thất lạc hồ sơ (đặc biệt là các BCTC của khách hàng)

7. Tỷ lệ cho vay nội bộ cao (cán bộ công nhân viên, hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc, các cổ đông…) 8. Chất lượng bảo đảm tín dụng thấp 8. Có xu hướng thái quá trong cạnh

tranh (cấp tín dụng xấu để giữ chân khách hàng).

9. Dựa vào đánh giá lại tài sản để tăng vốn chủ sở hữu của khách hàng

9. Cho vay hỗ trợ các mục đích đầu cơ.

10. Thiếu các BCTC, số liệu không trung thực

10. Không nhạy cảm với sự thay đổi các điều kiện môi trường kinh tế. 11. Khách hàng dựa vào nguồn thu

bất thường để trả nợ (ví dụ bán nhà xưởng hay mãy móc thiết bị).

Nguồn: GS. TS Nguyễn Văn Tiến, năm 2015, Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, trang 279

1.2 BẢNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM

Loại Điểm đạt đƣợc Mức độ rủi ro Quyết định tín dụng

A+ >=401 Thấp Cấp tín dụng ở mức tối đa

A 351-400 Thấp Cấp tín dụng ở mức tối đa

A- 301-350 Thấp Cấp tín dụng ở mức tối đa

B+ 251-300 Thấp Cấp tín dụng với hạn mức tùy

thuộc vào bảo đảm tiền vay

B 201-250 Trung bình Có thể cấp tín dụng với việc xem

xét hiệu quả phương án vay và bảo đảm tiền vay

B- 151-200 Trung bình Không khuyến khích mở rộng tín

dụng mà tập trung thu nợ

C+ 101-150 Trung bình Từ chối cấp tín dụng

C 51-100 Cao Từ chối cấp tín dụng

C- 0-50 Cao Từ chối cấp tín dụng

D <0 Cao Từ chối cấp tín dụng

Nguồn: GS. TS Nguyễn Văn Tiến, năm 2015, Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê.

1.3 BẢNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP

Điểm Hạng Nhóm nợ

Đánh giá xếp hạng doanh nghiệp

93-100 AAA Nhóm 1

Hạng tối ưu: tiềm lực mạnh, năng lực quản trị tốt, hoạt động hiệu quả, triển vọng phát triển, thiện chí tốt. Rủi ro thấp nhất. Ưu tiên đáp ứng tối đa nhu cầu tín dụng với mức ưu đãi về lãi suất, có thể áp dụng cho vay không có tài sản đảm bảo. Tăng cường mối quan hệ với khách hàng.

85-92 AA Nhóm

1

Hạng ưu: Hoạt động hiệu quả, triển vọng tốt, thiện chí tốt. Rủi ro thấp. Ưu tiên đáp ứng tối đa nhu cầu tín dụng với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh gia lai (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)