Xử lý nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh gia lai (Trang 67)

c. Vòng quay vốn tín dụng

2.3.6 Xử lý nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho KH, những năm qua Agribank Gia Lai đã áp dụng các biện pháp xử lý nợ như: thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ; miễn, giảm lãi cho khách hàng. Agribank Gia Lai thực hiện cơ cấu nợ cho KH qua các năm như sau: năm 2013 dư nợ được cơ cấu là 533.801 triệu đồng (các khoản nợ được giữ nguyên nhóm 1); năm 2014 dư nợ được cơ cấu là 940.326 triệu đồng (các khoản nợ được giữ nguyên nhóm 1 là 831.092 triệu đồng, giữ nguyên nhóm 2 là 99.270 triệu đồng, giữ nguyên nhóm 3 là 8.899 triệu đồng, giữ nguyên nhóm 4 là 1.065 triệu đồng); năm 2015 dư nợ được cơ cấu là 296.638 triệu đồng (các khoản nợ được giữ nguyên nhóm 1 là 296.571 triệu đồng, giữ nguyên nhóm 2 là 67 triệu đồng); phối hợp với khách hàng tự nguyện bán tài sản để thu hồi nợ, hoặc khởi kiện, bán nợ.... Giải pháp cuối cùng mới là sử dụng nguồn dự phòng đã trích lập để xử lý rủi ro khi các khoản nợ không thể thu hồi được mặc dù đã áp dụng tất cả các biện pháp có thể. Trong giai đoạn 2013-2015, Agribank Gia Lai thực hiện việc phân loại nợ trích lập dự phòng rủi ro, sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro theo Quyết định số 469/QĐ- HĐTV-XLRR ngày 30/3/2012 áp dụng cho năm 2013; Quyết định số 450/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/5/2014. Agribank Gia Lai luôn quan tâm sát sao đến việc kiểm soát nợ xấu do vậy tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh qua các năm đều ở mức thấp, trong tầm kiểm soát của chi nhánh. Agribank Gia Lai thực hiện báo cáo theo công văn số 3399/HĐTV-BCĐ ngày 11/9/2015 về việc thực hiện giải pháp kiểm soát phát sinh nợ xấu theo định kỳ ngày 01, 10, 20 hàng tháng và dựa trên cơ sở đó kiểm soát và theo dõi sát sao theo chỉ đạo của Tổng Giám đốc Agribank Việt Nam, có các biện pháp xử lý nợ đối với từng nhóm nợ phát sinh của Hộ gia đình và cá nhân có mức dư nợ từ 100 triệu đồng trở lên, DN

có mức dư nợ trên 500 triệu đồng trở lên. Từng cán bộ quản lý KH phải lập báo cáo phân tích đánh giá hoạt động từng KH, khả năng thu hồi nợ trong thời gian tới.

Việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý RRTD được Agribank thực hiện nghiêm túc theo quy định của hệ thống Agribank (Phụ lục 2.15 Trích lập dự phòng và xử lý RRTD). Trong năm 2015, chi nhánh đã thực hiện bán nợ cho VAMC, các khoản nợ xấu khó có khả năng thu hồi được thì NH thực hiện bán nợ cho Công ty VAMC để tiết kiệm được thời gian và chi phí xử lý RRTD tuy nhiên các khoản nợ xấu khi bán cho VAMC phải đáp ứng được một số điều kiện theo quy định mới bán được. Tổng số nợ xấu được bán năm 2015 là 15,57 tỷ đồng cho 11 KH, trong đó gồm: 5 DN số tiền 9,4 tỷ đồng, 6 hộ sản xuất số tiền 6,2 tỷ đồng. Tính đến hết 31/12/2015 chi nhánh đã thu nợ 1 hộ với số tiền 1,3 tỷ đồng, và dư nợ trái phiếu VAMC là 14,27 tỷ đồng (10 KH).

Bên cạnh đó còn có những khoản nợ đã xử lý rủi ro nhưng chưa thu được từ các năm trước (Phụ lục 2.16 Nợ đã xử lý rủi ro nhưng chưa thu hồi được), cụ thể: năm 2013 là 170 tỷ đồng, 2014 là 188 tỷ đồng, 2015 là 201 tỷ đồng. Hàng năm, Agribank Việt Nam đều giao kế hoạch để thu hồi những khoản nợ trên và chi nhánh luôn hoàn thành kế hoạch giao, việc thu hồi những khoản nợ này là nhiệm vụ vô cùng khó khăn mà chi nhánh phải thực hiện trong thời gian tới.

2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH GIA LAI

2.4.1 Những kết quả đạt đƣợc

Trong giai đoạn 2013-2015, tình hình KT-XH trên địa bàn Gia Lai còn nhiều khó khăn đã ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động NH, nhưng với sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp; sự nổ lực phấn đấu cao của tập thể Ban lãnh đạo và CBVC Agribank Gia Lai đã đạt được những kết quả tích cực, khả quan và khá toàn diện, luôn hoàn thành tốt kế hoạch được giao. Trong công tác quản lý hoạt động tín dụng chi nhánh đạt được những kết quả sau:

Thứ nhất, thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước, của NHNN Việt Nam, của Agribank và đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp từng thời kỳ

Agribank Gia Lai thực hiện nghiêm túc về trần lãi suất cho vay các đối tượng ưu tiên và các quy chế nghiệp vụ của ngành, của Agribank. Trong công tác điều hành đã chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai sớm ngày từ đầu năm, luôn bám sát chỉ tiêu kế hoạch của Agribank và kế hoạch phát triển KT-XH ở địa phương, tình hình diễn biến thị trường để phân tích, đánh giá và có giải pháp phù hợp, kịp thời. Đã có những cải tiến, đổi mới trong kinh doanh như: đổi mới khoán huy động vốn theo hướng tăng mức khoán và thực hiện chi lương kinh doanh V2 gắn với kết quả thực hiện khoán; đổi mới khen thưởng các phong trào thi đua hàng năm theo hướng khuyến khích tăng trưởng các đơn vị có đóng góp đáng kể vào kết quả chung của toàn chi nhánh; khuyến khích tăng thu dịch vụ bằng cách cộng vào quỹ thu nhập khoán tài chính cho các đơn vị có doanh thu phí dịch vụ bình quân 2 tháng cuối năm vượt bình quân 10 tháng đầu năm (cộng 100% phần vượt, đồng thời thưởng Giám đốc, Trưởng phòng Kế toán - ngân quỹ chi nhánh mỗi người 5% tính trên số vượt này); Agribank Gia Lai làm thêm sáng thứ 7 hàng tuần để tăng cường phục vụ KH trên địa bàn. Việc kiểm tra, giám sát giải ngân KH theo Thông tư 09/2012/TT-NHNN ngày 10/4/2012 quy định việc giải ngân quy định không dùng tiền mặt được thực hiện nghiêm túc.

Thứ hai, hoạt động kinh doanh trong thời gian qua đạt được những kết quả tốt

Dư nợ tín dụng tăng trưởng tốt qua các năm góp phần đưa vốn phục vụ hoạt động SXKD, tiêu dùng… để phát triển nền kinh tế địa phương trong đó trọng tâm là phát triển cho vay phục vụ nông nghiệp nông thôn (dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn theo Nghị định 41, 55 qua các năm như sau: năm 2013 là 8.487 tỷ đồng, số KH là 60.524 trong đó có 255 DN; năm 2014 là 9.621 tỷ đồng, số KH là 61.532 trong đó 243 DN; năm 2015 là 10.077 tỷ đồng, số KH là 64.035 trong đó 189 DN), cơ cấu dư nợ tín dụng được bố trí hợp lý, phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, phân tán rủi ro và đúng hướng chỉ đạo của Agribank là ưu tiên cho nông nghiệp nông thôn, tích cực trong phong trào thực hiện chương trình Mục tiêu

Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Nguồn vốn huy động tại chỗ đáp ứng trung bình trong 3 năm qua trên 65% để chi nhánh thực hiện cấp tín dụng. Đã triển khai nhiều chương trình khuyến mãi nhằm tăng vốn huy động hiệu quả.

Thứ ba, công tác quản lý rủi ro luôn được Ban Giám đốc chi nhánh quan tâm, chỉ đạo kịp thời góp phần hạn chế RRTD

- Đối với tỷ lệ nợ xấu: chất lượng tín dụng tiếp tục duy trì ở mức độ an toàn với tỷ lệ nợ xấu qua các năm ≤ 2%, điều này là do chi nhánh đã chú trọng củng cố, nâng cao, chất lượng tín dụng, xử lý nợ và dư nợ chủ yếu là dư nợ hộ sản xuất nên an toàn vốn hơn, các khoản nợ xấu phát sinh của những năm trước đã được xử lý cơ bản.

- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát sử dụng vốn vay đối với KH, kiểm tra, chấn chỉnh hồ sơ vay, bảo đảm tiền vay, bảo lãnh ngân hàng. Thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho KH như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giảm lãi suất cho vay của KH cũ và mới.

- Công tác phân loại nợ, trích lập dự phòng, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và tăng cường thu hồi nợ đã xử lý rủi ro theo đúng tinh thần chỉ đạo của Agribank góp phần đáng kể trong việc giảm thiểu rủi ro nợ xấu cho chi nhánh. Bên cạnh đó, điều hành công tác tài chính gắn với công tác tín dụng trong việc tích cực thu lãi hàng tháng, hạn chế lãi dự thu phát sinh.

- Chỉ đạo các chi nhánh trực thuộc tích cực thu hồi, xử lý nợ xấu. Chi nhánh đã thành lập các tổ xử lý nợ xấu với các chi nhánh trực thuộc có nợ xấu cao, định hướng tăng trưởng tín dụng; giao nhiệm vụ quản lý, giám sát, xử lý nợ đến từng thành viên; rà soát các khoản nợ xấu, lập phương án bán các món nợ xấu đủ điều kiện cho VAMC.

- Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng KH cơ bản đã phản ánh được chất lượng KH.

- Thực hiện công tác giám sát KH tốt trên chương trình IPCAS.

Thứ tư, chú trọng chăm sóc và tìm kiếm khách hàng mới

- Chủ động tìm kiếm KH lớn và mới, dự án khả thi, hiệu quả mở rộng tín dụng nông nghiệp, nông thôn như: tiếp cận các Công ty Cà phê, Cao su để cho vay trồng mới và tái canh cây cà phê, cao su; Công ty Cổ phần điện Gia Lai để cho vay các dự án thủy điện nhỏ... Thực hiện tốt các cơ chế ưu đãi lãi suất để tăng trưởng tín dụng như: ưu đãi giảm lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam, đối với KH vay tiêu dùng, bằng USD đối với KH xuất nhập khẩu, KH DN và cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn theo Nghị định 41, 55 của Chính phủ.

- Đã quan tâm công tác phát triển KH như: xây dựng và triển khai tích cực, có hiệu quả kế hoạch tiếp thị và chăm sóc KH; thực hiện tích cực các cơ chế ưu đãi lãi suất KH tiền vay, khuyến mãi, tặng quà KH tiền gửi; đổi mới tác phong giao dịch, thái độ phục vụ với KH; triển khai bộ phận nhận diện thương hiệu, văn hóa DN Agribank.

- Đã triển khai một số sản phẩm mới, ứng dụng mới hoặc đã được hoàn thiện, cải tiến như: dịch vụ bảo an tín dụng, dịch vụ Mobil banking, ứng dụng về tin nhắn thông báo nhắc nhở nợ vay đến hạn, cài đặt chương trình CMS cho một số KH lớn…

Thứ năm, quản lý và quan tâm CBVC trong chi nhánh

- Công tác nhân sự: Tính đến hết 31/12/2015, tổng số CBVC Agribank Gia Lai là 486 cán bộ, cán bộ nữ là 250 người chiếm 51,4%, cán bộ người dân tộc thiểu số là 16 người chiếm 3,3% tổng số CBVC. Trình độ Thạc sĩ 14 người, cử nhân 418 người, còn lại là trình độ khác. Trong những năm qua chi nhánh đã sắp xếp, chuyển đổi vị trí công tác của CBVC phù hợp với từng công việc, từng bộ phận để nâng cao năng suất lao động. Tạo điều kiện và khuyến khích CBVC tham gia học tập, nâng cao trình độ chuyên môn qua các lớp đào tạo do Agribank tổ chức, các lớp Sau Đại học của các trường Đại học… Chi nhánh đã hoàn thiện quy định về thi đua khen thưởng vào năm 2014 để thực hiện khen thưởng cho CBVC hàng quý, cuối năm để nâng cao những đóng góp tích cực cho NH.

Thứ sáu, chú trọng đến ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ công tác quản lý rủi ro tại chi nhánh

Hiện nay, hệ thống Agribank tuy chưa nằm trong nhóm các NH thực hiện quản trị RRTD theo Basel II nhưng cũng đang trong quá trình ứng dụng QTRR theo hướng hiện đại và hướng đến chuẩn mực quốc tế, cụ thể là việc phân tách các phòng chức năng theo hướng chuyên môn hóa; ứng dụng công nghệ thông tin vào việc hỗ trợ công tác phân loại nợ nhằm đảm bảo phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro chính xác; thu thập và theo dõi thông tin KH thường xuyên nhằm phục vụ cung cấp thông tin, phân tích KH để có những quyết định cấp tín dụng đúng đắn. Từ thực tế những mặt đạt được, chi nhánh đã có sự thay đổi để có thể phát triển hoạt động kinh doanh một cách bền vững, góp phần giảm bớt các tổn thất tiềm ẩn có thể xảy ra cho chi nhánh.

2.4.2 Những mặt tồn tại

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện quản lý RRTD tại Agribank Gia Lai còn tồn tại những hạn chế sau:

Thứ nhất, môi trường cạnh tranh giữa các NH trên địa bàn ngày càng cao

- Cạnh tranh giữa các NH trên địa bàn Gia Lai ngày càng nhiều, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho KH có thể giao dịch bất kỳ NH nào mà mình cảm thấy thuận lợi, song điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của NH, trong đó là hoạt động mở rộng tín dụng và giữ chân KH. Theo kết quả khảo sát tại Phụ lục 2.16, các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của Agribank Việt Nam rõ ràng (tỷ lệ là 70,21%). Tuy nhiên các thủ tục, quy trình tín dụng hiện nay khá phức tạp (tỷ lệ ý kiến là 61,7%). Điều này ảnh hưởng đến việc thu hút KH tại chi nhánh trong thời gian qua vì một số NHTM trên địa bàn có thủ tục, quy trình tín dụng đơn giản hơn.

- Tỷ lệ nợ xấu tai Agribank Gia Lai giai đoạn 2013-2015 tuy thấp nhưng so với các NHTM lớn trên địa bàn cũng cao hơn, cụ thể như : NHTMCP Công thương (0,06%, 0%, 0,19%); NHTMCP Đầu tư (0,62%, 0,48%, 0,44%); NH TMCP Nam Gia Lai (0,61%, 1,13%, 0,78%); NHTMCP Ngoại thương (0,85%, 0,54%, 0,61%).

Thứ hai, trong công tác điều hành hoạt động tín dụng còn hạn chế và tiềm ẩn RRTD cao

- Công tác điều hành vẫn còn có độ trễ nhất định, một số chương trình công tác đã đề ra chậm được thực hiện. Tính năng động sáng tạo ở các chi nhánh trực thuộc chưa có những đổi mới, cần thiết và đáng kể.

- Do kết quả chấm điểm và xếp hạng tín dụng KH đôi khi chưa kịp thời để phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra.

- Cơ chế tín dụng, quy trình nghiệp vụ còn nhiều vướng mắc, chậm được giải quyết (theo ý kiến khảo sát tại Phụ lục 2.16, liên quan đến các vướng mắc như: TSBĐ là 46,81%, KH am hiểu về thông tin sản phẩm tín dụng là 21,28%, Phương án/dự án SXKD là 36,17%) ; tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động tín dụng vẫn chưa được đẩy lùi, nợ xấu có nguy cơ tiếp tục gia tăng. Các chi nhánh địa bàn các huyện còn yếu một số khâu như: chấp hành quy chế và quy trình nghiệp vụ, chất lượng thẩm định, kiểm tra thực tế, quản lý nợ vay, còn để sai sót nghiệp vụ xảy ra và ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của đơn vị.

- Tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận CBVC chưa tốt dẫn đến kết quả kinh doanh không đồng đều.

- Tình hình dư nợ khi triển khai cho vay theo mô hình chuỗi liên kết, cho vay nhà ở xã hội...còn hạn chế; chương trình cho vay tái canh cây cà phê ở khu vực Tây Nguyên theo chỉ đạo của Chính phủ còn gặp nhiều vướng mắc chưa thực hiện được nhiều cho KH trên địa bàn Gia Lai (dư nợ năm 2015 là 14.744 triệu đồng cho 1 KH là Công ty Cà phê Iasao I huyện Iagrai và 2 hộ sản xuất trên địa bàn Tp Pleiku với tổng diện tích tái canh là 213 ha).

- Công tác kiểm tra, kiểm soát chung, kiểm tra chuyên đề chưa được quan tâm đúng mức, chất lượng chưa cao và thiếu kiên quyết trong xử lý sai phạm, dẫn đến còn những sai phạm chỉ được phát hiện qua thanh tra, kiểm toán.

- Tình hình khởi kiện và xử lý tại tòa án, thi hành án còn chậm, tài sản đã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh gia lai (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)