Phân loại nợ và trích lập quỹ dự phòng xử lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh gia lai (Trang 45)

9. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

1.3.6 Phân loại nợ và trích lập quỹ dự phòng xử lý rủi ro tín dụng

Đôi khi TSBĐ nợ vay vẫn chưa thể giúp NH thu hồi được khoản vay. Mặt khác, không phải lúc nào KH cũng đủ TSBĐ trong khi áp lực cạnh tranh đòi hỏi NH đôi khi phải chấp nhận cho vay không có TSBĐ. Do vậy việc đảm bảo khả năng thu hồi nợ của các NH là phải phân loại nợ và trích lập quỹ dự phòng xử lý RRTD. Phân loại nợ là một biện pháp nghiệp vụ nhằm xếp một khoản nợ vào một nhóm nhất định dựa trên việc đánh giá khả năng thu hồi khoản nợ ấy. Các khoản nợ của các TCTD được phân loại thành 5 nhóm với mức độ tăng dần của rủi ro và phải được xếp hạng các khoản nợ phù hợp với tình hình thực tế. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ tương ứng 0%, 5%, 20%, 50%, 100% so với giá trị khoản nợ sau khi trừ đi giá trị khấu trừ của TSBĐ. Bên cạnh đó, các TCTD phải trích lập dự phòng chung bằng 0,75% tổng dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.

Và dễ dàng nhận ra rằng dự phòng RRTD được trích ra theo định kỳ từ thu nhập của NH trước khi nộp thuế để hình thành nên quỹ dự phòng RRTD. Trong trường hợp xảy ra khoản tín dụng không thể thu hồi, NH có thể sử dụng quỹ dự phòng này để bù đắp nhằm khắc phục rủi ro.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chương 1, luận văn tập hợp những lý luận cơ bản về RRTD như khái niệm, đặc điểm, phân loại RRTD; các nguyên nhân gây ra RRTD; thiệt hại của RRTD đối với KH, hoạt động NH, nền kinh tế; các dấu hiệu nhận diện RRTD các mô hình đo lường RRTD; các chỉ tiêu đo lường, đánh giá RRTD; các công cụ/biện pháp nhằm hạn chế RRTD của các NHTM.

Cơ sở lý luận chương 1 là nền tảng để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng; thực trạng RRTD tại Agribank Việt Nam chi nhánh tỉnh Gia Lai; đánh giá những mặt đạt được và hạn chế; tìm ra nguyên nhân đặc thù gây ra RRTD tại Agribank Gia Lai; đồng thời đưa ra một số giải pháp, đề xuất, kiến nghị nhằm hạn chế RRTD trong thời gian tới.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH GIA LAI 2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH GIA LAI

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Chi nhánh được thành lập vào ngày 01/7/1988 với tên gọi: Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp tỉnh Gia Lai –Kon Tum1, mô hình hoạt động được tổ chức theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về tổ chức bộ máy NHNN Việt Nam.

Trải qua quá trình hình thành và phát triển hơn 28 năm qua, cùng với sự chuyển đổi mô hình hoạt động của hệ thống ngân hàng và sự kiện chia tách tỉnh Gia Lai – Kon Tum thành 2 tỉnh Gia Lai và tỉnh Kon Tum vào năm 1991; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Gia Lai được thành lập từ năm 1991 theo Quyết định số 19/NH-QĐ ngày 01/3/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Từ 10/1996- 01/2001, chi nhánh đổi tên: Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Gia Lai trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là TCTD được tổ chức theo mô hình Tổng Công ty Nhà nước và hoạt động theo pháp lệnh NH, hợp tác xã tín dụng cùng với luật các TCTD đã được ban hành.

Từ 01/2011 đến nay: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam- Chi nhánh tỉnh Gia Lai với tên gọi tắt là Agribank Gia Lai. Giai đoạn này Agribank được tổ chức hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, NHNN thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước đối với Agribank. Agribank được tổ chức hoạt động theo luật các TCTD, các quy định của pháp luật có liên quan và điều lệ tổ chức hoạt động của Agribank đã được Thống đốc NHNN phê chuẩn.

Theo đó, Agribank Gia Lai thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ tín dụng, cho vay, bảo lãnh, thanh toán dịch vụ thẻ, dịch vụ chuyển tiền, cho thuê tài chính, tiếp cận vốn tài trợ, vốn ủy thác đầu tư trong và ngoài nước cho phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn, cho vay ngoại tệ, thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối và các dịch vụ khác, là chi nhánh thành viên, hạch toán phụ thuộc, trực thuộc Agribank hoạt động theo ủy quyền của Agribank, có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp và chịu sự ràng buộc về mặt quyền lợi và nghĩa vụ đối với Agribank.

Đến nay, Argribank Gia Lai có 32 địa điển giao dịch bao gồm 1 Hội sở tỉnh; 7 chi nhánh trên địa bàn thành phố Pleiku (Chi nhánh Hoa Lư, Biển Hồ, Trà Bá, Diên Hồng, Hội Thương, Yên Đỗ, Thành phố Pleiku); 16 chi nhánh trực thuộc tại các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai (Thị xã An Khê, Thị xã Ajunpa; huyện Kbang, Đăk Đoa, Chư prông, Iagrai, Krôngpa, Chư Sê, Chư Păh, Đức Cơ, Kon Chro, Mang Yang, Iapa, Đăk Pơ, Phú Thiện, Chư Pưh); 8 Phòng giao dịch (Phòng giao dịch số 1, số 2, Thống Nhất, Ialy, Iasao, Bầu Cạn, Chư Ty, Chư Á). Và tổng số lượng cán bộ của Agribank Gia Lai tính đến 31/12/2015 là 486 cán bộ, trong đó cán bộ nữ là 250 chiếm 51,4% so với tổng số cán bộ, độ tuổi trung bình của CBVC Agriabank Gia Lai là 39 tuổi. Tại Hội sở tỉnh có 8 phòng ban: Phòng KH DN; Phòng KH Hộ sản xuất và cá nhân (2 phòng này được thành lập trên cơ sở tách phòng Tín dụng của Agribank Gia Lai vào ngày 11/11/2015); Phòng Kế toán - Ngân quỹ; Phòng Kế hoạch tổng hợp; phòng Dịch vụ và Marketing; Phòng Hành chính – Nhân sự; Phòng Điện toán; Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Các phòng ban và các chi nhánh trực thuộc Agribank Gia Lai có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, phối hợp với nhau để thực hiện tốt các hoạt động của NH. Trong những năm qua, chi nhánh luôn là đơn vị dẫn đầu trong cả nước xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh với các chỉ tiêu chính yếu đều tăng trưởng khá so với năm trước và hoàn thành tốt kế hoạch kinh doanh được giao. Và năm 2015, Agribank Gia Lai đã được Thống đốc NHNN Việt Nam tặng Cờ thi đua của NHNN : “Đã có thành tích xuất sắc dẫn đầu phong trào thi đua ngành ngân hàng năm 2015” theo Quyết định số 1439/QĐ-NHNN ngày 13/7/2016.

2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh

Trong suốt quá trình hoạt động, Agribank luôn là đơn vị tăng trưởng ổn định và đứng đầu trên địa bàn tỉnh Gia Lai và được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1 Huy động vốn và dƣ nợ tại Agribank Gia Lai

ĐVT: Tỷ đồng

Nguồn: Agribank Gia Lai và NHNN Gia Lai

Về huy động vốn

Qua các Phụ lục 2.1; 2.2 và biểu đồ 2.1 cho thấy: Từ năm 2013-2015, nguồn huy động vốn của Agribank Gia Lai (không bao gồm tiền gửi Kho bạc Nhà nước) có tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng năm 2014 là 20,5%, năm 2015 là 11,1%. Tuy nhiên mức độ tăng trưởng có xu hướng giảm. Điều này là do trong giai đoạn 2013- 2015 mặt bằng lãi suất huy động giảm mạnh nên không còn hấp dẫn KH gửi tiền (lãi suất huy động nội tệ kỳ hạn dưới 6 tháng từ 7% năm 2013 xuống còn 5,5% năm 2015, mở rộng các kỳ hạn không áp dụng trần lãi suất đến 6 tháng trở lên; lãi suất tiền gửi USD đối với tổ chức 0,25%/năm, cá nhân là 1,25%/năm....), sự cạnh tranh gay gắt về lãi suất giữa các NH trên địa bàn Gia Lai, thu nhập giảm giảm sút đáng kể do nền kinh tế khó khăn …là những nguyên nhân dẫn đến nguồn huy động tăng trưởng giảm.

Về dƣ nợ tín dụng

Qua các Phụ lục 2.1; 2.2 và biểu đồ 2.1 cho thấy: Dư nợ tín dụng tại Agribank Gia Lai tăng trưởng cao, tốc độ tăng trưởng năm 2014 là 13%, năm 2015 là 18,2%. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ có xu hướng giảm, từ 1,06% năm 2013 xuống 0,48% năm 2015. Số KH còn dư nợ tại chi nhánh qua các năm đều tăng tuy nhiên số KH

0 5.000 10.000 15.000 2013 2014 2015 5.160 6.218 6.909 8.756 9.891 11.694 Vốn huy động Dư nợ

DN tại chi nhánh qua 3 năm giảm. Có được những kết quả trên, chi nhánh đã thực hiện tốt việc cung ứng vốn kịp thời cho nền kinh tế với việc áp dụng nhiều chương trình tín dụng có mức lãi suất ưu đãi cho KH nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN, hộ sản xuất trong hoạt động SXKD, tiêu dùng…

Về kết quả hoạt động kinh doanh

Qua Phụ lục 2.3, 2.4 cho thấy: Nguồn thu nhập chính của chi nhánh là từ hoạt động tín dụng (chiếm trên 94% trong giai đoạn 2013-2015), mặc dù năm 2014 có giảm 6,6% so với năm 2013 nhưng tốc độ tăng trưởng từ nguồn thu từ hoạt động này năm 2015 tăng lên 13,8%. Tổng chi phí của chi nhánh cũng từ chi phí hoạt động tín dụng (trung bình trên 77% trong 3 năm). So với các NHTM lớn trên địa bàn, Agribank Gia Lai đứng đầu trong các NHTM lớn tại địa bàn tỉnh Gia Lai. Đây là nổ lực rất lớn của tập thể chi nhánh để đạt được những kết quả trên trong điều kiện nền kinh tế khó khăn và cạnh tranh với các NHTM ngày càng khốc liệt.

2.2 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH GIA LAI

Trên địa bàn tỉnh Gia Lai có 20 chi nhánh NH và 06 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, với 111 địa điểm giao dịch (trong đó: Thành phố Pleiku: 52; các huyện, thị xã: 59). Mạng lưới này về cơ bản đã làm tốt công tác huy động và chuyển tải vốn tín dụng đến các đối tượng có nhu cầu vay vốn trên địa bàn, đồng thời đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về thanh toán, các dịch vụ tiện ích NH cho các tổ chức kinh tế và các tầng lớp nhân dân. Và Agribank Gia Lai là một trong những NH đứng đầu trên địa bàn góp phần rất lớn đến sự phát triển KT – XH tại địa phương.

2.2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Gia Lai nông thôn chi nhánh tỉnh Gia Lai

2.2.1.1 Cơ cấu dư nợ tín dụng theo loại hình kinh tế

Gia Lai là một tỉnh có điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nên các loại hình DN phát triển chưa đa dạng. Tính đến 31/12/2015, theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai toàn tỉnh hiện có 3.260 DN đang hoạt động, với tổng vốn đăng ký là 55.550 tỷ đồng và loại hình kinh tế cá thể (cá nhân và hộ gia đình) trên địa bàn vẫn là chủ yếu. Dư nợ toàn địa bàn tỉnh Gia Lai tính đến 31/12/2015 là 56.897 tỷ đồng với số

lượng DN trên địa bàn hiện còn dư nợ của các NHTM là 1.938 DN; Hộ gia đình, cá nhân là 287.959 KH; Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là 7. Cơ cấu dư nợ phân theo loại hình kinh tế của Agribank Gia Lai như sau:

Qua Phụ lục 2.5 và 2.6 có thể thấy rằng: Tỷ trọng dư nợ KH chính của Agribank Gia Lai là Hộ gia đình, cá nhân. Chuyển dịch cơ cấu dư nợ này nhằm phân tán rủi ro và đúng hướng chỉ đạo của Agribank là ưu tiên cho nông nghiệp, nông thôn. Tỷ trọng dư nợ của DNNN có xu hướng giảm dần, nguyên nhân là do số lượng các DNNN ngày càng giảm dần do quá trình sắp xếp, chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần và giảm dần cho vay đối với các DNNN hoạt động kém hiệu quả. Các DNNN lớn đang có dư nợ tại Agribank là: CTCP Đầu tư và phát triển Điện Sê san 3A; Công ty TNHH MTV cấp nước Gia Lai; Công ty cà phê 706... Tỷ trọng cho vay DN ngoài quốc doanh có xu hướng giảm từ 20,8% năm 2013 xuống 15,5% năm 2015. Dư nợ cho vay Tập thể chiếm tỷ trọng không đáng kể, chiếm 0,1% năm 2015, nguyên nhân là do kinh tế tập thể ở Gia Lai còn nhỏ ( 118 Hợp tác xã với tổng vốn điều lệ là 112 tỷ đồng, chủ yếu tập trung là Hợp tác xã nông nghiệp và vận tải), bên cạnh đó hoạt động của Hợp tác xã kém hiệu quả, thiếu TSBĐ nên khó tiếp cận vốn vay của NH.

2.2.1.2 Cơ cấu dư nợ tín dụng theo ngành kinh tế

Qua Phụ lục 2.5 và 2.6 cho thấy: Tình hình cơ cấu dư nợ tín dụng phân theo ngành kinh tế của Agribank cũng góp phần phát triển KT-XH của tỉnh, cụ thể như sau:

- Tỷ trọng dư nợ đối với ngành Nông, lâm nghiệp, thủy sản có xu hướng tăng tương ứng tốc độ tăng trưởng từ 19,3% năm 2014 tăng lên 34,7% năm 2015. Qua đó cho thấy Agribank Gia Lai tập trung vốn đầu phát triển nông nghiệp, nông thôn mà chủ yếu là tập trung phát triển các vùng chuyên canh các cây công nghiệp dài ngày như cà phê, tiêu, cao su, điều....

- Tỷ trọng dư nợ đối với ngành Công nghiệp và xây dựng có xu hướng giảm. Chủ yếu tại Agribank Gia Lai cho vay đầu tư các dự án thủy điện tuy nhiên trong giai đoạn 2013-2015 thì cho vay đối với lĩnh vực thủy điện tăng chậm, còn các dự

án thủy điện lớn đến giai đoạn thu hồi vốn do vậy tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với ngành này có xu hướng giảm.

- Dư nợ đối với ngành Thương mại và dịch vụ năm 2013 là 2.360 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 27% tổng dư nợ thì đến năm 2015 dư nợ là 2.748 tỷ đồng, chiếm 23,5% trong tổng dư nợ. Chủ yếu là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác chiếm tỷ trọng lớn trong ngành thương mại và dịch vụ.

- Tỷ trọng dư nợ đối với lĩnh vực khác có xu hướng tăng, từ 12,5% năm 2013 tăng lên 13,9% năm 2015 trong tổng dư nợ, chủ yếu là cho vay hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình.

2.2.1.3 Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời hạn

Qua Phụ lục 2.5 và 2.6 cho thấy: dư nợ tín dụng ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao và ổn định, tỷ trọng dư nợ tín dụng trung, dài hạn không vượt so với kế hoạch Hội sở giao chỉ tiêu giao cho chi nhánh, năm 2013 là 33,4% (kế hoạch là 37,13%), năm 2014 tăng lên 34,9% (kế hoạch là 35,8%), năm 2015 giảm xuống là 33.6% (kế hoạch 37%). Nguyên nhân là do việc cấp tín dụng trung, hạn tiềm ẩn nhiểu rủi ro hơn ngắn hạn nên NH không thể lường hết được rủi ro có thể xảy ra như: rủi ro lãi suất; rủi ro thiên tai, dịch bệnh; rủi ro thị trường....Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động chủ yếu của Agribank Gia Lai chủ yếu là ngắn hạn để đảm bảo tính thanh khoản nên dư nợ cho vay trung, dài hạn bị hạn chế.

2.2.1.4 Cơ cấu dư nợ tín dụng theo loại tiền

Qua Phụ lục 2.5 và 2.6 cho thấy: Dư nợ tín dụng của Agribank Gia Lai chủ yếu là nội tệ, dư nợ ngoại tệ không đáng kể. Tỷ trọng dư nợ bằng nội tệ của chi nhánh giai đoạn 2013-2015 chiếm trên 99% tổng dư nợ. Về dư nợ bằng ngoại tệ năm 2014 tăng đáng kể với dư nợ 36 tỷ đồng, tuy nhiên năm 2015 giảm xuống còn 5 tỷ đồng. Nguyên nhân là do là đối tượng được vay ngoại tệ không nhiều, gắn liền rủi ro tỷ giá trong những năm qua tỷ giá biến động mạnh nên KH cũng hạn chế vay ngoại tệ.

2.2.1.5 Cơ cấu dư nợ tín dụng theo địa bàn

Qua Phụ lục 2.5 và 2.6 cho thấy: tỷ trọng dư nợ trên địa bàn Thành phố có xu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh gia lai (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)