Kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh gia lai (Trang 49 - 50)

9. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh

Trong suốt quá trình hoạt động, Agribank luôn là đơn vị tăng trưởng ổn định và đứng đầu trên địa bàn tỉnh Gia Lai và được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1 Huy động vốn và dƣ nợ tại Agribank Gia Lai

ĐVT: Tỷ đồng

Nguồn: Agribank Gia Lai và NHNN Gia Lai

Về huy động vốn

Qua các Phụ lục 2.1; 2.2 và biểu đồ 2.1 cho thấy: Từ năm 2013-2015, nguồn huy động vốn của Agribank Gia Lai (không bao gồm tiền gửi Kho bạc Nhà nước) có tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng năm 2014 là 20,5%, năm 2015 là 11,1%. Tuy nhiên mức độ tăng trưởng có xu hướng giảm. Điều này là do trong giai đoạn 2013- 2015 mặt bằng lãi suất huy động giảm mạnh nên không còn hấp dẫn KH gửi tiền (lãi suất huy động nội tệ kỳ hạn dưới 6 tháng từ 7% năm 2013 xuống còn 5,5% năm 2015, mở rộng các kỳ hạn không áp dụng trần lãi suất đến 6 tháng trở lên; lãi suất tiền gửi USD đối với tổ chức 0,25%/năm, cá nhân là 1,25%/năm....), sự cạnh tranh gay gắt về lãi suất giữa các NH trên địa bàn Gia Lai, thu nhập giảm giảm sút đáng kể do nền kinh tế khó khăn …là những nguyên nhân dẫn đến nguồn huy động tăng trưởng giảm.

Về dƣ nợ tín dụng

Qua các Phụ lục 2.1; 2.2 và biểu đồ 2.1 cho thấy: Dư nợ tín dụng tại Agribank Gia Lai tăng trưởng cao, tốc độ tăng trưởng năm 2014 là 13%, năm 2015 là 18,2%. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ có xu hướng giảm, từ 1,06% năm 2013 xuống 0,48% năm 2015. Số KH còn dư nợ tại chi nhánh qua các năm đều tăng tuy nhiên số KH

0 5.000 10.000 15.000 2013 2014 2015 5.160 6.218 6.909 8.756 9.891 11.694 Vốn huy động Dư nợ

DN tại chi nhánh qua 3 năm giảm. Có được những kết quả trên, chi nhánh đã thực hiện tốt việc cung ứng vốn kịp thời cho nền kinh tế với việc áp dụng nhiều chương trình tín dụng có mức lãi suất ưu đãi cho KH nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN, hộ sản xuất trong hoạt động SXKD, tiêu dùng…

Về kết quả hoạt động kinh doanh

Qua Phụ lục 2.3, 2.4 cho thấy: Nguồn thu nhập chính của chi nhánh là từ hoạt động tín dụng (chiếm trên 94% trong giai đoạn 2013-2015), mặc dù năm 2014 có giảm 6,6% so với năm 2013 nhưng tốc độ tăng trưởng từ nguồn thu từ hoạt động này năm 2015 tăng lên 13,8%. Tổng chi phí của chi nhánh cũng từ chi phí hoạt động tín dụng (trung bình trên 77% trong 3 năm). So với các NHTM lớn trên địa bàn, Agribank Gia Lai đứng đầu trong các NHTM lớn tại địa bàn tỉnh Gia Lai. Đây là nổ lực rất lớn của tập thể chi nhánh để đạt được những kết quả trên trong điều kiện nền kinh tế khó khăn và cạnh tranh với các NHTM ngày càng khốc liệt.

2.2 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH GIA LAI

Trên địa bàn tỉnh Gia Lai có 20 chi nhánh NH và 06 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, với 111 địa điểm giao dịch (trong đó: Thành phố Pleiku: 52; các huyện, thị xã: 59). Mạng lưới này về cơ bản đã làm tốt công tác huy động và chuyển tải vốn tín dụng đến các đối tượng có nhu cầu vay vốn trên địa bàn, đồng thời đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về thanh toán, các dịch vụ tiện ích NH cho các tổ chức kinh tế và các tầng lớp nhân dân. Và Agribank Gia Lai là một trong những NH đứng đầu trên địa bàn góp phần rất lớn đến sự phát triển KT – XH tại địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh gia lai (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)