Ma trận có thể định lượn g QSPM

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Môi trường Sonadezi đến năm 2025 luận văn thạc sĩ (Trang 33 - 38)

7. Kết cấu của luận văn

1.5 Các công cụ phân tích năng lực cạnh tranh

1.5.5 Ma trận có thể định lượn g QSPM

Ma trận QSPM là công cụ hữu hiệu cho phép các chuyên gia có thể đánh giá một cách khách quan các chiến lược có thể lựa chọn. Ma trận QSPM địi hỏi sự phán đốn nhạy bén, chính xác bằng trực giác của các chuyên gia.

- Bên trái của ma trận QSPM bao gồm các yếu tố bên trong và bên ngồi (lấy từ kết quả phân tích giai đoạn 1), và hàng trên cùng bao gồm các chiến lược khả thi có khả năng lựa chọn (lấy từ kết quả phân tích giai đoạn 2).

- Cột bên trái của ma trận QSPM gồm những thông tin được lấy trực tiếp từ ma trận EFE và ma trận IFE. Bên cạnh cột các yếu tố thành công chủ yếu là cột phân loại tương ứng của mỗi yếu tố trong ma trận EFE và ma trận IFE.

- Hàng trên cùng của ma trận QSPM bao gồm các chiến lược có khả năng lựa chọn được rút ra từ ma trận SWOT. Tuy nhiên, không phải tất cả các chiến lược kết hợp được trong phân tích SWOT đều được đánh giá trong ma trận QSPM.

Hình 1.2. Mơ hình ma trận QSPM

(Nguồn Fred R.David, 2012)

Các yếu tố bên trong 1 = rất yếu, 2 = yếu, 3 = mạnh, 4 = rất mạnh.

Các yếu tố bên ngoài 1 = phản ứng của doanh nghiệp rất yếu kém; 2 = phản ứng của doanh nghiệp ở mức trung bình; 3 = phản ứng của doanh nghiệp trên mức trung bình; 4 = phản ứng của doanh nghiệp rất tốt.

CÁC YẾU TỐ CHÍNH (yếu tố thành cơng chủ yếu)

Hệ số phân loại CÁC CHIẾN LƯỢC CÓ THỂ LỰA CHỌN Chiến lược 1 Chiến lược 2 Chiến lược 3 Các yếu tố bên trong

Quản trị Marketing

Tài chính/ Kế tốn Sản xuất/ thực hiện Nghiên cứu và phát triển Các hệ thống thông tin

Các yếu tố bên ngồi

Kinh tế

Chính trị/ luật pháp/ chính phủ Xã hội/ văn hóa/ dân số

Kỹ thuật Cạnh tranh

Ma trận QSPM xác định tính hấp dẫn của các chiến lược khác nhau bằng cách tận dụng hay cải thiện các yếu tố chủ yếu của mơi trường bên ngồi và bên trong của doanh nghiệp. Số lượng chiến lược được so sánh trong một ma trận QSPM là khơng hạn chế và có thể sử dụng nhiều ma trận để so sánh nhiều nhóm chiến lược. Nhưng cần lưu ý chỉ có những chiến lược trong cùng một nhóm mới có thể so sánh với nhau trong cùng một ma trận QSPM.

Có 6 bước để xây dựng ma trận QSPM

- Bước 1 Liệt kê các cơ hội/ mối đe dọa lớn bên ngoài và các điểm yếu/ mạnh quan trọng bên trong ở cột bên trái của ma trận QSPM. Các thông tin này nên lấy trực tiếp từ ma trận EFE và IFE. Ma trận QSPM nên bao gồm 10 yếu tố thành cơng quan trọng bên ngồi và 10 yếu tố thành công quan trọng bên trong.

- Bước 2 Phân loại cho mỗi yếu tố thành cơng quan trọng bên ngồi và bên trong.

- Bước 3 Nghiên cứu các ma trận ở giai đoạn 2 (kết hợp và xác định các chiến lược có thể thay thế mà tổ chức nên xem xét để thực hiện. Tập hợp các chiến lược cụ thể thành các nhóm riêng biệt, có thể có nhiều nhóm khác nhau trong một doanh nghiệp.

- Bước 4 Xác định số điểm hấp dẫn (AS – Attractiveness Score , đó là giá trị bằng số biểu thị tính hấp dẫn tương đối của mỗi chiến lược trong nhóm các chiến lược có thể thay thế nào đó.

Số điểm hấp dẫn được xác định bằng cách xem xét mỗi yếu tố thành công quan trọng bên trong và bên ngoài, từng yếu tố một và đặt câu hỏi “yếu tố này ảnh hưởng như thế nào đến sự lựa chọn các chiến lược đã được đánh giá?”. Nếu câu trả lời là “có” thì các chiến lược nên được so sánh có liên quan đến yếu tố quan trọng này. Xét về một yếu tố riêng biệt, số điểm hấp dẫn được phân cho mỗi chiến lược để biểu thị tính hấp dẫn tương đối của mỗi chiến lược so với các chiến lược khác. Số điểm hấp dẫn được phân từ 1 = khơng hấp dẫn, 2 = ít hấp dẫn, 3 = khá hấp dẫn, 4 = rất hấp dẫn.

Nếu câu trả lời cho câu hỏi trên là “không”, nghĩa là yếu tố thành cơng quan trọng này khơng có sự ảnh hưởng đối với sự lựa chọn, thì khơng chấm điểm hấp dẫn cho các nhóm chiến lược này.

- Bước 5 Tính tổng số điểm hấp dẫn (TAS – Total Attractiveness Score). Tổng số điểm hấp dẫn là kết quả của việc nhân số điểm phân loại bước 2) với số điểm hấp dẫn bước 4) trong mỗi hàng, chỉ xét về ảnh hưởng của yếu tố thành cơng quan trọng bên trong và bên ngồi ở cột bên cạnh thì tổng số điểm hấp dẫn biểu thị tính hấp dẫn tương đối của mỗi chiến lược lựa chọn. Tổng số điểm hấp dẫn càng cao thì chiến lược càng hấp dẫn (chỉ xét về yếu tố thành cơng quan trọng ở bên cạnh).

- Bước 6 Tính cộng các số điểm hấp dẫn. Đó là phép cộng của tổng số điểm hấp dẫn trong cột chiến lược của ma trận QSPM.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương I, dựa trên cơ sở nghiên cứu khung lý thuyết về cạnh tranh, đề tài đã đưa ra khái niệm về cạnh tranh nói chung, cạnh tranh trong nền kinh tế, giữa các doanh nghiệp. Cạnh tranh là q trình kinh tế, là vấn đề có tính quy luật, là tất yếu trong nền kinh tế thị trường, trong cạnh tranh, kết quả sẽ dẫn đến mạnh được yếu thua. Tức là sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp chỉ có được đối với các doanh nghiệp có NLCT cao trong nền kinh tế, điều đó xảy ra đối với mọi doanh nghiệp kinh doanh ở bất kỳ lĩnh vực nào.

Nội dung nghiên cứu cũng nhấn mạnh sự quan trọng, mang tính tất yếu của việc nâng cao NLCT. Đây là con đường duy nhất để tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

Chương I cũng tìm hiểu về các yếu tố nội tại bên trong doanh nghiệp, bên ngồi mơi trường kinh tế vĩ mơ, vi mơ có ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp cũng như các tiêu chí đánh giá NLCT. Bên cạnh đó, chương I đưa ra một số cơng cụ phổ biển để đánh giá NLCT của doanh nghiệp. Trong đó ma trận SWOT là cơng cụ phân tích hữu hiệu giúp đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội và giảm thiểu tác động tiêu cực của các thách thức sẽ tiếp tục được sử dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Môi trường Sonadezi ở những chương sau.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG SONADEZI

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Môi trường Sonadezi đến năm 2025 luận văn thạc sĩ (Trang 33 - 38)