7. Kết cấu của luận văn
2.3.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)
Bảng 2.12 Ma trận các yếu tố bên ngoài EFE
(Nguồn Tác giả tổng hợp và phân tích ý kiến chuyên gia)
Nhận xét Với số điểm quan trọng từ các yếu tố bên ngoài là 2,63 (so với mức chuẩn trung là 2,5) cho thấy khả năng phản ứng của Công ty với những yếu tố tác động từ bên ngoài là tương đối tốt.
Qua bảng ma trận ta thấy Công ty đã nắm bắt khá hiệu quả các cơ hội như nền kinh tế tăng trưởng và hội nhập cũng như sự ổn định của tình hình an ninh, chính trị đã tạo nhiều điều kiện cho công ty phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công ty đã tận dụng rất hiệu quả yếu tố vị trí địa lý và dân số do Tỉnh Đồng Nai tập trung nhiều khu dân cư và các khu công nghiệp qua đó giúp Công ty đưa ra các chiến lược mở rộng thị trường kinh doanh.
STT Các yếu tố bên ngoài
Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng
1 Nền kinh tế mở cửa hội nhập quốc tế 0,09 3 0,27
2 Tình hình tăng trưởng kinh tế 0,10 3 0,30
3 Tình hình an ninh chính trị ổn định 0,10 3 0,30
4 Tình hình dân số 0,07 3 0,21
5 Vị trí địa lý 0,08 3 0,24
6 Xu hướng tự động hóa sản xuất của nền
kinh tế 0,10 2 0,20
7 Các chính sách pháp luật về ngành môi
trường 0,10 3 0,30
8 êu cầu của khách hàng ngày càng cao 0,09 3 0,27
9 Cạnh tranh từ các đối thủ cùng ngành 0,10 2 0,20
10 Nguy cơ từ các sản phẩm thay thế 0,09 2 0,18
11 Các yếu tố nguyên vật liệu đầu vào 0,08 2 0,16
Ngoài ra công ty cũng phản ứng khá linh hoạt đối với các chính sách, hệ thống pháp luật của Nhà nước.
Bên cạnh đó Công ty cũng có những biện pháp đối phó với các mối đe dọa từ áp lực cạnh tranh của các đối thủ, yêu cầu đòi hỏi từ khách hàng, hay nguy cơ từ các sản phẩm thay thế.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Mục đích của chương này là phân tích khái quát tình hình hoạt động kinh doanh, môi trường kinh doanh của Công ty Sonadezi cũng như môi trường kinh doanh bên ngoài, bên trong Công ty. Từ đó hình
thành nên các ma trận yếu tố bên ngoài, ma trận các yếu tố bên trong. Từ những ma trận này nhận định ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Công ty làm cơ sở dữ liệu cho việc xây dựng ma trận SWOT phục vụ cho việc đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong thời gian tới.
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG SONADEZI ĐẾN NĂM 2025 3.1 Chiến lược phát triển của Công ty Cổ phần Môi trường Sonadezi đến năm 2025
3.1.1 Định hướng phát triển
Trở thành một công ty có chất lượng dịch vụ tốt, luôn đổi mới, cải tiến, vươn đến hoàn thiện nhằm làm hài lòng khách hàng.
Tạo công ăn việc làm ổn định, môi trường làm việc năng động, thu nhập cao cho toàn bộ cán bộ công nhân viên Công ty.
Xây dựng thương hiệu cho Công ty để trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực môi trường đô thị, là lựa chọn số 1 đối với các tổ chức, chủ đầu tư nhờ vào uy tín và khả năng cung cấp dịch vụ tốt nhất.
Công Ty Sonadezi luôn nỗ lực phấn đấu xây dựng một niềm tin bền vững trong khách hàng, trong các đối tác, trong cộng đồng và trong từng nhân viên nhằm mang lại cho họ những giá trị cao nhất.
3.1.2 Mục tiêu đối với môi trường và xã hội
Góp phần nâng cao chất lượng môi trường sống của cộng đồng là mục tiêu cao nhất. Đáp ứng các nhu cầu của khách hàng về cung cấp các dịch vụ môi trường là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của Công ty. Toàn thể Công ty luôn phấn đấu giữ vững vị thế là đơn vị chủ lực trong việc cung cấp các dịch vụ môi trường trên địa bàn Tỉnh Đồng nai và các vùng lân cận với phương châm "Vì một đô thị sáng xanh sạch đẹp"
Tiết kiệm nguồn năng lượng và tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu chất thải nguy hại tại nguồn, xử lý chất thải phù hợp với yêu cầu của Pháp luật, bảo vệ môi trường phòng ngừa ô nhiễm từ nguồn.
Nâng cao nhận thức cho toàn thể cán bộ công nhân viên thông qua công tác đào tạo và các hoạt động vì môi trường.
Cam kết cung cấp nguồn lực thích hợp, thường xuyên duy trì cải tiến để nâng cao hiệu quả và hiệu lực của hệ thống quản lý tích hợp theo tiêu chuẩn ISO 9001- 2015 và ISO 14001-2015 trong toàn Công ty.
3.1.3 Chiến lược phát triển trung và dài hạn
Triển khai dự án xây dựng khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp tại xã Vĩnh Tân huyện Vĩnh Cửu.
Phát triển nguồn nội lực của công ty bằng việc chú trọng đào tạo cán bộ trẻ. Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ hiện có và triển khai mở rộng các loại dịch vụ này xuống các huyện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Lấy chất lượng dịch vụ, thái độ phục vụ khách hàng và giá thành hợp lý làm lợi thế cạnh tranh. Tập trung cải thiện chăm sóc khách hàng, tổ chức các đợt chăm sóc khách hàng định kỳ,…
Công ty chủ động ứng dụng các công cụ Online Marketing thông qua nâng cấp, cải tiến Website của Công ty để khách hàng, cổ đông dễ dàng tiếp cận thông tin.
Ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình hoạt động, cung ứng dịch vụ của công ty nhằm đảm bảo giá thành hợp lý, rút ngắn thời gian cung ứng, đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Đầu tư phát triển các lĩnh vực môi trường, dịch vụ công ích, cân đối nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay trong cơ cấu vốn nhằm đảm bảo ổn định tài chính, phù hợp với mục tiêu phát triển của công ty trong dài hạn.
Tập trung nguồn lực vào các ngành nghề chính của Công ty thuộc lĩnh vực môi trường, dịch vụ công ích. Ngoài ra, Công ty sẽ cân nhắc mở rộng đầu tư sang những lĩnh vực khác có liên quan nhằm đa dạng nguồn khách hàng, nâng cao doanh thu cho công ty.
3.2 Phân tích ma trân SWOT về năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Môitrường Sonadezi trường Sonadezi
3.2.1 Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty thôngqua ma trận SWOT qua ma trận SWOT
Trên cơ sở phân tích các yếu tố bên ngoại Công ty thông qua ma trận các yếu tố bên ngoài EFE để xác định các cơ hội – nguy cơ của Công ty, ma trận các yếu
tố bên trong (IFE) nhận ra các điểm mạnh – điểm yếu. Tác giả đã lồng ghép các yếu tố trên vào ma trận SWOT nhằm phối hợp tìm ra các giải pháp giúp Công ty có thể phát triển và hạn chế điểm yếu trong thời gian tới. Thông qua các bước xây dựng ma trận SWOT, tác giả đã xây dưng ma trận SWOT như bảng sau đây.
Bảng 3.5 Ma trận SWOT
(Nguồn Nghiên cứu của tác giả)
Ma trận SWOT
CƠ HỘI (O)
1. Nền kinh tế mở cửa hội nhập quốc tế
2. Tình hình tăng trưởng kinh tế 3. Tình hình an ninh chính trị ổn định 4. Tình hình dân số 5. Vị trí địa lý 6. Xu hướng tự động hóa sản xuất của nền kinh tế
7. Các chính sách pháp luật về ngành môi trường
NGUY CƠ (T)
1. êu cầu của khách hàng ngày càng cao
2. Cạnh tranh từ các đối thủ cùng ngành
3. Nguy cơ từ các sản phẩm thay thế
4. Các yếu tố nguyên vật liệu đầu vào
ĐIỂM MẠNH (S)
1. Uy tín của doanh nghiệp 2. Năng lực về tài chính 3. Môi trương làm việc, chính sách chế độ 4. Đội ngũ cán bộ chất lượng 5. Chất lượng cơ sở hạ tầng 6. Sản phẩm dịch vụ đa dạng và chất lượng 7. Giá cả sản phẩm dịch vụ
Kết hợp S-O Phát huy điểm mạnh nắm bắt cơ hội
S1,2,3,4 + O3,4,5 -> Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực S1,2,4,6,7 + O1,2,3,5,7 -> Giải pháp mở rộng thị trường Kết hợp S-T Phát huy điểm mạnh hạn chế nguy cơ S2,4,5,6,7 + T1,2,3 -> Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ
S2,4 + T1,2,4 -> Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính
ĐIỂM YẾU (W)
1. Nghiên cứu phát triển sản phẩm 2. Hoạt động marketing 3. Hoạt động quản trị 4. Chính sách chăm sóc khách hàng Kết hợp W-O Tận dụng cơ hội khắc phục điểm yếu
W2,3,4 + O1,2,5 -> Giải pháp nâng cao hiệu quả marketing
W1 + O 1,2,6 -> Giải pháp đầu tư đổi mới công nghệ
Kết hợp W-T Khắc phục điểm yếu hạn chế các nguy cơ W1,3 + T1,2,3 -> Giải pháp tạo ra nhiều sản phẩm thay thế W2,3,4 + T1,2,4 -> Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị
Từ kết quả ma trận ta có 4 nhóm giải pháp chính và 8 giải pháp bộ phận để công ty có thể lựa chọn thực hiện. Đó là
- Nhóm giải pháp S-O (Phát huy điểm mạnh, nắm bắt cơ hội).
+ SO1 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Giải pháp dựa vào các điểm mạnh (S1,2,3,4) về độ uy tín, tài chính mạnh, môi trường làm việc tốt nhiều đãi ngộ và đội ngũ nhân viên nhiệt tình có chất lượng cùng với đó là các hội (O3,4,5) về tình hình an ninh chính trịnh ổn định, dân số đông do tỉnh Đồng Nai có lợi thế tập trung rất nhiều khu công nghiệp với nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.
+ SO2 Giải pháp mở rộng thị trường
Giải pháp dựa trên các điểm mạnh (S1,2,4,6,7) về mức độ uy tín, kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực vệ sinh môi trường, nền tảng tài chính, nhân lực, hạ tầng vững chắc, sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao và giá cả phù hợp là cơ sở để khai thác các cơ hội mở rộng thì trường (O1,2,3,5,7) nhờ vào các yếu tố đặc thù của tỉnh Đồng Nai như tình hình kinh tế, chính trị ổn định, dân số đông, các khu công nhiệp tập thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài.
- Nhóm giải pháp S-T (Phát huy điểm mạnh, hạn chế nguy cơ)
+ ST1 Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ
Giải pháp dựa trên việc phát huy các điểm mạnh (S2,4,5,6,7) mà Công ty hiện có như năng lực về tài chính, nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng tốt, dịch vụ chất lượng, giá cả cạnh tranh, từ đó làm cơ sở để đề phòng và hạn chế các nguy cơ (T1,2,3) về sự đòi hỏi ngày một cao của khách hàng, cũng như sự cạnh tranh từ các đối thủ.
+ ST2 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính
Với nền tảng tài chính vững chắc, cùng với đội ngũ cán bộ có năng lực và kinh nghiệm (S2,4 ) tạo điều kiện để đưa ra các biện pháp phòng thủ, đề phòng các rủi ro (T1,2,4 đến từ đối thủ cạnh tranh, khách hàng và nhà cung cấp.
- Nhóm giải pháp W-O (Tận d ng cơ hội, khắc ph c những điểm yếu)
Giải pháp tận dụng những cơ hội (O1,2,5) hiện có tại tỉnh Đồng Nai như nền kinh tế hội nhập và phát triển, là một trong những tỉnh có nhiều khu công nghiệp và là vùng lân cận của thành phố Hồ Chí Minh. Cần có các phương án xác nhận và nhìn nhận thực tế các điểm yếu (W2,3,4 như hoạt động marketing, công tác quản trị, từ đó đề ra giải pháp khắc phục phù hợp để kịp thời nắm bắt các cơ hội trên.
+ WO2 Giải pháp đầu tư đổi mới công nghệ
Giải pháp căn cứ vào các yếu tố về xu thế mới của nền kinh tế hội nhập, hiện đại hóa trong sản suất kinh doanh, bên cạnh đó là các cơ hội hợp tác đầu tư,
chuyển giao công nghệ (O 1,2,6 . Trong khi đó công tác nghiên cứu, phát triển công nghệ, kỹ thuật cao (W1) vẫn chưa được Công ty quan tâm đúng mức. Do đó, Công ty cần có kế hoạch khắc phục để có thể tận dụng được những cơ hội nêu trên.
- Nhóm giải pháp W-T ( Khắc ph c điểm yếu, hạn chế những nguy cơ)
+ WT1 Giải pháp tạo ra nhiều sản phẩm thay thế
Đối với các vấn đề về giải pháp thu gom, giải pháp xử lý rác (W1,3), Công ty vẫn còn chậm trong việc nghiên cứu, thay đổi bằng phương pháp mới. Công ty cần phải có giải pháp khắc phục phù hợp nếu không sẽ gặp rất nhiều khó khăn từ các mối đe dọa (T1,2,3 như các đối thủ cạnh tranh, yêu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng, hay các quy định mới trong phương pháp xử lý rác do Nhà nước ban hành.
+ WT2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị
Với những thay đổi về loại hình hoạt động, cũng như những biến động lớn mà Công ty gặp phải khi không còn được hưởng được những lợi thế của một doanh nghiệp Nhà nước, đòi hỏi Công ty cần thực sự chủ động trong việc thay đổi bộ máy hoạt động, cách thức tiếp cận thị trường (W2,3,4) sao cho phù hợp với tình hình hiện tại. Tạo điều kiện để đối phó với các mối đe dọa (T1,2,4 đến từ đối thủ cạnh tranh, khách hàng và nhà cung cấp.
Đến đây vấn đề đặt ra là nếu công ty thực hiện một trong số các chiến lược nêu trên thì không thể đạt mục tiêu đề ra. Mặt khác, do tính kinh tế và nguồn lực có hạn nên công ty cũng không thể thực hiện cùng lúc tất cả các chiến lược đề ra. Để giải quyết vấn đề này trong phạm vi đề tài tác giả sử dụng công cụ ma trận
hoạch định có khả năng định lượng QSPM thông qua việc lấy ý kiến chuyên gia nhằm lựa chọn các chiến lược thích hợp với tình hình thực tế của công ty.
3.2.2 Lựa chọn các nhóm giải pháp cho Công ty thông qua ma trận QSPM3.2.2.1 Ma trận QSPM nhóm giải pháp S-O 3.2.2.1 Ma trận QSPM nhóm giải pháp S-O
Bảng 3.6 Ma trận QSPM cho nhóm S-O
(Nguồn Nghiên cứu của tác giả)
Các yếu tố quan trọng
Các chiến lược có thể thay thế Phân
loại
SO1 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực SO2 Giải pháp mở rộng thị trường AS TAS AS TAS
Các yếu tố bên trong
Uy tín của doanh nghiệp 4 4 16 4 16
Nghiên cứu phát triển sản phẩm 2 2 4 2 4
Năng lực về tài chính 4 4 16 4 16
Môi trương làm việc, chính sách chế độ 3 4 12 2 6
Đội ngũ cán bộ chất lượng 3 4 12 3 9 Hoạt động marketing 2 3 6 4 8 Chất lượng cơ sở hạ tầng 3 4 12 3 9 Hoạt động quản trị 2 4 8 3 6 Giá cả sản phẩm dịch vụ 3 2 6 3 9 Sản phẩm DV đa dạng và chất lượng 3 2 6 3 9 Chính sách chăm sóc khách hàng 2 2 4 4 8
Các yếu tố bên ngoài
Nền kinh tế mở cửa hội nhập quốc tế 3 3 9 3 9
Tình hình tăng trưởng kinh tế 3 4 12 4 12
Tình hình an ninh chính trị ổn định 3 4 12 3 9
Tình hình dân số 3 4 12 2 6
Vị trí địa lý 3 4 12 3 9
Xu hướng tự động hóa sản xuất của nền
kinh tế 2 2 4 3 6
Các chính sách pháp luật về ngành môi
trường 3 3 9 3 9
êu cầu của khách hàng ngày càng cao 3 2 6 2 6
Cạnh tranh từ các đối thủ cùng ngành 2 3 6 3 6
Nguy cơ từ các sản phẩm thay thế 2 2 4 2 4
Các yếu tố nguyên vật liệu đầu vào 2 2 4 2 4
Nhận xét Phân tích ma trận QSPM cho nhóm SO cho thấy nhóm giải pháp SO1 được chọn vì tổng số điểm hấp dẫn là TAS = 192 cao hơn so với nhóm giải pháp SO2 có tổng số điểm hấp dẫn TAS = 180. Do đó, trong giai đoạn này công ty nên tập trung đẩy mạnh nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
3.2.2.2 Ma trận QSPM nhóm giải pháp S-T
Bảng 3.7 Ma trận QSPM cho nhóm S-T
(Nguồn Nghiên cứu của tác giả)
Các yếu tố quan trọng
Các chiến lược có thể thay thế Phân loại ST1 Giải pháp nâng cao chất lượng SP dịch vụ ST2 Giải pháp nâng cao hiệu quả
quản lý tài chính
AS TAS AS TAS
Các yếu tố bên trong