7. Kết cấu của luận văn
3.3.5 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị
Để có thể đảm bảo kiểm soát, hạn chế được những rủi ro, nâng cao hiệu quả của hoạt động sản suất kinh doanh và từng bước phát triển một cách bền vững thì Công ty cần phải xây dựng và không ngừng nâng cao năng lực bộ máy quản lý điều hành.
Áp dụng và duy trì hệ thống Quản lý tích hợp theo tiêu chuẩn ISO
9001 2015, ISO 14001 2015. Ban hành các quy trình, thủ tục như quản lý, chăm sóc khách hàng; vận hành, bảo quản máy móc thiết bị; kiểm soát hoạt động cung ứng, sử dụng nguyên vật liệu, hoạt động trao đổi thông tin; quy định về trách nhiệm, quyền hạn của CB.CNV; … Việc xây dựng và áp dụng các quy trình, thủ tục cụ thể rõ ràng sẽ tạo được sự thống nhất và có hệ thống trong quá trình sản xuất kinh doanh, giúp nâng cao hiệu quả công việc, cung cấp sản phẩm dịch vụ có chất lượng và ổn định. Ngoài ra, nhà quản lý cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc đánh giá kết quả thực hiện công việc của các bộ phận thông qua các mục tiêu cụ thể, đo lường được.
Tổ chức sắp xếp lại các phòng nghiệp vụ cho phù hợp với quy mô phát triển của Công ty, xem xét thành lập thêm bộ phân Marketing để nâng cao tính chủ động trong hoạt động xúc tiến thương mại. Xây dựng lực lượng đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu cung cấp các sản phẩm dịch vụ tốt nhất và đồng thời tăng năng suất lao động. Thực hiện giao chỉ tiêu doanh thu và chi phí cho các bộ phận sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và quản lý tốt chi phí hoạt động tại các bộ phận.
Giao nhiệm vụ cho phòng kế toán phối hợp với các bộ phận có liên quan để xây dựng kế hoạch dòng tiền. Đây là công cụ giúp cho nhà quản trị sẽ chủ động trong việc đưa ra các quyết định huy động vốn hay các chi phí đầu tư sao cho hiệu quả, giảm thiểu được các rủi ro ảnh hưởng đến tiến độ của hoạt động sản xuất kinh
doanh. Định kỳ 6 tháng sẽ kiểm tra, đánh giá lại mức độ chính xác và phù hợp để đưa ra những chỉnh sửa giúp kế hoạch dòng tiền ngày càng hoàn thiện hơn.
Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin trong sản xuất và quản lý. Đầu tư và ứng dụng hệ thống quản trị tích hợp nhằm tăng tính liên kết giữa các bộ phận giúp cho quá trình giải quyết công việc được diễn ra tiện lợi, nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, tiếp tục nghiên cứu và nhanh chóng triển khai các ứng dụng phục vụ đăng ký thông tin, yêu cầu của khách hàng trên website, điện thoại thông minh để nâng cao hiệu quả trong việc quản lý và đám ứng nhu cầu khách hàng.
* Dự kiến kết quả đạt được
Triển khai thực hiện tốt phương pháp này sẽ giúp cho công tác tiếp nhận, trao đổi và xử lý thông tin được thực hiện xuyên suốt và hiệu quả, những yêu cầu, phản hồi của khách hàng hay những chỉ đạo của cấp trên sẽ được giải quyết kịp thời và chính xác hơn. Ngoài ra, việc sắp xếp lại các phòng ban cũng như lập ra những bộ phần mới cần thiết sẽ giúp cho bộ máy hoạt động của Công ty bớt cồng kềnh, ngày một linh hoạt hơn và phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh hiện tạvafcuar Công ty.
3.4 Kiến nghị
3.4.1 Đối với Nhà nước
Hiện nay năng lực ngành công nghiệp môi trường mới đáp ứng được từ 2% đến 3% nhu cầu xử lý nước thải đô thị; 15% nhu cầu xử lý CTR; khoảng 14% nhu cầu xử lý CTNH; nhiều lĩnh vực tái chế như dầu thải, nhựa phế thải, chất thải điện, điện tử… hầu như chưa phát triển. Trong khi đó, việc thu hút các nguồn vốn đầu tư vào phát triển công nghiệp môi trường và tiết kiệm năng lượng còn thấp, chưa tương xứng với yêu cầu của xã hội. Lĩnh vực dịch vụ môi trường vẫn dựa chủ yếu vào kinh phí cấp từ nguồn ngân sách nhà nước, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ xử lý nước thải đô thị.
Nhằm từng bước phát triển ngành công nghiệp môi trường ở Việt Nam, năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1292/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp môi trường và tiết kiệm năng lượng thực hiện Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp
tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Một trong những mục tiêu của kế hoạch này là Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ, tạo môi trường thuận lợi và hấp dẫn thu hút đầu tư phát triển ngành công nghiệp môi trường và tiết kiệm năng lượng; thu hút đầu tư phát triển, chuyển giao công nghệ phát triển ngành công nghiệp môi trường và tiết kiệm năng lượng, để các doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng quốc gia…
Các cơ quan liên quan cần tập trung hoàn thiện các cơ chế, chính sách, phân loại và xác định các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, hỗ trợ nguồn tài chính phát triển ngành công nghiệp môi trường. Mặt khác, cần tạo công bằng, bình đẳng cho các nhà đầu tư trong và nước ngoài; cần có các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia áp dụng cho mỗi loại sản phẩm, thiết bị mà ngành công nghiệp môi trường tạo ra.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng, cần xây dựng và ban hành mã ngành kinh tế và danh mục mã sản phẩm của ngành công nghiệp môi trường Việt Nam để nhận dạng sản phẩm, thiết bị làm căn cứ để quy định các chính sách thuế xuất, nhập khẩu đối với hàng hóa là sản phẩm và thiết bị của ngành này. Đây cũng là cơ sở để các bộ, ngành có liên quan xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng với các thiết bị, sản phẩm của ngành công nghiệp môi trường; làm chuẩn mực cho các đánh giá, so sánh trong hoạt động thẩm định, lựa chọn, định giá thiết bị, sản phẩm của các dự án đầu tư phát triển công nghiệp môi trường.
3.4.2 Đối với ngành
Tổng cục Môi trường, Hiệp hội môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội công nghiệp môi trường Việt Nam cần thường xuyên tổ chức các hội thảo triển khai, hướng dẫn và giải đáp thắc mắc về các văn bản pháp luật, quy định mới cho các doanh nghiệp môi trường có thể cập nhật kịp thời và áp dụng đúng cách.
Các cơ quan quản lý về môi trường cần phối hợp với các đơn vị, cơ quan chức năng có liên quan thực hiện các biện pháp nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường. Chú trọng hơn trong công tác
quản lý, kiểm tra và xử phạt kịp thời các trường hợp vi phạm về thu gom, xử lý chất thải nhằm đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh.
Triển khai các chính sách hỗ trợ doanh doanh nghiệp môi trường về nghiên cứu, đầu tư công nghệ, máy móc hiện đại bằng việc hỗ trợ cho vay với lãi suất thấp, tạo điều kiện hợp tác đầu tư từ nước ngoài, …
Tăng cường các khóa đào tạo nhằm nâng cao chất lượng và số lượng các kỹ sư môi trường để có thể tiếp thu, áp dụng các công nghệ tiến.
Hỗ trợ cho các doanh trường kiến nghị lên Chính phủ những vấn đề khó khăn, bất cập trong hoạt động kinh doanh về môi trường.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trên cơ sở dự bảo đánh giá sự phát triển của ngành công nghệ môi trường; các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Sonadezi; định hướng phát triển của Công ty; các điểm mạnh- điểm yếu được hình thành từ ma trận IFE ; các cơ hội- thách thức được hình thành từ ma trận EFE) tác giả đã xây dưng hình ảnh ma trận SWOT qua đó đưa ra một số nhóm giải pháp, trong mỗi nhóm giải pháp, tác giả đã chọn lọc ra các giải pháp cụ thể cần được ưu tiên triển khai thực hiện nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty. Đề tài cũng đóp góp một số kiến nghị sau quá trình nghiên cứu, phân tích thực trang năng lực công ty.
KẾT LUẬN
Công ty Cổ phần Môi trường Sonadezi là một Công ty lớn cung cấp dịch vụ quản lý môi trường (thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải đô thị trên địa bàn Hà Nội, đồng thời cung ứng các dịch vụ vệ sinh môi trường đô thị và vệ sinh môi trường khu công nghiệp trên phạm vi toàn quốc. Trong thời gian qua Công ty Sonadezi đã có nhiều cố gắng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải. Tuy đã đạt được những thành công bước đầu nhưng cũng còn tồn tại rất nhiều khó khăn, thách thức. Đặc biệt hiện nay Việt Nam đã kí Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP nên sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng gay gắt hơn bao giờ hết. Do đó việc nâng cao nâng lực cạnh tranh của Công ty Sonadezi là một quá trình thường xuyên, liên tục, đòi hỏi Công ty liên tục khai thác các tiềm năng, lợi thế, tận dụng cơ hội để kinh doanh, không ngừng tăng năng suất, chất lượng sản phẩm – dịch vụ. Qua đề tài này, bên cạnh mong muốn sẽ giúp chính bản thân tổng hợp được những kiến thức, kinh nghiệm thực tế đã tích lũy, tác giả cũng mong rằng đề tài này sẽ đóng góp một phần nào đó trong việc giải quyết những vướng mắc, tồn tại trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty Sonadezi để trong thời gian tới Công ty sẽ có những khởi sắc theo kịp với tiến trình hội nhập của nền kinh tế. Mặc dù đã có nhiều cố gắng tìm hiểu thực tế, nghiên cứu tài liệu và tham khảo ý kiến về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Sonadezi song do thời gian và khả năng có hạn nên chắc chắn bài viết sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Tác giả mong vấn đề này sẽ được tập trung nghiên cứu ở góc độ sâu hơn trong những chuyên đề khác, nhằm tiếp tục đưa Công ty hoạt động có hiệu quả hơn.
Bùi Hữu Phước (2009), Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài Chính, Hà Nội. Fred R.David (2012), Khái luận về quản trị chiến lược, NXB Lao Động, Hà Nội. Gary Hamy và Bill Breen (2010), Tương lai của Quản trị, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
Michael E. Porter (2016), Chiến lược cạnh tranh, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
Michael Porter (2016), Lợi thế cạnh tranh, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Thị Liên Diệp (2015), Quản trị học, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội. Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam 2010 , Chiến lược & chính sách kinh doanh, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.
Phan Chí Anh (2015), Chất lượng dịch vụ tại các doanh nghiệp Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2004), Thị Trường, Chiến Lược, Cơ Cấu Cạnh Tranh Về Giá Trị Gia Tăng, Định Vị Và Phát Triển Doanh Nghiệp, NXB TP. Hồ Chí Minh.
Trần Kim Dung (2010), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Thống kê, Hà Nội.
Các trang web tham khảo
Công ty TNHH Tài Tiến (2019), Giới thiệu công ty, Công ty TNHH Tài Tiến, truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2019, <http //taitien.vn/gioi-thieu/IT001 /Gioi-thieu-
cong-ty.aspx>.
Công ty TNHH TM Môi trường Thiên Phước (2019), Tổng quan về công ty, Công ty TNHH TM Môi trường Thiên Phước, truy cập 23 tháng 12 năm 2019,
<http //www.moitruongthienphuoc.com/tong-quan.html>.
Sonaenco (2019), Tin doanh nghiệp, Công ty Cổ phần Môi trường Sonadezi, truy cập ngày 02 tháng 12 năm 2019, <http //www.sonaenco.com.vn/quan-he-co- dong>.
BẢNG TỔNG KẾT TÀI SẢN RÚT GỌN CỦA SONAENCO 2016 – 2019
(Đơn vị tính triệu đồng)
STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019
A TÀI SẢN 497.325 474.560 489.805 500.685
I T i sản ngắn hạn 272.454 266.968 276.806 292.352
1 Tiền & các khoản tương đương
tiền 73.063 48.276 67.290 53.997
2 Đầu tư tài chính ngán hạn 0 9.300 15.409 114.220
3 Các khoản phải thu 190.140 202.649 186.996 113.753
4 Hàng tồn kho 7.506 6.073 6.752 9.503
5 TS ngắn hạn khác 1.745 671 358 1.059
II T i sản i hạn 224.871 207.592 212.999 208.153
1 Các khoản phải thu dài hạn 102.372 285 171 0
2 Tài sản cố định 110.775 101.760 101.102 77.979
- Nguyên giá 241.544 252.220 274.275 275.836
- Giá trị hao mòn lũy kế (130.769) (150.460) (173.173) (197.857)
3 Tài sản dài hạn dở dang 0 91.782 102.826 105.149
4 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 7.500 7.500 7.500 7.500
5 Tài sản dài hạn khác 14.209 6.265 1.400 17.525 B NGUỒN VỐN 497.325 474.560 489.805 500.685 I Nợ phải trả 149.927 133.303 144.412 148.491 1 Nợ ngắn hạn 149.927 133.303 144.412 148.491 2 Nợ dài hạn 0 0 0 0 II Nguồn vốn chủ sở hữu 347.398 341.257 345.393 352.193 1 Vốn chủ sở hữu 347.398 341.257 345.393 352.193
Kính thưa Quý Ông/Bà, tôi tên là Nguyễn Thành Nhân, hiện là học viên Cao học ngành Quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Lạc Hồng. Tôi đang tiến hành thu thập thông tin về các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh làm cơ sở để xây dựng một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Môi trường Sonadezi (Sonaenco).
Những ý kiến của Quý Ông/Bà là những đóng góp quý giá giúp tôi hoàn thành tốt đề tài luận văn của minh. Tôi xin cam đoan mọi thông tin cá nhân của Quý Ông/Bà sẽ được bảo mật, chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, đảm bảo không sử dụng vào bất cứ mục đích nào khác.
Rất mong Quý Ông/Bà dành ra chút thời gian để đưa ra ý kiến về một số vấn đề sau đây xin đánh dấu (X) vào ô lựa chọn thích hợp).
1. Xin Quý Ông/Bà cho biết ý kiến của mình về mức độ quan trọng của các yếu tố môi trường nội bộ sau đối với năng lực cạnh tranh của Sonaenco
STT Các yếu tố bên trong Mức độ quan trọng từ ít đến nhiều
1 2 3 4 5
1 Uy tín của doanh nghiệp 1 2 3 4 5
2 Nghiên cứu phát triển sản phẩm 1 2 3 4 5
3 Năng lực về tài chính 1 2 3 4 5
4 Môi trương làm việc, chính sách
chế độ 1 2 3 4 5 5 Đội ngũ cán bộ chất lượng 1 2 3 4 5 6 Hoạt động marketing 1 2 3 4 5 7 Chất lượng cơ sở hạ tầng 1 2 3 4 5 8 Hoạt động quản trị 1 2 3 4 5 9 Giá cả sản phẩm dịch vụ 1 2 3 4 5 10 Sản phẩm dịch vụ đa dạng và chất lượng 1 2 3 4 5 11 Chính sách chăm sóc khách hàng 1 2 3 4 5
3. Xin Quý Ông/Bà cho biết các yếu tố sau đây có mức độ ảnh hưởng như thế nào đến năng lực cạnh tranh của Sonaenco
STT Các yếu tố bên trong Mức độ quan trọng từ ít đến nhiều
1 2 3 4 5
1 Uy tín của doanh nghiệp 1 2 3 4 5
2 Khả năng tài chính 1 2 3 4 5
3 Giá cả sản phẩm dịch vụ 1 2 3 4 5
4 Chất lượng sản phẩm dịch vụ 1 2 3 4 5
5 Cơ cấu tổ chức 1 2 3 4 5
6 Chất lượng nguồn nhân lực 1 2 3 4 5
7 Chất lượng cơ sở hạ tầng 1 2 3 4 5
8 Phương tiện, trang thiết bị 1 2 3 4 5
9 Khả năng nghiên cứu và phát
triển 1 2 3 4 5
10 Kinh nghiệm trong lĩnh vực môi
trường 1 2 3 4 5
STT Phát biểu Mức độ phản ứng từ yếu đếnmạnh
1 2 3 4
1 Uy tín của doanh nghiệp 1 2 3 4
2 Nghiên cứu phát triển sản phẩm 1 2 3 4
3 Năng lực về tài chính 1 2 3 4
4 Môi trương làm việc, chính sách
chế độ 1 2 3 4 5 Đội ngũ cán bộ chất lượng 1 2 3 4 6 Hoạt động marketing 1 2 3 4 7 Chất lượng cơ sở hạ tầng 1 2 3 4 8 Hoạt động quản trị 1 2 3 4 9 Giá cả sản phẩm dịch vụ 1 2 3 4 10 Sản phẩm dịch vụ đa dạng và chất lượng 1 2 3 4 11 Chính sách chăm sóc khách hàng 1 2 3 4
STT Phát biểu
Mức độ phản ứng từ yếu đến mạnh