Chuyển gene fcs từ pTZ-fcs sang vector pRSET tạo vector pRSET-F

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tạo chủng escherichia coli có khả năng sản xuất vanillin từ axit ferulic (Trang 84 - 85)

Chương 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.3.1. Chuyển gene fcs từ pTZ-fcs sang vector pRSET tạo vector pRSET-F

Gene fcs sau khi tách dòng thành công sẽ được cắt văng từ vector

pTZ57R/T và gắn nối vào vector pRSET mở vòng, biến nạp vào tế bào vi khuẩn E.coli Dh5α. Sản phẩm biến nạp được nuôi cấy và chọn lọc ngẫu nhiên các khuẩn lạc để tách ADN, kết quả ở Hình 3.20A. Chọn khuẩn lạc nghi ngờ mang đoạn xen để cắt kiểm tra gene fcs có được gắn đúng chiều vào vector

hay không bằng enzyme SacI và BamHI. Do trên 2 đầu của gene fcs có vị trí

nhận biết của 2 enzyme này nên theo lý thuyết nếu gene fcs gắn được vào vector và xi chiều thì khi cắt đồng thời bằng 2 enzyme này sẽ tạo 2 băng: một băng có kích thước khoảng 1.5 kb và một băng có kích thước gần bằng 3 kb của vector pRSET, kết quả ở Hình 3.20B.

A B

Hình 3.20: ADN plasmid của các khuẩn lạc trắng có khả năng mang pRSET-F (A) và cắt plasmid bằng enzyme SacI và BamHI (B)

(A): ĐC: Đối chứng (plasmid khuẩn lạc màu xanh), Đường chạy 1 -> 3: plasmid khuẩn lạc màu trắng. (B): Đường chạy L: marker 1kb, đường chạy 1: plasmid pRSET-F, đường chạy 2:sản phẩm cắt plasmid dòng 2 bằng SacI và BamHI.

Kết quả tách chiết ADN plasmid ở Hình 3.20A cho thấy trong 3 dòng khuẩn lạc màu trắng, chỉ có dịng số 1 và 2 (ở đường chạy 1 và 2) cho plasmid có băng cao hơn của khuẩn lạc màu xanh (đường chạy ĐC), đây có thể là những dịng nghi ngờ mang đoạn gene fcs. Lựa chọn dòng số 2 để cắt kiểm tra và kết quả ở Hình 3.20B đường chạy số 2 cho 2 băng, một băng có kích thước khoảng 1541 bp của gene fcs và một băng 2897 bp của vector pRSET. Điều này cho thấy gene

fcs đã được gắn đúng chiều vào vector pRSET để tạo pRSET-F.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tạo chủng escherichia coli có khả năng sản xuất vanillin từ axit ferulic (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)