Kinh nghiệm về hiệu quả huy động vốn ở một số nƣớc trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 33)

7. Bố cục đề tài

1.4.1 Kinh nghiệm về hiệu quả huy động vốn ở một số nƣớc trên thế giới

Indonesia là một quốc gia đang phát triển thuộc khu vực Đông Nam Á. Để tạo tiền đề phát triển kinh tế bền vũng, Indonesia đã đề ra mục tiêu phát triển vững mạnh nền nông nghiệp để tự túc đƣợc lƣơng thực thực phẩm cho quốc gia, đảm bảo đời sống cho ngƣời dân. Để thực hiện đƣợc mục tiêu này, đòi hỏi Indonesia phải có nguồn vốn lớn. Trƣớc bối cảnh đó, Chính phủ Indonesia đã tập trung mở rộng huy động vốn qua các ngân hàng thƣơng mại. Cụ thể, các ngân hàng thƣơng mại Indonesia đã thiết kế các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm với các mục đích rõ ràng nhằm khuyến khích công chúng gửi tiền tiết kiệm nhƣ tiết kiệm mua tƣ liệu sản xuất, tiết kiệm mua sắm tài sản… Các ngân hàng thƣờng xuyên tổ chức điều tra phân loại

khách hàng trên đặc điểm dân cƣ theo vùng miền từ đó, đƣa ra những quyết sách huy động vốn phù hợp và hiệu quả.

Không những đa dạng về sản phẩm, ngân hàng còn đƣa ra chính sách lãi suất, chính sách khách hàng nhiều ƣu đãi để thu hút ngƣời dân nhƣ số lƣợng tiền gửi tiết kiệm càng lớn, thời gian gửi càng dài thì lãi suất càng cao, khách hàng đƣợc hƣởng nhiều chính sách ƣu đãi liên quan đến các sản phẩm, dịch vụ khác tại ngân hàng. Điều này đã giúp các ngân hàng thƣơng mại tập trung đƣợc nguồn vốn lớn nhằm phát triển mở rộng cấp tín dụng, đầu tƣ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, từ đó, đạt đƣợc mục tiêu mà Indonesia đã đề ra.

1.4.1.2 Thái Lan

Thái Lan đƣợc đánh giá là một trong những quốc gia phát triển hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Hệ thống ngân hàng thƣơng mại lớn mạnh đƣợc xem là một trong những nguyên nhân góp phần không nhỏ vào sự thành công của Thái Lan trong quá trình phát triển. Để đảm bảo nguồn vốn cung ứng cho các nhu cầu đầu tƣ, sản xuất kinh doanh, tiêu dùng của các chủ thể trong nền kinh tế, các ngân hàng thƣơng mại Thái Lan đã triển khai các giải pháp huy động vốn khá hiệu quả, bao gồm:

- Đánh vào mục đích sinh lời và những lợi ích kinh tế mang lại sẽ khuyến khích ngƣời dân gửi tiền, các ngân hàng thƣơng mại Thái Lan sử dụng linh hoạt các hình thức khuyến mãi, tặng quà mang lại lợi ích vật chất cho khách hàng trong quá trình huy động vốn. Không những chỉ tập trung vào những lợi ích kinh tế, ngân hàng Thái Lan còn chú trọng đến lợi ích phi vật chất trong các quà tặng, khuyến mãi nên dù giá trị quà tặng không cao nhƣng lại đƣợc khách hàng yêu thích và thu hút khách hàng đến gửi tiền gửi giao dịch.

- Thực hiện phân loại khách hàng và với mỗi loại khách hàng có những chính sách huy động vốn khác nhau. Trong đó, các ngân hàng Thái Lan tập trung ƣu tiên cho đối tƣợng khách hàng thƣờng xuyên có lƣợng tiền gửi lớn tại ngân hàng. Những

khách hàng có lƣợng tiền gửi nhiều, thời gian dài càng có nhiều chính sách ƣu đãi, ƣu tiên trong quá trình giao dịch.

- Không ngừng mở rộng phát triển mạng lƣới chi nhánh nhằm tiến gần hơn đến ngƣời dân. Bên cạnh đó, hoạt động quảng bá, marketing cũng đƣợc chú trọng nhằm để ngƣời dân hiểu đƣợc những lợi ích từ ngân hàng mang lại, khuyến khích ngƣời dân hiểu về ngân hàng và tiến đến thiết lập giao dịch tại ngân hàng, trong đó có việc gửi tiền vào ngân hàng. Hoạt động này đặc biệt đƣợc chú trọng ở những vùng kinh tế phát triển cao nhƣng lƣợng giao dịch ngân hàng chƣa lớn, thị trƣờng còn nhiều bỏ ngõ.

- Chú trọng đầu tƣ phát triển công nghệ nhằm giúp ngân hàng phát triển các dịch vụ thanh toán hiện đại cũng nhƣ phục vụ cho công tác quản lý hệ thống. Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc huy động nguồn tiền gửi thanh toán bởi dịch vụ thanh toán hiện đại, an toàn, nhanh chóng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến việc lựa chọn ngân hàng để thực hiện giao dịch của khách hàng. Bên cạnh đó, với số lƣợng khách hàng ngày càng nhiều, mạng lƣới ngày càng mở rộng, số lƣợng sản phẩm, dịch vụ ngày càng tăng, đa dạng và phong phú, nếu không có sự hỗ trợ của công nghệ thì ngân hàng không thể thực hiện tốt khâu quản lý ở các cấp. Với sự hỗ trợ của công nghệ, các ngân hàng giảm đƣợc rất nhiều công việc mà khi làm thủ công các thủ tục, giấy tờ sẽ dễ dẫn đến sai sót, thời gian thực hiện giao dịch cũng nhanh gọn hơn, từ đó tiết kiệm đƣợc thời gian để tập trung vào việc tìm kiếm và chăm sóc khách hàng.

1.4.2 Bài học kinh nghiệm về hiệu quả huy động vốn đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Bến Tre Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Bến Tre

Từ những kinh nghiệm của một số ngân hàng ở Thái Lan, Indonesia, đề tài rút ra một số kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả hoạt động tạo nguồn vốn cho các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam nói chung và Agribank Bến Tre nói riêng:

- Thực hiện phân cấp khách hàng một cách chi tiết, cụ thể là cần thiết đối với các ngân hàng thƣơng mại, không chỉ cho hoạt động huy động vốn mà còn ảnh

hƣởng đến các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. Dựa trên việc phân cấp khách hàng, ngân hàng sẽ có đƣợc lợi thế trong việc xây dựng chính sách sao cho phù hợp với đặc điểm của từng nhóm khách hàng để có thể phục vụ tốt hơn.

- Việc đa dạng hóa danh mục sản phẩm tiền gửi thƣờng xuyên là rất cần thiết trong quá trình thực hiện hoạt động huy động vốn. Phải nắm đƣợc đặc điểm dân cƣ từng vùng miền để xây dựng những sản phẩm huy động vốn phù hợp, từ đó, đáp ứng đƣợc đa dạng nhu cầu của ngƣời gửi tiền. Muốn làm đƣợc điều này, các ngân hàng thƣơng mại cần phải thƣờng xuyên điều tra nghiên cứu thị trƣờng, nắm đƣợc những chuyển biến trong đặc điểm dân cƣ để có những thay đổi phù hợp, nhằm tạo ra những sản phẩm huy động hấp dẫn khách hàng. Mở rộng huy động bằng nhiều hình thức khác nhau sẽ giúp ngân hàng tạo đƣợc tính chủ động trong việc huy động vốn cũng nhƣ đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của ngƣời gửi tiền trong nền kinh tế.

- Chính sách lãi suất và những chính sách ƣu đãi cũng cần chú trọng. Tùy thời điểm, đặc điểm của khách hàng mà thiết kế chính sách lãi suất và ƣu đãi có liên quan cho phù hợp. Không những chỉ tập trung vào việc thu hút khách hàng mới mà cần chú trọng đến nhóm khách hàng trung thành, có nguồn tiền gửi lớn, thời gian gửi lâu dài. Không những chỉ mang lại cho khách hàng những lợi ích về vật chất mà còn cần chú trọng đến những lợi ích phi vật chất dành cho khách hàng.

- Cần đẩy mạnh quảng bá ngân hàng, đặc biệt là những khu vực mà mức độ tiếp cận dịch vụ ngân hàng ở đó còn chƣa cao để phát triển hoạt động huy động vốn. Vì là các quốc gia đang phát triển nên trình độ dân trí một số vùng miền chƣa cao, việc nhiều ngƣời dân chƣa tiếp cận giao dịch với ngân hàng là thuận lợi để các ngân hàng tiếp tục triển khai và phát triển các sản phẩm dịch vụ của mình, trong đó, có dịch vụ huy động vốn.

- Đầu tƣ vào công nghệ mặc dù đòi hỏi chi phí ban đầu cao nhƣng những lợi ích mà công nghệ mang lại trong hoạt động ngân hàng là rất lớn. Do đó, các ngân hàng thƣơng mại muốn nâng cao hiệu quả huy động vốn cần chú trọng đầu tƣ vào

khoa học kỹ thuật công nghệ nhằm đa dạng hóa danh mục sản phẩm dịch vụ, cũng nhƣ phục vụ cho quá trình quản lý của các ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chƣơng 1 của luận văn đã trình bày khái quát kiến thức cơ bản về hoạt động huy động vốn cũng nhƣ hiệu quả hoạt động huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại trong nền kinh tế. Đồng thời, luận văn cũng đã đề cập đến bài học kinh nghiệm của một số ngân hàng thƣơng mại ở một số quốc gia có đặc điểm địa lý và trình độ phát triển kinh tế khá tƣơng đồng với Việt Nam nhƣ Indonesia, Thái Lan để làm bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam nói chung và Agribank Bến Tre nói riêng. Dựa trên nền tảng cơ sở lý luận này để đề tài thực hiện phân tích thực trạng, đƣa ra đánh giá cũng nhƣ đề xuất giải pháp kiến nghị trong các chƣơng tiếp theo.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH BẾN TRE

2.1KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH BẾN TRE

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Bến Tre Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Bến Tre

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Bến Tre có tên gọi nhƣ sau:

Tên bằng tiếng Việt: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Bến Tre.

Tên bằng tiếng Anh: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Deveplopment - Ben Tre Branch.

Tên viết tắt: Agribank Bến Tre

Địa chỉ: 284 A1, đại lộ Đồng Khởi, phƣờng Phú Tân, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre.

Điện thoại: 0275.3822126

Fax: 0275.3816418

Website: www.agribank.com.vn

Swift code: VBAAVNVX 750

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Bến Tre (Agribank Bến Tre) là chi nhánh thành viên của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank). Agribank Bến Tre là một trong những chi nhánh có quy mô lớn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Với tên gọi ban đầu là Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Tỉnh Bến Tre, Agribank Bến Tre đƣợc thành lập vào ngày 26/03/1988 theo quyết định số 39/NH-TCCB ngày 26/3/1988 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. Mạng lƣới chi nhánh lúc sơ khai bao gồm 01 Hội sở tỉnh và 7 chi nhánh huyện gồm: Ba Tri, Giồng Trôm, Châu Thành, Bình Đại, Mỏ Cày, Thạnh Phú và Chợ Lách.

Giai đoạn từ 26/03/1988 đến 13/11/1990 là giai đoạn cực kỳ khó khăn trong hoạt động của Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Tỉnh Bến Tre. Mặc dù biên chế của chi nhánh lên đến 547 cán bộ nhân viên nhƣng hiệu quả hoạt động lại rất thấp. Huy động vốn ít, dƣ nợ tín dụng không nhiều nhƣng chất lƣợng lại kém làm cho lợi nhuận của ngân hàng luôn ở mức thấp. Cụ thể, bắt đầu huy động vốn từ 01/07/1988, đến cuối năm 1988, tổng vốn huy động chỉ đạt 3.940 triệu đồng, trong khi tổng dƣ nợ cho vay là 15.036 triệu đồng. Đến cuối năm 1989, tổng vốn huy động đạt đƣợc là 8.255 triệu đồng và tổng dƣ nợ đạt 26.621 triệu đồng. Năm 1990, huy động vốn đạt 7.658 triệu đồng cộng thêm 15.600 triệu đồng vốn đi vay các tổ chức tín dụng khác, tổng dƣ nợ là 20.176 triệu đồng. Trong giai đoạn này, dƣ nợ của chi nhánh chủ yếu là dƣ nợ doanh nghiệp nghiệp vụ địa phƣơng quản lý, làm ăn hiệu quả thấp, thƣờng xuyên lỗ, nợ quá hạn có lúc lên đến 50% - 60% tổng dƣ nợ.

Cùng với sự đổi mới của nền kinh tế, một dấu mốc quan trọng đánh dấu sự chuyển mình của chi nhánh đó chính là việc Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng ký quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam vào ngày 14/11/1990. Vào ngày 22/12/1990, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam Tỉnh Bến Tre đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Tỉnh Bến Tre, là đơn vị thành viên của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam đƣợc thành lập theo quyết định 603/NH-QĐ của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. Sau khi đổi tên cùng với việc chú trọng đến phát triển hoạt động ngân hàng trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều thay đổi tích cực, đến cuối năm 1994, chi nhánh đã tạo đƣợc bƣớc đột phá mới với tổng nguồn vốn huy động tăng lên 68.182 triệu đồng, tổng dƣ nợ cho vay đạt 126.076 triệu đồng. Đến năm 1996, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Tỉnh Bến Tre đã

phát triển vững vàng với nguồn vốn huy động đạt 156.932 triệu đồng, tăng gấp 50,3 lần năm 1988 và dƣ nợ cho vay đạt 347.629 triệu đồng.

Ngày 15/11/1996, đƣợc ủy quyền của Thủ tƣớng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ký quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Bến Tre là đơn vị thành viên của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đƣợc thành lập theo quyết định 198/1998/QĐ-NHNN5 ngày 02/06/1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.

Sau 20 năm kể từ năm 1996, kế thừa và phát triển kết quả của những giai đoạn trƣớc, năm 2017, Agribank Bến Tre đã có kết quả hoạt động kinh doanh khá tốt. Tổng vốn huy động đến cuối năm 2017 của chi nhánh là 10.856,5 tỷ đồng chiếm 37,1% thị phần huy động vốn trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Tổng dƣ nợ cho vay đến 31/12/2017 đạt 10.843,1 tỷ đồng. Agribank Bến Tre là một trong những ngân hàng thƣơng mại đi đầu trên địa bàn tỉnh Bến Tre cả trong lĩnh vực huy động vốn và cấp tín dụng.

2.1.2 Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Bến Tre Nam Chi nhánh Tỉnh Bến Tre

Đứng đầu tại Agribank Bến Tre là Giám đốc và các phó Giám đốc, dƣới là các phòng chức năng và các chi nhánh loại II và tiếp theo là các phòng giao dịch. Các phòng chức năng của Agribank Bến Tre bao gồm: phòng Kế hoạch Nguồn vốn, phòng Khách hàng Doanh nghiệp, phòng Khách hàng Hộ sản xuất và Cá nhân, phòng Kế toán và Ngân quỹ, phòng Tổng hợp, Phòng Kiểm tra Kiểm soát Nội bộ, phòng Dịch vụ và Marketing, phòng Điện toán. Vì là chi nhánh loại I, có quyền tự quyết tƣơng đối cao trong quá trình hoạt động, nên cơ cấu tổ chức Agribank Bến Tre đầy đủ các phòng nghiệp vụ quan trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Agribank Bến Tre chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch đã đề ra.

Cơ cấu bộ máy tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Bến Tre đƣợc thể hiện qua sơ đồ sau:

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của Agribank Bến Tre

Về mạng lƣới tại tỉnh Bến Tre, Agribank Bến Tre có 01 chi nhánh loại I là Hội sở tỉnh, 10 chi nhánh loại II và 18 phòng giao dịch trên khắp tỉnh Bến Tre. Mạng lƣới chi nhánh phòng giao dịch trải rộng khắp trên toàn tỉnh đã tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn cho Agribank trong việc tiếp cận khách hàng trong quá trình huy động vốn, cấp tín dụng cũng nhƣ các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng.

PHÒNG GIAO DỊCH GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC CÁC CHI NHÁNH LOẠI II PHÓ GIÁM ĐỐC CÁC PHÒNG NGHIỆP VỤ PHÒNG GIAO DỊCH

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Bến Tre giai đoạn 2012 – 2017 triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Bến Tre giai đoạn 2012 – 2017 2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động vốn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Agribank Bến Tre. Đây chính là nguồn cung cấp “nguyên liệu đầu vào” chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)