7. Bố cục đề tài
2.2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
2.2.2 Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Bến Tre giai đoạn năm 2012 - 2017 2.2.2.1 Các hình thức huy động vốn đa dạng tại Chi nhánh
Để đánh giá hiệu quả huy động vốn, một trong những nội dung quan trọng chính là đánh giá mức độ đa dạng trong các hình thức huy động vốn của ngân hàng. Với 4 hình thức huy động vốn theo quy định của pháp luật gồm nhận các loại tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá, vay nợ các tổ chức tín dụng và NHNN, Agribank Bến Tre đã thực hiện huy động vốn hai hình thức huy động chủ yếu là nhận các loại tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá. Bên cạnh đó, khi Agribank Bến Tre thiếu vốn thì còn có phƣơng thức nhận vốn từ Agribank.
Với hình thức huy động vốn thông qua nhận tiền gửi, Agribank Bến Tre triển khai tất cả các sản phẩm tiền gửi của hệ thống Agribank, bao gồm nhóm sản phẩm tiền gửi và tiền gửi tiết kiệm. Trong đó, tiền gửi là loại sản phẩm áp dụng cho mọi đối tƣợng khách hàng gồm cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nƣớc. Khách hàng cá nhân chủ yếu chỉ sử dụng sản phẩm tiền gửi thanh toán – tiền gửi không kỳ hạn để sử dụng các phƣơng tiện, dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Trong khi đó, khách hàng doanh nghiệp và tổ chức thì sử dụng tất cả các sản phẩm tiền gửi tùy theo từng thời điểm để tối đa hóa lợi ích từ khoản mục tiền gửi trong hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức.
Bảng 2.3: Danh mục sản phẩm tiền gửi của Agribank Bến Tre STT Tên sản phẩm Đối tƣợng khách hàng Loại tiền huy động Kỳ hạn 01 Tiền gửi không kỳ hạn
Cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức trong, ngoài nƣớc
VND,
STT Tên sản phẩm Đối tƣợng khách hàng
Loại tiền
huy động Kỳ hạn
02 Tiền gửi linh hoạt Cá nhân VND Không kỳ hạn
03 Tiền gửi có kỳ hạn lãi sau
Cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức trong, ngoài nƣớc VND, USD, EUR số ngày hoặc số tháng 04 Tiền gửi có kỳ hạn lãi sau định kỳ
Cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức trong, ngoài nƣớc VND, USD, EUR 3, 6, 9, 12, 18, 24 và trên 24 tháng. 05 Tiền gửi có kỳ hạn lãi trƣớc
Cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức trong, ngoài nƣớc VND, USD, EUR Có kỳ hạn, tối thiểu là một tháng
Nguồn: Danh mục các sản phẩm huy động vốn tại Agribank Bến Tre
Ngoài sản phẩm tiền gửi đƣợc thiết kế chung cho các đối tƣợng khách hàng, Agribank còn đƣa ra danh mục sản phẩm tiền gửi tiết kiệm đa dạng dành riêng cho nhóm đối tƣợng khách hàng cá nhân. Phần lớn số dƣ tiền gửi huy động từ tiền gửi tiết kiệm đang chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu huy động vốn của Agribank Bến Tre. Nhằm tăng khả năng cạnh tranh, đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng phong phú, đa dạng của khách hàng, Agribank nói chung và Agribank Bến Tre nói riêng đã triển khai đa dạng các sản phẩm tiết kiệm theo thể thức và kỳ hạn. Trong đó, sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi sau lãi suất thả nổi và tiết kiệm có kỳ hạn dự thƣởng phản ánh rất rõ tính thích nghi của sản phẩm trên thị trƣờng khi thu hút đƣợc rất nhiều khách hàng lựa chọn. Với tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất thả nổi, khách hàng sẽ an tâm hơn về khả năng sinh lời của khoản tiền tiết kiệm, đặc biệt là trong thời kỳ lãi suất có xu hƣớng tăng lên, tránh tình trạng khách hàng rút tiền ra, gửi tiền lại khi có biến động về lãi suất hoặc chuyển sang ngân hàng khác, đồng thời đảm bảo ổn định nguồn vốn huy động từ dân cƣ cho ngân hàng. Tuy nhiên, trong xu hƣớng lãi suất tiền gửi đang có xu hƣớng giảm, đây không phải là sản phẩm đƣợc nhiều khách
hàng lựa chọn. Tiết kiệm dự thƣởng đƣợc thiết kế khá phù hợp với thị hiếu và tính cách của ngƣời dân, đặc biệt là nhóm khách hàng nông dân, hộ gia đình trên địa bàn nên khả năng thu hút đƣợc khách hàng rất cao.
Bảng 2.4: Danh mục sản phẩm tiền gửi tiết kiệm của Agribank Bến Tre STT Tên sản phẩm Đối tƣợng
khách hàng
Loại tiền
huy động Kỳ hạn
01 Tiết kiệm không kỳ hạn Cá nhân VND, USD, EUR Không kỳ hạn 02 Tiết kiệm có kỳ hạn
trả lãi sau toàn bộ Cá nhân VND, USD, EUR
1, 3, 6, 9, 12, 24 tháng 03 Tiết kiệm có kỳ hạn
trả lãi sau định kỳ Cá nhân VND, USD, EUR 3, 6, 9, 12, 24 tháng 04 Tiết kiệm có kỳ hạn
trả lãi trƣớc toàn bộ Cá nhân VND, USD, EUR 3, 6, 9, 12, 18, 24 tháng 05 Tiết kiệm linh hoạt Cá nhân VND, USD, EUR Tối đa 24 tháng 06 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ
hạn lãi suất thả nổi Cá nhân VND, USD, EUR 6, 12, 24 tháng 07 Tiết kiệm gửi góp theo
định kỳ Cá nhân VND
Có kỳ hạn tính theo tháng 08 Tiết kiệm gửi góp
không theo định kỳ Cá nhân VND Có kỳ hạn tính theo tháng 09 Tiết kiệm học đƣờng Cá nhân VND, USD Từ 01 đến 18 năm 10 Tiết kiệm an sinh Cá nhân VND, USD 12, 18, ≥ 24 tháng 11 Tiết kiệm dự thƣởng Cá nhân VND Phụ thuộc mục đích
huy động
Nguồn: Danh mục các sản phẩm huy động vốn tại Agribank Bến Tre
Trong giai đoạn nghiên cứu, Agribank Bến Tre mỗi năm đƣa ra 02 đợt tiết kiệm dự thƣởng nhằm thu hút khách hàng gửi tiền cũng nhƣ có đƣợc nguồn vốn ổn định do khách hàng không đƣợc phép rút trƣớc hạn. Đối với tiền gửi không kỳ hạn,
trong giai đoạn 2012 – 2017, bên cạnh các phƣơng tiện thanh toán truyền thống, Agribank Bến Tre đã triển khai thực hiện thêm dịch vụ SMS Banking và E – Banking nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý tài khoản cũng nhƣ thanh toán của khách hàng thông qua ngân hàng. Điều này giúp ngân hàng theo kịp với xu thế ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào trong phát triển sản phẩm dịch vụ, duy trì khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác cũng nhƣ đáp ứng nhu cầu giao dịch của khách hàng, tạo điều kiện thu hút nguồn tiền gửi thanh toán từ các thành phần trong nền kinh tế.
Nếu hoạt động nhận tiền gửi là hoạt động thƣờng xuyên của ngân hàng trong các hình thức huy động vốn, thì phát hành giấy tờ có giá lại là hình thức huy động vốn không thƣờng xuyên, đƣợc thực hiện tùy theo kế hoạch nhu cầu vốn của Trụ sở chính Agribank hoặc của chi nhánh. Trong giai đoạn 2012 – 2017, bên cạnh các đợt phát hành giấy tờ có giá theo hệ thống, Agribank Bến Tre đã chủ động phát hành giấy tờ có giá trong năm 2013 với tên gọi kỳ phiếu dự thƣởng từ ngày 15/07/2013 đến ngày 12/09/2013. Kết quả Agribank Bến Tre đã thu về đƣợc 200,6 tỷ đồng, đạt 100,3% kế hoạch huy động.
Với vai trò là chi nhánh loại I nên Agribank Bến Tre không trực tiếp vay nợ từ các TCTD và NHNN mà thực hiện vay của ngân hàng cấp trên là Agribank. Hiện nay, Agribank có hai phƣơng thức cho vay đối với chi nhánh, gồm:
- Phƣơng thức cho vay thông thƣờng: Các chi nhánh lên kế hoạch sử dụng vốn hàng năm, trong đó, phân ra chi tiết hàng quý, Agribank sẽ tiến hành cho vay phần chênh lệch thiếu kế hoạch giữa nguồn vốn và sử dụng vốn của chi nhánh theo một mức phí cố định. Mức phí này sẽ đƣợc Agribank thông báo theo từng thời điểm. Tuy nhiên, để khuyến khích các chi nhánh tăng cƣờng khả năng huy động vốn, trong trƣờng hợp nguồn vốn huy động tại chi nhánh không đạt so với kế hoạch đề ra, thì phần thiếu hụt so với kế hoạch đƣợc cho vay sẽ bị Agribank phạt với mức phí bằng 150% mức phí thông báo thông thƣờng. Điều này làm cho các chi nhánh thiếu vốn, trong đó có Agribank Bến Tre luôn tìm cách trong việc tăng trƣởng
nguồn vốn huy động cũng nhƣ đạt đƣợc kế hoạch huy động vốn đã đề ra vào đầu mỗi năm.
- Phƣơng thức cho vay ƣu đãi: Đối với một số lĩnh vực, ngành nghề mà Agribank nhận định rủi ro thấp, hoặc trong thời điểm cần tăng trƣởng tín dụng, hoặc theo chủ trƣơng của Chính phủ, Agribank Trụ sở chính sẽ áp dụng mức phí thấp hơn mức phí thông thƣờng cho các chi nhánh khi nhận vốn. Điều này là để khuyến khích các chi nhánh tăng trƣởng vào những lĩnh vực ngành nghề mà Agribank có chủ trƣơng triển khai cấp tín dụng theo từng thời điểm.
Bên cạnh các hình thức huy động vốn, Agribank Bến Tre còn chú trọng đến các công cụ bổ trợ nhằm thúc đẩy hiệu quả công tác huy động vốn, bao gồm: cơ sở vật chất, công nghệ thông tin, đội ngũ nhân lực và chính sách chăm sóc khách hàng. Trong đó:
Về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác huy động vốn luôn đƣợc ngân hàng chú trọng đầu tƣ, phát triển. Ban đầu hình thành Agribank Bến Tre chỉ có 01 Hội sở tỉnh và 07 chi nhánh thì đến nay, con số này đã nâng lên thành 01 Hội sở tỉnh, 10 chi nhánh loại II và 18 phòng giao dịch trên khắp tỉnh Bến Tre. Song song phát triển mạng lƣới về mặt số lƣợng, chi nhánh còn chú trọng nâng cấp, sửa chữa các chi nhánh đã cũ, xuống cấp đồng thời trang bị trang thiết bị hiện đại cho các điểm giao dịch. Điều này góp phần làm cho hình ảnh của chi nhánh trở nên tốt hơn, uy tín hơn trong lòng khách hàng.
Ngoài ra, Agribank và Agribank Bến Tre cũng chú trọng đến việc phát triển công nghệ thông tin trong quá trình hoạt động. Việc đƣa vào triển khai Core Banking trên toàn hệ thống và hệ thống thông tin nội bộ (MIS) vào năm 2009 đã giúp cho Agribank trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh trong đó có hoạt động tạo nguồn vốn. Điều này đƣợc thể hiện qua việc chi nhánh đã có thể quản lý danh mục sản phẩm huy động vốn để xác định doanh thu, hiệu quả của việc phát triển các sản phẩm huy động vốn, đặc biệt là những sản phẩm mới. Việc công nghệ hóa này đã giúp cho chi nhánh rút ngắn đƣợc thời gian xử lý thủ tục, triển khai đƣợc các sản phẩm, dịch vụ công nghệ hiện đại nhƣ SMS Banking, E-Banking, Mobile Banking,
Internet Banking đến khách hàng, trở thành một kênh giúp chi nhánh huy động vốn tốt hơn. Trên hệ thống IPCAS có đầy đủ các trƣờng để chi nhánh có thể cập nhật đầy đủ thông tin của khách hàng, từ đó, giúp cho chi nhánh đánh giá đƣợc nhu cầu, phân nhóm khách hàng một cách hiệu quả hơn và đƣa ra đƣợc các sản phẩm huy động phù hợp với địa bàn kinh doanh nhằm huy động tối đa nguồn vốn có sẵn tại địa phƣơng.
Đội ngũ nguồn nhân lực cũng đƣợc chi nhánh quan tâm đến việc nâng cao chất lƣợng vì đây chính là đối tƣợng trực tiếp làm việc, giao dịch với khách hàng. Hơn 60% đội ngũ nhân viên đƣợc đào tạo bài bản, tốt nghiệp đúng chuyên ngành với trình độ từ cao đẳng trở lên có kiến thức và kỹ năng tốt đã giúp chi nhánh xây dựng đƣợc hình ảnh đẹp trong mắt khách hàng đến giao dịch. Mặc dù vậy, vẫn còn một bộ phận nhỏ cán bộ nhân viên chƣa chú trọng trau dồi kiến thức, tinh thần tự giác học hỏi, kỹ năng bán chéo sản phẩm chƣa cao, đặc biệt chƣa nắm đƣợc các sản phẩm dịch vụ hiện đại. Điều này đang phần ảnh hƣởng đến khả năng huy động vốn cũng nhƣ tạo ra nguồn thu cho ngân hàng.
Chính sách chăm sóc khách hàng đang dần đƣợc quan tâm đúng mức trong giai đoạn 2014 – 2017. Chi nhánh đã xây dựng đƣợc tiêu chí xếp loại khách hàng để có chính sách chăm sóc phù hợp cho từng đối tƣợng khách hàng. Trong đó, khách hàng đƣợc phân thành khách hàng VIP, khách hàng có uy tín trong cộng đồng, khách hàng truyền thống, khách hàng phổ thông… Dựa trên việc phân nhóm khách hàng, cùng với việc ứng dụng chƣơng trình quản lý quan hệ khách hàng (CRM), chi nhánh có cơ sở để đƣa ra những ƣu đãi khác nhau dành cho các nhóm khách hàng khác nhau. Bên cạnh đó, hàng năm Agribank Bến Tre còn tổ chức các hội nghị khách hàng để tri ân những khách hàng truyền thống, khách hàng VIP tại ngân hàng.
Nhƣ vậy, có thể thấy Agribank Bến Tre sử dụng đa dạng các hình thức huy động để đảm bảo nguồn vốn kinh doanh nhƣng vẫn tập trung chủ yếu hình thức huy động từ sản phẩm tiền gửi. Danh mục sản phẩm tiền gửi của ngân hàng khá đa dạng, phong phú, phù hợp với thị hiếu khách hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng còn có
hình thức huy động vốn với hình thức phát hành giấy tờ có giá để chủ động hơn trong nguồn vốn hoạt động. Bên cạnh đó, chi nhánh còn có sự hỗ trợ vốn từ Trụ sở chính thông qua các phƣơng thức cho vay tùy từng trƣờng hợp để có đủ nguồn vốn kinh doanh. Song song với hình thức huy động vốn đa dạng, phong phú, chi nhánh còn chú trọng vào các công cụ hỗ trợ cho quá trình huy động vốn nhƣ cơ sở vật chất, công nghệ thông tin, đội ngũ nhân viên và chính sách khách hàng để nâng cao hiệu quả huy động vốn.
2.2.2.2 Mức độ tăng trƣởng ổn định của nguồn vốn huy động
Bảng 2.5: Mức tăng trƣởng và tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn giai đoạn 2012-2017 của Agribank Bến Tre
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Vốn huy động 5.376,5 5.970,7 6.816,4 7.878,3 9.217,9 10.856,5 Vốn huy động theo kế hoạch 5.371,1 6.066,4 6.809,3 7.752,2 9.091,0 10.724,9 Thực hiện/kế hoạch (%) 114,3 98,4 102,0 105,3 103,9 101,2%
Tăng trƣởng (%) 33,0 11,1 14,2 15,6 17,0 18,0%
Nguồn: Báo cáo tổng kết Agribank Bến Tre giai đoạn 2012 - 2017
Nguồn vốn huy động của chi nhánh trong giai đoạn 2012 -2017 tăng dần qua các năm và phần lớn luôn hoàn thành vƣợt mức kế hoạch đề ra. Nhìn vào bảng 2.5 có thể thấy, năm 2013 là năm mức tăng trƣởng nguồn vốn huy động thấp nhất trong giai đoạn nghiên cứu và là năm duy nhất, chi nhánh không đạt đƣợc kế hoạch huy động vốn đề ra. Nguyên nhân là do chi nhánh luôn chấp hành nghiêm túc quy định của NHNN về trần lãi suất, không kèm khuyến mãi, trong khi đó, ở các ngân hàng thƣơng mại cổ phần khác huy động luôn kèm quà tặng khuyến mãi. Đối với nguồn vốn huy động từ 12 tháng trở lên các ngân hàng khác đƣa ra mức lãi suất từ 8,5% đến 10% trong khi chính sách lãi suất của Agribank chỉ 8% nên hạn chế trong việc
thu hút khách hàng gửi tiền tại ngân hàng. Do Agribank không có chƣơng trình chăm sóc khách hàng hàng năm, đặc biệt là năm 2013 do quy định tiết giảm chi phí, thực hành tiết kiệm của NHNN nên số lƣợng khách hàng đƣợc chăm sóc còn ít, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng, làm hạn chế khả năng thu hút khách hàng tăng trƣởng nguồn vốn huy động. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế - xã hội tại địa phƣơng năm 2013 tiếp tục phải đối mặt với suy giảm kinh tế, giá nông sản giảm, dịch bệnh trên một số cây trồng, vật nuôi làm ảnh hƣởng đến thu nhập của ngƣời dân và doanh nghiệp.
Tốc độ tăng trƣởng vốn huy động có xu hƣớng tăng cao và ổn định trong giai đoạn 2014 – 2017. Đây là giai đoạn mà NHNN thực hiện mạnh mẽ quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thƣơng mại, tác động lớn đến tâm lý khách hàng trong việc lựa chọn ngân hàng an toàn để giao dịch. Với lợi thế là ngân hàng 100% vốn nhà nƣớc, ngƣời dân có sự tin tƣởng cao hơn dành cho Agribank. Bản thân Agribank Bến Tre cũng thực hiện tái cơ cấu toàn diện để nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng thể hiện thông qua đổi mới, nâng cao thái độ, tác phong phục vụ, rút ngắn thời gian giao dịch, tạo mối quan hệ gần gũi với khách hàng nhằm duy trì lƣợng khách