Môi trƣờng vĩ mô ảnh hƣởng đến hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 50 - 53)

7. Bố cục đề tài

2.2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG

2.2.1 Môi trƣờng vĩ mô ảnh hƣởng đến hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Bến Tre giai đoạn năm 2012 – 2017

Việt Nam là một trong những quốc gia đƣợc đánh giá là có tình hình chính trị ổn định dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng thƣơng mại nói riêng. Trong môi trƣờng kinh tế vĩ mô ổn định về chính trị, các thành phần trong nền kinh tế sẽ có tâm lý yên tâm hơn vào sự ổn định và phát triển của hệ thống ngân hàng, từ đó, ảnh hƣởng không nhỏ đến quyết định gửi tiền gửi vào ngân hàng. Bên cạnh đó, giai đoạn 2012 – 2017 là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam có những thay đổi quan trọng, ảnh hƣởng không nhỏ đến việc huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại nói chung và Agribank Bến Tre nói riêng. Giai đoạn 2012 – 2013, nền kinh tế Việt Nam

gặp nhiều khó khăn khi lạm phát ở mức cao, tốc độ tăng trƣởng có dấu hiệu suy giảm, chƣa thực sự ổn định. Tuy nhiên, nhờ sự điều hành của Chính phủ và NHNN, bắt đầu từ năm 2014, nền kinh tế đã có nhiều dấu hiệu khởi sắc khi lạm phát đƣợc kiểm soát và tốc độ tăng trƣởng ngày càng đƣợc cải thiện. Do đó, hoạt động huy động vốn của Agribank Bến Tre cũng chịu ảnh hƣởng không nhỏ của những thay đổi của nền kinh tế.

Đối với hệ thống ngân hàng thƣơng mại, việc ban hành các văn bản, chính sách liên quan đến hoạt động huy động vốn. Trong đó, việc quy định trần lãi suất huy động của NHNN đã ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thƣơng mại. Đề án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thƣơng mại của NHNN cũng làm ảnh hƣởng đến tâm lý lựa chọn ngân hàng gửi tiền của ngƣời dân. Đề án này giúp ngƣời dân tin tƣởng hơn trong việc lựa chọn gửi tiền vào Agribank vì đây là ngân hàng thƣơng mại 100% vốn của Nhà nƣớc.

Bên cạnh những yếu tố khách quan mang tính quốc gia, do hoạt động trên địa bàn tỉnh Bến Tre nên hoạt động huy động vốn của Agribank Bến Tre cũng chịu ảnh hƣởng của những yếu tố khách quan khác nhƣ sự phát triển kinh tế của vùng, mức độ cạnh tranh ngân hàng trên địa bàn cũng nhƣ các yếu tố liên quan đến dân cƣ, văn hóa xã hội khác. Trong đó:

Về kinh tế địa phương, Bến Tre là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu

Long, có nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp thể hiện qua diện tích đất phục vụ trồng lúa, cây hoa màu phụ, các loại cây ăn trái nhƣ cam, quýt, sầu riêng, chuối, chôm chôm, măng cụt, mãng cầu, xoài cát, bòn bon, khóm, vú sữa, bƣởi da xanh chiếm diện tích khá lớn. Do đó, tỉnh Bến Tre vẫn đƣợc xem là một tỉnh nông nghiệp, tập trung thế mạnh phát triển nông nghiệp bên cạnh hỗ trợ phát triển các ngành khác trên địa bàn. Do là một tỉnh nông nghiệp nên tình hình phát triển kinh tế địa phƣơng phụ thuộc lớn vào sự phát triển của ngành nông nghiệp. Giai đoạn 2012 – 2013 đạt ở mức lần lƣợt là 6,61% và 6,72%, đƣợc xem là ở mức thấp do chịu ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu thời tiết, tình trạng xâm nhập mặn cũng nhƣ dịch bệnh phát sinh nhiều, tình hình tiêu thụ nông sản chậm. Tuy nhiên năm 2014 – 2015, tình

hình phát triển kinh tế địa phƣơng trở nên lạc quan hơn khi liên tục đạt mức 7,7% năm 2014 và 7,5% năm 2015. Kinh tế địa phƣơng trong giai đoạn này tăng trƣởng mức cao do điều kiện thời tiết tƣơng đối thuận lợi, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi phát sinh đƣợc khống chế kịp thời nên sản lƣợng nông sản cao, giá nông sản ổn định làm cho giá trị tăng thêm ngành này đạt đến 3,8%. Đến năm 2016, mặc dù vẫn duy trì tăng trƣởng nhƣng tốc độ tăng giảm xuống còn 5,5% cũng do những nguyên nhân liên quan đến việc mất mùa, dịch bệnh trong lĩnh vực nông nghiệp ảnh hƣởng tiêu cực đến tăng trƣởng kinh tế địa phƣơng tỉnh Bến Tre. Năm 2017, với sự phục hồi của nền sản xuất nông nghiệp sau đợt hạn mặn lịch sữ đã góp phần kéo tốc độ tăng trƣởng kinh tế địa phƣơng tỉnh Bến Tre đạt mức 7,23%.

Về mức độ cạnh tranh ngành ngân hàng trên địa bàn hoạt động, hoạt động

kinh doanh của các ngân hàng trên địa bàn vẫn diễn ra sự cạnh tranh gay gắt nhất là trong lĩnh vực huy động vốn trong giai đoạn 2012 - 2017. Bắt đầu từ năm 2012, các ngân hàng thƣơng mại cổ phần không ngừng mở rộng mạng lƣới trên địa bàn không những tại trung tâm tỉnh mà còn mở rộng đến các huyện, áp dụng lãi suất huy động vốn cao hơn trần lãi suất quy định bằng nhiều hình thức khuyến mãi, đối với kỳ hạn gửi từ 12 tháng trở lên áp dụng lãi suất cao từ 12%/năm đến 13%/năm gây ra hiện tƣợng khách hàng có số dƣ lớn chạy theo lãi suất thời điểm của từng ngân hàng. Vì vậy, Agribank Bến Tre luôn gặp khó khăn trong công tác huy động vốn do các NHTM trên địa bàn chƣa đồng loạt thực hiện nghiêm túc về trần lãi suất huy động.

Về đặc điểm dân cư và các yếu tố khác, quy mô dân số tỉnh Bến Tre đến cuối

năm 2017 là 1,267 triệu ngƣời, phần lớn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Đây đƣợc xem là một yếu tố thuận lợi giúp Agribank Bến Tre thu hút khách hàng đến gửi tiền gửi tiết kiệm cũng nhƣ vay vốn. Tuy nhiên, do trình độ dân trí khu vực chƣa cao, ngƣời dân chƣa am hiểu nhiều về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nên việc triển khai các hình thức huy động vốn thông qua ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ nhƣ thẻ, tài khoản thanh toán đăng ký dịch vụ internet banking, SMS banking gặp nhiều khó khăn. Khách hàng cũng thƣờng quan tâm đến lãi suất khi gửi

tiền nên khi chính sách lãi suất huy động thiếu cạnh tranh cũng gây khó khăn cho ngân hàng khi giữ chân khách hàng cũ cũng nhƣ thu hút khách hàng mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)