7. Bố cục đề tài
3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN
3.2.2.1 Đa dạng hóa sản phẩm huy động
Muốn tăng khả năng cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn, chi nhánh cần thực hiện đa dạng hóa sản phẩm huy động. Thực trạng hoạt động giai đoạn 2012 – 2017 cho thấy chi nhánh đã áp dụng linh hoạt các hình thức huy động vốn thông qua danh mục sản phẩm tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá. Tuy nhiên, số liệu thống kê của chi nhánh chƣa cho biết đƣợc kết quả huy động vốn dựa trên sản phẩm. Điều này làm cho việc đánh giá, phân loại sản phẩm của chi nhánh chƣa cao. Chi nhánh cần thực hiện thống kê, phân tích cơ cấu huy động vốn theo từng loại tiền gửi để đánh giá về tính hiệu quả, vòng đời của sản phẩm. Những sản phẩm nào hiệu quả chƣa cao thì cần điều tra nguyên nhân. Nếu sau khi điều tra, đề xuất Agribank cải tiến sản phẩm theo hƣớng phù hợp hơn với nhu cầu của khách hàng, còn nếu thực sự không phù hợp thì mạnh dạn đề xuất loại bỏ.
Chi nhánh cũng cần chú trọng đến việc đƣa ra các sản phẩm huy động vốn mới, đặc trƣng riêng nhằm tăng khả năng thu hút khách hàng. Việc thiết kế sản phẩm mới cần đƣợc chi nhánh thực hiện thông qua việc nghiên cứu thị trƣờng, phân đoạn thị trƣờng để định vị thị trƣờng từ đó thiết kế sản phẩm cho phù hợp. Dựa trên thực trạng hoạt động hiện nay, chi nhánh cần chú trọng thiết kế sản phẩm huy động
vốn dựa trên đặc điểm thu nhập của nhóm khách hàng dân cƣ mà phần lớn là nông dân, hộ nông dân, vừa thể hiện đƣợc đặc trƣng là ngân hàng dành cho nông nghiệp vừa phù hợp với đặc điểm của địa phƣơng. Điển hình chi nhánh nên triển khai áp dụng hình thức tiết kiệm tuổi già. Đây là sản phẩm chƣa xuất hiện trên thị trƣờng huy động vốn tại địa bàn, rất phù hợp với đối tƣợng khách hàng không có lƣơng hƣu nhƣ nông dân, kinh doanh tự do… Sản phẩm này là sản phẩm huy động vốn trung và dài hạn, khách hàng hàng tháng hoặc hàng kỳ gửi 1 số tiền nhất định vào sổ tiết kiệm trong khoảng thời gian xác định. Sau khoảng thời gian đó, khách hàng đƣợc rút gốc và lãi linh hoạt theo từng kỳ. Đặc điểm để thu hút khách hàng là lãi suất sẽ cao, khách hàng có động lực để gửi tiền, đảm bảo tình hình tài chính tuổi già và nếu cần vay tiền thì với giá trị sổ tiết kiệm cũng có thể làm tài sản để bảo đảm cho khoản vay. Hoặc sản phẩm tiết kiệm mùa vụ dành riêng cho đối tƣợng khách hàng là nông dân. Sản phẩm thứ hai đề tài để xuất triển khai tại chi nhánh là tiền gửi tiết kiệm trả lãi tự động. Loại sản phẩm này phù hợp với đối tƣợng là khách hàng cán bộ công nhân viên đƣợc trả lƣơng qua thẻ. Khách hàng đến đăng ký loại sản phẩm này thì kết hợp đăng ký sử dụng Internet Banking để nếu tiền lƣơng về khách hàng không sử dụng hết có thể gửi tiết kiệm. Tiền lãi hàng kỳ sẽ đƣợc trả vào tiền gửi thanh toán để khách hàng chi tiêu. Điều này vừa tạo thuận tiện cho khách hàng không phải tốn thời gian, chi phí đến giao dịch tại quầy, hàng tháng có thêm thu nhập để chi tiêu. Còn ngân hàng thì huy động đƣợc vốn, triển khai đƣợc khách hàng sử dụng Internet Banking tăng nguồn thu phí.
Chi nhánh cần đƣa ra đề xuất hoặc chủ động tạo ra các gói sản phẩm dịch vụ trọn gói giữa các sản phẩm tiền gửi, tiền vay, dịch vụ thanh toán phù hợp với từng đối tƣợng khách hàng là tổ chức, tiểu thƣơng, cán bộ viên chức... Gói sản phẩm dịch vụ kết hợp này sẽ giúp chi nhánh tăng khả năng huy động vốn lúc khách hàng này có nguồn tiền nhàn rỗi vừa đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn thiếu hụt của khách hàng cũng nhƣ các nhu cầu thanh toán giao dịch khác.