Quy mô nguồn vốn huy động so với nhu cầu sử dụng vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 63 - 64)

7. Bố cục đề tài

2.2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG

2.2.2.3 Quy mô nguồn vốn huy động so với nhu cầu sử dụng vốn

Với vai trò là chi nhánh loại I của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Agribank, nguồn vốn hoạt động của Agribank Bến Tre đƣợc hình thành từ hai nguồn là vốn huy động tại địa phƣơng và vốn đi vay Trụ sở chính Agribank.

Dựa trên bảng 2.6, ta có thể thấy nguồn vốn huy động tại địa phƣơng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của Agribank Bến Tre khi luôn chiếm tỷ trọng cao trên 88% trong cơ cấu vốn của chi nhánh. Bên cạnh đó, chi nhánh luôn vƣợt kế hoạch huy động đề ra, cho thấy chi nhánh đã chú trọng, nỗ lực không ngừng để đẩy mạnh huy động nguồn vốn từ dân cƣ và các thành phần kinh tế tại địa phƣơng nhằm phát triển hoạt động kinh doanh. Điều này làm cho chi phí đi vay của chi nhánh ở mức quy định, không phải chịu lãi suất phạt cao khi đi vay từ Trụ sở chính.

Bảng 2.6: Quy mô nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn của Agribank Bến Tre

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Vốn huy động tại địa phƣơng 5.376,5 5.970,7 6.816,4 7.878,3 9.217,9 10.856,5

Tỷ trọng (%) 94,0 88,6 89,7 88,5 88,3 98,0

Vốn đi vay Trụ sở chính 343,5 767,6 782,7 1.023,7 1.225,3 220,1

Tỷ trọng (%) 6,0 11,4 10,3 11,5 11,7 2,0

Tổng cộng 5.720,0 6.738,3 7.599,1 8.902,0 10.443,2 11.076,6

Nguồn: Báo cáo tổng kết Agribank Bến Tre giai đoạn 2012 – 2017

Tuy nhiên, xét về tính hiệu quả hoạt động huy động vốn thông qua chỉ tiêu quy mô vốn huy động trên tổng vốn của chi nhánh có thể thấy tỷ trọng này đang ngày càng giảm. Điều này dẫn đến việc chi nhánh vẫn chƣa thực sự chủ động về nguồn vốn trong quá trình hoạt động, phải phụ thuộc vào nguồn vốn từ Trụ sở chính và đây là nguồn vốn có chi phí cao hơn so với huy động từ địa phƣơng. Vì vậy,

quả huy động vốn từ địa phƣơng, giảm dần mức độ phụ thuộc vào nguồn vốn đƣợc điều chuyển từ Trụ sở chính.

Để đánh giá mức độ hiệu quả của hoạt động huy động vốn, một chỉ tiêu khác đƣợc sử dụng đó chính là quy mô vốn huy động/tổng dƣ nợ. Tỷ lệ cho vay bằng vốn huy động tại địa phƣơng của Agribank Bến Tre đƣợc thể hiện trong bảng 2.7 cho thấy sự biến động không ổn định của chỉ tiêu này trong giai đoạn 2012 - 2017. Năm 2012 chi nhánh đã chủ động trong việc cho vay bằng nguồn vốn huy động tại địa phƣơng khi vốn huy động có thể tài trợ 101,5% dƣ nợ cho vay tại chi nhánh. Tuy nhiên, tỷ trọng này giảm xuống chỉ còn 96,1% trong năm 2013, tăng lên 97,3% trong năm 2014 và duy trì ở mức 96% trong năm 2015, 2016. Tỷ lệ này biến động từ mức trên 100% giảm xuống chỉ còn khoảng 96% cho thấy nguồn vốn huy động tại địa phƣơng vẫn không đáp ứng đủ nguồn vốn chi nhánh cần để thực hiện kinh doanh trong bối cảnh nhu cầu vay vốn của ngƣời dân và các thành phần kinh tế tại địa phƣơng ngày càng tăng cao. Trong thời gian tới, chi nhánh cần thực hiện tốt hơn hoạt động huy động vốn để có thể tự chủ hơn nữa nguồn vốn cho vay, tránh phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn từ Trụ sở chính.

Bảng 2.7: Quy mô nguồn vốn huy động trên dƣ nợ của Agribank Bến Tre giai đoạn 2012 – 2017

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Vốn huy động 5.376,5 5.970,7 6.816,4 7.878,3 9.217,9 10.856,5 Dƣ nợ 5.296,3 6.216,1 7.004,9 8.197,8 9.598,5 10.843,1 Vốn huy động/dƣ nợ (%) 101,5 96,1 97,3 96,1 96,0 100,1

Nguồn: Báo cáo tổng kết Agribank Bến Tre giai đoạn 2012 – 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 63 - 64)