Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 42)

7. Bố cục đề tài

2.1 KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông

triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Bến Tre giai đoạn 2012 – 2017 2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động vốn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Agribank Bến Tre. Đây chính là nguồn cung cấp “nguyên liệu đầu vào” chính cho chi nhánh. Vì vậy, công tác huy động vốn luôn đƣợc chi nhánh quan tâm, chú trọng, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong hoạt động kinh doanh. Điều này đƣợc thể hiện rõ qua nguồn vốn huy động của chi nhánh không ngừng tăng lên trong giai đoạn nghiên cứu. Biểu đồ 2.1 cho thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh không ngừng tăng lên. Cụ thể, nếu năm 2012, nguồn vốn huy động của chi nhánh chỉ đạt 5.376,5 tỷ đồng thì tăng dần trong năm 2013, 2014, 2015, 2016 và đến cuối năm 2017, chỉ tiêu này đã lên đến 10.856,5 tỷ đồng, tƣơng ứng với mức tăng 18% so với năm 2016.

Biểu đồ 2.1: Nguồn vốn huy động của Agribank Bến Tre giai đoạn 2012 – 2017

ĐVT: Tỷ đồng

Nguồn vốn huy động của chi nhánh không ngừng tăng lên trong giai đoạn nghiên cứu là do mạng lƣới của Agribank Bến Tre rộng khắp toàn tỉnh nên đã đáp ứng đƣợc nhu cầu gửi tiền của khách hàng nhất là khách hàng trên địa bàn nông thôn đa số là hộ nông dân. Bên cạnh đó, chi nhánh còn không ngừng đa dạng hóa các hình thức huy động vốn. Ngoài những hình thức huy động vốn thông thƣờng, chi nhánh còn đƣa thêm hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm dự thƣởng tại địa phƣơng. Hình thức mới này đƣợc đông đảo khách hàng tại địa phƣơng quan tâm và lựa chọn.

Nhƣ vậy, hoạt động huy động vốn của Agribank Bến Tre không ngừng tăng lên, tạo điều kiện thuận lợi về vốn cho ngân hàng thực hiện các hoạt động kinh doanh đầu tƣ sinh lời của mình.

2.1.3.2 Hoạt động cấp tín dụng

Hoạt động cấp tín dụng là hoạt động truyền thống mang lại phần lớn nguồn thu, lợi nhuận cho Agribank Bến Tre khi tỷ lệ thu từ lãi luôn chiếm tỷ trọng trên 70% nguồn thu của chi nhánh. Việc tập trung mở rộng hoạt động cấp tín dụng khi quy mô nguồn vốn huy động không ngừng gia tăng là nhiệm vụ quan trọng của chi nhánh nhằm đảm bảo cho việc phát triển cả về quy mô và hiệu quả hoạt động của chi nhánh.

Biểu đồ 2.2 cho thấy hoạt động tín dụng của Agribank Bến Tre giai đoạn 2012 – 2017 không ngừng tăng trƣởng. Nếu nhƣ năm 2012, dƣ nợ tín dụng tại chi nhánh chỉ đạt 5.296,3 tỷ đồng, tăng 12,1% so với năm 2011 thì đến năm 2013, chỉ tiêu này tăng trƣởng vƣợt trội với tốc độ tăng cao nhất trong giai đoạn nghiên cứu là 17,4% và dƣ nợ đạt đƣợc 6.216,1 tỷ đồng. Nguyên nhân đạt đƣợc kết quả cho vay ấn tƣợng nhƣ vậy là vì chi nhánh luôn quan tâm tăng cƣờng hoạt động cho vay tăng trƣởng dƣ nợ để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh theo định hƣớng phát triển kinh tế của địa phƣơng, trong đó, ƣu tiên cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ngoài ra, ngân hàng đã triển khai 03 gói hỗ trợ với tổng giá trị lên đến 1.000

tỷ đồng cho vay ngắn hạn với lãi suất ƣu đãi 3 tháng đầu để chia sẻ khó khăn cũng nhƣ tạo điều kiện cho nhóm khách hàng cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn phát triển sản xuất kinh doanh.

Biểu đồ 2.2: Dƣ nợ tín dụng của Agribank Bến Tre giai đoạn 2012 - 2017

Nguồn: Báo cáo tổng kết Agribank Bến Tre giai đoạn 2012 - 2017

Đến năm 2014, dƣ nợ tín dụng của chi nhánh tiếp tục tăng lên 7.004,9 tỷ đồng, tƣơng ứng với tốc độ tăng 12,7%. Để đạt đƣợc kết quả này, trong năm chi nhánh đã triển khai một số các sản phẩm cho vay mới nhƣ cho vay theo hạn mức tín dụng đối với hộ sản xuất kinh doanh nhỏ hay cho vay lƣu vụ đối với các hộ gia đình, cá nhân vay nông nghiệp. Bên cạnh đó, chi nhánh có sự liên kết với Hội nông dân các cấp nhằm hỗ trợ cá nhân, hộ gia đình trong việc phát triển sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nhằm phát triển thế mạnh của địa phƣơng. Đến năm 2015, 2016, dƣ nợ luôn đạt mức tăng trƣởng ấn tƣợng 17% và đến cuối năm 2017, chỉ tiêu này lên đến 10.843,1 tỷ đồng. Đạt đƣợc mức tăng ấn tƣợng nhƣ vậy là vì không những kế thừa những thế mạnh đã có, mà Agribank Bến Tre còn không ngừng mở rộng các sản phẩm cũng nhƣ luôn cải tiến quy trình nghiệp vụ để phục vụ

khách hàng tốt nhất. Điều này đƣợc thể hiện rõ qua việc bên cạnh việc triển khai 05 gói cho vay lãi suất ƣu đãi trên toàn hệ thống đối với khách hàng xuất nhập khẩu, khách hàng doanh nghiệp quan hệ tín dụng với Agribank, chƣơng trình tín dụng ƣu đãi phục vụ nông nghiệp sạch theo chƣơng trình của Trụ sở chính, Agribank Bến Tre cũng triển khai 07 gói cho vay lãi suất ƣu đãi phù hợp với đặc trƣng của địa bàn hoạt động bao gồm: (1) cho vay lãi suất ƣu đãi phục vụ nhu cầu dữ trữ nƣớc ngọt, (2) cho vay trung dài hạn lãi suất ƣu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh, hộ gia đình và cá nhân, (3) 04 gói cho vay lãi suất ƣu đãi đối với hộ sản xuất kinh doanh, hộ gia đình và cá nhân, (4) cho vay hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp. Agribank Bến Tre tiếp tục liên kết phối hợp với Hội nông dân các cấp để triển khai hoạt động cấp tín dụng thông qua tổ hợp tác vay vốn trong ngành nông nghiệp, chăn nuôi ngày càng phát triển. Chi nhánh cũng chú trọng hoàn thiện quy trình theo hƣớng đẩy nhanh tiến độ thẩm định, giải ngân nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc chất lƣợng tín dụng nhằm phát triển bền vững.

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ nợ xấu của Agribank Bến Tre giai đoạn 2012 – 2017

Biểu đồ 2.3 cho thấy Agribank Bến Tre không những chỉ chú trọng đến phát triển quy mô hoạt động tín dụng, mà còn không ngừng kiểm soát và nâng cao chất lƣợng tín dụng thể hiện ở việc tỷ lệ luôn duy trì ở mức từ 1% trở xuống, thấp hơn rất nhiều so với mức quy định tỷ lệ nợ xấu 3% của ngân hàng. Năm 2013 chất lƣợng tín dụng giảm mạnh khi tỷ lệ nợ xấu ở mức cao nhất trong giai đoạn nghiên cứu là 1%, tăng 100% so với năm trƣớc. Nguyên nhân đƣợc chỉ ra là do tình hình kinh tế có nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với lĩnh vực nông nghiệp xuất hiện tình trạng giá thị trƣờng giảm mạnh, dịch bệnh xảy ra đối với một số cây trồng, vật nuôi... làm ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của một số cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp trên địa bàn. Tuy nhiên, sau năm 2013, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh dần đƣợc cải thiện giảm từ 1% năm 2013 xuống còn 0,29% vào cuối năm 2017. Bên cạnh việc bán nợ cho VAMC, Agribank Bến Tre còn chú trọng hơn đến việc kiểm soát rủi ro tín dụng, tích cực thu hồi và xử lý các khoản nợ có vấn đề cũng nhƣ chú trọng đến giám sát các khoản nợ đang phát sinh và chặt chẽ hơn trong việc đánh giá chất lƣợng của các khoản nợ cấp mới nên tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh dần đƣợc cải thiện.

Bảng 2.1: Nguồn thu nhập của Agribank Bến Tre giai đoạn 2012 – 2017

ĐVT: Tỷ đồng Năm Nguồn thu nhập Thu từ dịch vụ Thu từ

lãi cho vay Tổng thu

2012 Số tiền 11,9 935,0 946,9 Tỷ trọng (%) 1,3 98,7 100 2013 Số tiền 17,9 826,0 843,9 Tỷ trọng (%) 2,1 97,9 100 2014 Số tiền 23,8 832,0 855,8 Tỷ trọng (%) 2,8 97,2 100 2015 Số tiền 25,0 852,0 877,0 Tỷ trọng (%) 2,8 97,2 100

Năm

Nguồn thu nhập Thu từ

dịch vụ

Thu từ

lãi cho vay Tổng thu

2016 Số tiền 32,0 957,0 989,0

Tỷ trọng 3,2 96,8 100

2017 Số tiền 42,5 1.112,5 1.155,0

Tỷ trọng (%) 3,7 96,3 100

Nguồn: Báo cáo tổng kết Agribank Bến Tre giai đoạn 2012 - 2017

Nguồn thu từ lãi cho vay luôn là nguồn thu chủ yếu của Agribank Bến Tre. Bảng 2.1 cho thấy tỷ trọng nguồn thu lãi cho vay từ lãi luôn chiếm trên 96% tổng nguồn thu của chi nhánh. Mặc dù vậy, thu nhập từ lãi có sự sụt giảm mạnh trong năm 2013 khi thu từ lãi năm 2012 đạt 935 tỷ đồng, trong khi năm 2013 chỉ đạt 826 tỷ đồng. Sau đó, chỉ tiêu này có dấu hiệu tăng nhẹ trong năm 2014, 2015 và tăng cao trong năm 2016 và 2017 hơn 100 tỷ đồng so với năm 2015 do dƣ nợ tăng nhanh nhờ các gói cho vay hỗ trợ lãi suất của hệ thống Agribank cũng nhƣ của riêng Agribank Bến Tre.

2.1.3.3 Hoạt động dịch vụ

Hoạt động dịch vụ chƣa là thế mạnh của Agribank nói chung và Agribank Bến Tre nói riêng bởi nguồn thu từ hoạt động dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn thu của ngân hàng khi chỉ giao động từ 1,3% đến 3,2% tổng nguồn thu của chi nhánh đƣợc thể hiện trong bảng 2.1. Dịch vụ mà Agribank Bến Tre đang triển khai bao gồm: nghiệp vụ thẻ ATM, kinh doanh cầm đồ, nghiệp vụ bảo lãnh thanh toán, nghiệp vụ mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối thông qua dịch vụ Western Union, chuyển tiền qua mạng SWIFT, đại lý bảo hiểm, cho thuê két sắt và nghiệp vụ đại lý nhận lệnh chứng khoán, Mobile Banking, E-Banking... Trong đó, hoạt động dịch vụ của chi nhánh tập trung chủ yếu là dịch vụ thẻ, dịch vụ kinh doanh ngoại hối và dịch vụ thanh toán quốc tế. Xét trong giai đoạn 2015 – 2017, chỉ riêng

dịch vụ thẻ có xu hƣớng tăng với mức tăng bình quân là 9% mỗi năm, trong khi dịch vụ kinh doanh ngoại hối với dịch vụ thanh toán quốc tế đang có xu hƣớng giảm dần.

Mặc dù chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu nguồn thu của ngân hàng nhƣng mức thu từ dịch vụ của chi nhánh cũng đang có xu hƣớng tăng lên trong giai đoạn 2012 – 2017, đƣợc thể hiện rõ qua biểu đồ 2.4. Cụ thể, năm 2012, thu từ dịch vụ của chi nhánh chỉ dừng lại ở mức khiêm tốn là 11,9 tỷ đồng thì đến năm 2017, đã lên đến 42,5 tỷ đồng. Tuy vậy, mức tăng trƣởng nguồn thu từ dịch vụ vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, lợi thế của ngân hàng. Nguyên nhân phần lớn là do đặc điểm kinh doanh của chi nhánh quyết định. Agribank Bến Tre hoạt động chủ yếu với mục đích phục vụ nông nghiệp, nông dân, nông thôn nên đối tƣợng là khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh rất hạn chế sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Bên cạnh đó, phí dịch vụ của hệ thống Agribank vẫn cao hơn so với các ngân hàng thƣơng mại khác nên khả năng cạnh tranh thu hút về mảng dịch vụ của chi nhánh vẫn còn hạn chế.

Biểu đồ 2.4: Thu từ dịch vụ của Agribank Bến Tre giai đoạn 2012 – 2017

ĐVT: Tỷ đồng

2.1.3.4 Kết quả tài chính của Agribank Bến Tre giai đoạn 2012 – 2017

Trên cơ sở phân tích đánh giá hoạt động huy động vốn, cấp tín dụng cũng nhƣ dịch vụ của chi nhánh, mặc dù bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, hệ thống ngân hàng đang có nhiều vấn đề trong quá trình tái cấu trúc, nhƣng Agribank Bến Tre đã đạt đƣợc những kết quả kinh doanh đáng ghi nhận. Điều này đƣợc thể hiện qua số liệu chênh lệch thu chi chƣa lƣơng của Agribank Bến Tre không ngừng tăng lên trong giai đoạn nghiên cứu. Số liệu chênh lệch thu chi chƣa lƣơng của Agribank Bến Tre năm 2012 chỉ là 203,3 tỷ đồng thì đến năm 2013, với tốc độ tăng trƣởng chênh lệch thu chi chƣa lƣơng lên đến 18,6% đã đạt đƣợc số tuyệt đối 241,1 tỷ đồng. Năm 2014 tiếp tục là năm hoạt động hiệu quả cao của chi nhánh khi tốc độ tăng trƣởng chênh lệch thu chi chƣa lƣơng lên đến 25,3% và số liệu chênh lệch thu chi chƣa lƣơng tăng vọt lên 302 tỷ đồng. Năm 2015, 2016, mặc dù thu nhập tăng nhƣng mức tăng của chi phí cũng cao làm cho tốc độ tăng trƣởng chênh lệch thu chi chƣa lƣơng chỉ ở mức 0,7% trong năm 2015 và 4,4% trong năm 2016. Năm 2017 là năm hoạt động hiệu quả với tốc độ tăng trƣởng chênh lệch thu chi chƣa lƣơng là 22,4% với số tuyệt đối là 388,5 tỷ đồng. Theo Báo cáo tổng kết của Agribank Bến Tre giai đoạn 2012 – 2017, kết quả hoạt động của Agribank Bến Tre luôn đảm bảo vƣợt kế hoạch đề ra và luôn duy trì đƣợc an toàn trong quá trình hoạt động, đặc biệt là chất lƣợng tín dụng. Đây là một trong những điểm sáng của Agribank Bến Tre khi mà nợ xấu đang là vấn đề nóng của hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và hệ thống Agribank nói riêng.

Bảng 2.2: Kết quả tài chính của Agribank Bến Tre giai đoạn 2012 – 2017

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Tổng thu 946,4 843,8 855,5 876,7 988,5 1.155,0 Tổng chi phí chƣa lƣơng 743,1 602,7 553,5 572,5 671,0 766,5

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Chênh lệch thu chi chƣa lƣơng 203,3 241,1 302,0 304,2 317,5 388,5 Tốc độ tăng trƣởng (%) 18,6 25,3 0,7 4,4 22,4

Nguồn: Báo cáo tổng kết Agribank Bến Tre giai đoạn 2012 – 2017

Nhƣ vậy, trong giai đoạn 2012 – 2017, Agribank Bến Tre thể hiện đƣợc vai trò là một trong những chi nhánh loại I dẫn đầu toàn hệ thống Agribank. Điều này đƣợc thể hiện rất rõ qua việc phân tích kết quả hoạt động của chi nhánh: (1) quy mô huy động vốn không ngừng tăng lên, (2) dƣ nợ không những tăng về quy mô mà còn đảm bảo đƣợc chất lƣợng tín dụng, (3) thu nhập từ hoạt động tín dụng và hoạt động phi tín dụng không ngừng tăng lên, (4) số liệu chênh lệch thu chi chƣa lƣơng của chi nhánh tăng qua các năm và luôn vƣợt kế hoạch đƣợc đề ra.

2.2THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH BẾN TRE

2.2.1 Môi trƣờng vĩ mô ảnh hƣởng đến hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Bến Tre giai Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Bến Tre giai đoạn năm 2012 – 2017

Việt Nam là một trong những quốc gia đƣợc đánh giá là có tình hình chính trị ổn định dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng thƣơng mại nói riêng. Trong môi trƣờng kinh tế vĩ mô ổn định về chính trị, các thành phần trong nền kinh tế sẽ có tâm lý yên tâm hơn vào sự ổn định và phát triển của hệ thống ngân hàng, từ đó, ảnh hƣởng không nhỏ đến quyết định gửi tiền gửi vào ngân hàng. Bên cạnh đó, giai đoạn 2012 – 2017 là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam có những thay đổi quan trọng, ảnh hƣởng không nhỏ đến việc huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại nói chung và Agribank Bến Tre nói riêng. Giai đoạn 2012 – 2013, nền kinh tế Việt Nam

gặp nhiều khó khăn khi lạm phát ở mức cao, tốc độ tăng trƣởng có dấu hiệu suy giảm, chƣa thực sự ổn định. Tuy nhiên, nhờ sự điều hành của Chính phủ và NHNN, bắt đầu từ năm 2014, nền kinh tế đã có nhiều dấu hiệu khởi sắc khi lạm phát đƣợc kiểm soát và tốc độ tăng trƣởng ngày càng đƣợc cải thiện. Do đó, hoạt động huy động vốn của Agribank Bến Tre cũng chịu ảnh hƣởng không nhỏ của những thay đổi của nền kinh tế.

Đối với hệ thống ngân hàng thƣơng mại, việc ban hành các văn bản, chính sách liên quan đến hoạt động huy động vốn. Trong đó, việc quy định trần lãi suất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)