Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 100 - 103)

7. Bố cục đề tài

3.3 KIẾN NGHỊ

3.3.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Nam

Với vai trò là cơ quan đầu não của hệ thống Agribank, Trụ sở chính cần phải thực hiện các biện pháp sau nhằm hỗ trợ các chi nhánh trong việc thực hiện tốt công tác huy động vốn, nâng cao khả năng cạnh tranh cũng nhƣ phát triển thƣơng hiệu Agribank trên thị trƣờng:

Thứ nhất, khi các chi nhánh chƣa đảm bảo khả năng tự chủ hoàn toàn về nguồn vốn kinh doanh, Agribank cần khai thác các nguồn vốn giá rẻ, thời gian sử dụng lâu dài từ các định chế tài chính, các tổ chức tài chính quốc tế và các bộ ban ngành nhằm thu hút nguồn vốn. Đặc biệt, chú trọng đến các nguồn vốn ủy thác cho vay, ủy thác thanh toán cho các dự án của các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp và nông thôn. Thƣờng xuyên hợp tác, kết nối thanh toán với các tổ chức tín dụng khác trên thị trƣờng liên ngân hàng để có đủ nguồn vốn đảm bảo thanh khoản cho hệ thống cũng nhƣ cho kế hoạch hoạt động của ngân hàng.

Thứ hai, Agribank cần chú trọng lắng nghe ý kiến từ chi nhánh, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến sản phẩm huy động vốn, chính sách lãi suất cũng nhƣ chính sách ƣu đãi trong quá trình phát triển. Biết rằng mỗi địa bàn hoạt động sẽ rất khác nhau nên Trụ sở chính cần tiếp thu ý kiến của các chi nhánh, có chọn lọc, để thực hiện cải tiến, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ liên quan đến hoạt động huy động vốn.

Thứ ba, rà soát các hoạt động liên quan đến hoạt động huy động vốn đặc biệt là các chính sách lãi suất, phí để có những thay đổi kịp thời, phù hợp nhằm đảm bảo tính cạnh tranh của ngân hàng trên địa bàn từng khu vực cũng nhƣ toàn quốc. Trong đó, cần giảm thiểu những khoản phí thiếu cạnh tranh trên thị trƣờng nhƣ khoản phí khách hàng phải trả khi rút tiền gửi khác với chi nhánh gửi tiền trên cùng địa phƣơng. Đồng thời tiến hành rà soát lại quy trình thủ tục trong hoạt động huy động vốn nhằm hoàn thiện hơn theo hƣớng tinh giảm thủ tục chứng từ nhƣng vẫn đảm bao an toàn cho nguồn vốn của khách hàng gửi vào. Điều này là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng để làm tăng mức độ hài lòng của khách hàng khi đến giao dịch tại chi nhánh.

Thứ tư, rà soát, chỉnh sửa các mẫu biểu sao cho thuận tiện hơn trong việc quản lý, giao dịch với khách hàng. Hiện nay tất cả các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm đều có chung một mẫu sổ, điều nay đang gây ra những khó khăn trong quá trình theo dõi đối với tiền gửi tiết kiệm linh hoạt khi khách hàng có nhu cầu rút gốc nhiều lần. Do đó, Trụ sở chính cần xem xét ban hành mẫu số tiết kiệm phù hợp với sản phẩm tiết kiệm chuyên biệt nhƣ tiết kiệm linh hoạt.

Thứ năm, chú trọng phát triển các kênh phân phối hiện đại, gia tăng tiện ích dịch vụ mà Agribank chƣa triển khai trong khi các ngân hàng khác đã triển khai và các tiện ích chƣa có trên thị trƣờng nhằm tăng khả năng cạnh tranh, thu hút nguồn vốn. Tiếp tục mở rộng thêm các điểm chấp nhận hệ thống máy POS của Agribank thông qua việc đƣa ra các chính sách ƣu đãi đối với đại lý, đơn vị chấp nhận thẻ song song với việc cải tiến chất lƣợng dịch vụ gắn với thẻ. Hoàn thiện các tính năng của Internet Banking nhƣ chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, tiết kiệm online… để thu hút khách hàng gửi tiền, tăng thu nhập từ phí. Đồng bộ và khai thác tối đa tiện ích của hệ thống IPCAS để giúp các chi nhánh quản lý tốt hoạt động huy động vốn. Cụ thể, chỉnh sửa hệ thống IPCAS theo hƣớng tăng cƣờng khả năng kiểm tra, phế duyệt, xây dựng chƣơng trình cho công tác kiểm tra, kiểm soát, nghiên cứu chuyển hệ thống báo cáo nội bộ trên IPCAS về tại chi nhánh để việc thực hiện báo cáo, quản lý thuận tiện hơn.

Thứ sáu, xây dựng khung, sƣờn về chính sách khách hàng, chính sách ƣu đãi theo nhóm khách hàng nhƣng tạo cơ chế mở cho từng chi nhánh ở mỗi địa phƣơng khác nhau điều chỉnh để phù hợp với từng chi nhánh trong quá trình hoạt động, giúp các chi nhánh chủ động hơn trong việc nâng cao hiệu quả huy động vốn.

Thứ bảy, đƣa ra cơ chế khen thƣởng đối với các chi nhánh đạt kết quả cao trong hoạt động huy động vốn nhằm khuyến khích các chi nhánh nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn. Đƣa ra các chƣơng trình, các đợt thi đua, nhân viên giỏi, cán bộ quản lý xuất sắc cũng nhƣ tập thể đạt thành tích tốt trong hoạt động huy động vốn để kịp thời khen thƣởng, động viên, khuyến khích đội ngũ lao động cũng nhƣ các chi nhánh.

Thứ tám, triển khai hoàn thiện việc quản lý quan hệ khách hàng để tiếp cận và thực hiện việc chăm sóc khách hàng, cung cấp quảng bá cũng nhƣ bán chéo sản phẩm dịch vụ theo hƣớng ngân hàng hiện đại. Đồng thời, xây dựng hệ thống trung tâm hỗ trợ khách hàng qua điện thoại (Call center) với số điện thoại thống nhất trên toàn hệ thống để giúp khách hàng nhận đƣợc tƣ vấn từ xa, kịp thời giải đáp thắc mắc cũng nhƣ hỗ trợ cho việc nghiên cứu tâm lý khách hàng, từ đó có những cải tiến phù hợp.

Thứ chín, về tuyển dụng và đạo tạo nhân sự: Trụ sở chính cần xây dựng chuẩn nhân sự cho từng vị trí và kiểm tra chặt chẽ việc tuyển dụng nhân sự ở các chi nhánh. Tránh hiện tƣợng tuyển dụng những nhân viên không phù hợp với vị trí. Ƣu tiên cho lớp thanh niên trẻ, giỏi chuyên môn, kỹ năng tốt đặc biệt là am hiểu, nhanh nhạy trong các sản phẩm công nghệ cao, khả năng giao tiếp tốt nhằm phù hợp với việc nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn. Hoàn thiện để đƣa vào sử dụng chƣơng trình e-learning, từ đó, tăng khả năng linh động, tiết kiệm chi phí cho cán bộ nhân viên tham gia khóa học cũng nhƣ đảm bảo tính đồng đều, phổ biến rộng rãi đến toàn bộ hệ thống.

Cuối cùng, Agribank cần đảm bảo về khả năng quản trị rủi ro trong hoạt động huy động vốn trên toàn hệ thống. Trong đó, đối với rủi ro thanh khoản, Trụ sở chính cần có kế hoạch dự phòng phù hợp với từng thời kỳ, đặc biệt chú trọng đến

những tình huống khủng hoảng thanh khoản xảy ra. Tuân thủ mức dự trữ theo luật định, đảm bảo dự trữ vƣợt mức, đƣa ra các chỉ tiêu cụ thể phù hợp với ngân hàng về các giới hạn liên quan đến vốn và nợ, giới hạn về thâm hụt dòng tiền…Xây dựng hoặc ứng dụng các mô hình quản trị hiện đại hỗ trợ cho việc dự báo nhu cầu thanh khoản theo hƣớng tiến tới áp dụng chuẩn quản trị quốc tế. Đối với rủi ro lãi suất, Trụ sở chính cũng cần áp dụng các phƣơng pháp hiện đại để xác định rủi ro lãi suất, mức độ tác động đến lợi nhuận và vốn chủ sở hữu, trên cơ sở đó, thiết lập chính sách và thủ tục cần thiết để quản trị rủi ro lãi suất. Các chi nhánh cần thƣờng xuyên báo cáo về rủi ro lãi suất liên quan đến tài sản có và tài sản nợ ở cấp chi nhánh để Trụ sở chính thực hiện cơ chế quản lý phù hợp, nhằm giảm thiểu rủi ro. Hạn chế rủi ro hoạt động thông qua việc chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ theo tiêu chuẩn ISO kết hợp với việc đảm bảo an toàn hệ thống giao dịch mạng với tính bảo mật cao. Bên cạnh đó, Trụ sở chính cần có các chƣơng trình giám sát, chƣơng trình cảnh báo sớm trên hệ thống nhằm nhận diện ra chi nhánh nào có vấn đề để tiến hành cải tổ nhằm hạn chế rủi ro trong quá trình huy động vốn ở cấp chi nhánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 100 - 103)