ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 83)

7. Bố cục đề tài

2.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG

NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH BẾN TRE

2.3.1 Kết quả đạt đƣợc

Mặc dù nền kinh tế trong giai đoạn 2012 – 2017 vẫn còn tồn tại một số khó khăn, hệ thống ngân hàng trải qua giai đoạn tái cấu trúc mạnh mẽ nhƣng Agribank đã biết tận dụng những điểm mạnh của mình để đạt đƣợc kết quả khả quan trong công tác huy động vốn của mình. Những kết quả Agribank Bến Tre đạt đƣợc trong hoạt động huy động vốn giai đoạn 2012 – 2017 bao gồm:

Thứ nhất, hình thức huy động vốn khá đa dạng, phong phú kết hợp với việc vận dụng các cơ chế khuyến khích nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong hoạt động huy động vốn. Về sản phẩm tiền gửi, chi nhánh có danh mục sản phẩm tiền gửi đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng gửi tiền là các cá nhân, tổ chức trên địa bàn. Việc đƣa thêm vào hai sản phẩm là tiền gửi lãi suất thả nổi và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dự thƣởng cũng nhƣ triển khai dịch vụ SMS Banking, E-Banking tại chi nhánh cho thấy chi nhánh không ngừng nghiên cứu để triển khai các sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Chi nhánh không chỉ huy động dựa vào danh mục sản phẩm huy động của Agribank và phụ thuộc vào các đợt phát hành

giấy tờ có giá từ Trụ sở chính mà còn chủ động phát hành giấy tờ có giá theo nhu cầu của chi nhánh và phù hợp với đặc điểm của địa phƣơng. Tùy thuộc vào từng thời điểm mà chi nhánh đƣa ra kế hoạch huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá một cách linh hoạt, nhằm đảm bảo kế hoạch. Bên cạnh đó, việc đƣa ra kế hoạch và luôn hoàn thành vƣợt mức kế hoạch huy động vốn giúp cho chi nhánh có đƣợc nguồn vốn điều chuyển từ Trụ sở chính với chi phí hợp lý cũng là một hình thức phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Agribank Bến Tre. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng chú trọng đến việc phát triển cơ sở vật chất, nâng cao hệ thống công nghệ thông tin, chú trọng nâng cao chất lƣợng, kỹ năng của đội ngũ nhân sự và xây dựng chính sách chăm sóc khách hàng phù hợp. Những kết quả này giúp chi nhánh tăng khả năng thu hút vốn trong môi trƣờng đầy tính cạnh tranh của ngành ngân hàng tại địa phƣơng.

Thứ hai, tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn huy động tại địa phƣơng luôn ở mức hai con số và có xu hƣớng tăng lên. Trong giai đoạn 2014 – 2016, tốc độ tăng trƣởng vốn huy động của chi nhánh tƣơng ứng với mức tăng trƣởng lần lƣợt là 14,2% năm 2014, 15,6% năm 2015, 17% năm 2016 và 18% năm 2017. Kết quả này cho thấy quy mô nguồn vốn huy động tại địa phƣơng đang ngày càng đƣợc nâng cao, góp phần quan trọng cho việc cung ứng nguồn vốn đầu ra của chi nhánh.

Thứ ba, nguồn vốn huy động tại địa phƣơng của chi nhánh luôn vƣợt mức kế hoạch đề ra trong giai đoạn 2014 – 2017, thể hiện tính chủ động trong việc huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn để kinh doanh của chi nhánh. Điều này cũng phản ánh đƣợc những nỗ lực không ngừng của chi nhánh trong việc thu hút khách hàng tiếp tục duy trì quan hệ giao dịch tiền gửi cũng nhƣ thu hút khách hàng mới không chỉ hoàn thành mà còn vƣợt mức kế hoạch đề ra.

Thứ tư, tính ổn định trong nguồn vốn huy động tại địa phƣơng đang có xu hƣớng tăng lên. Điều này đƣợc thể hiện qua nguồn tiền gửi có thời hạn từ 12 tháng trở lên đang có tốc độ tăng trƣởng nhanh và ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn trong cơ cấu cấu vốn huy động của ngân hàng. Tính ổn định trong cơ cấu huy động vốn sẽ

giúp ngân hàng thuận lợi hơn trong việc đảm bảo cân đối về mặt thời hạn giữa vốn đầu vào và vốn đầu ra trong quá trình hoạt động.

Thứ năm, hoạt động huy động vốn góp phần giúp chi nhánh đảm bảo khả năng sinh lời thông qua việc duy trì đƣợc chênh lệch lãi suất đầu ra đầu vào ở mức phù hợp. Chi nhánh luôn đảm bảo tuân thủ quy định về chính sách lãi suất của NHNN và Agribank – Trụ sở chính, trong khi, luôn chú trọng đến việc hỗ trợ khách hàng vay nên đƣa ra các gói hỗ trợ lãi suất cho vay để khuyến khích ngƣời dân sản xuất kinh doanh làm cho chênh lệch lãi suất đầu ra đầu vào giảm. Mặc dù vậy, nhờ số lƣợng khoản vay tăng lên, chất lƣợng khoản vay đƣợc đảm bảo nên chi nhánh vẫn đảm bảo đƣợc khả năng sinh lời vƣợt kế hoạch đề ra.

Thứ sáu, chi nhánh luôn đảm bảo khả năng thanh khoản cũng nhƣ quan tâm đến vấn đề biến động lãi suất để có những kế hoạch hoạt động huy động vốn nói riêng, kế hoạch kinh doanh nói chung phù hợp với diễn biến thị trƣờng.

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc trong giai đoạn 2012 – 2017, hoạt động huy động vốn tại Agribank Bến Tre còn tồn tại một số hạn chế và nguyên nhân nhƣ sau:

Thứ nhất, thị phần huy động vốn của chi nhánh trên địa bàn tỉnh Bến Tre đang giảm sút, và có dấu hiệu giảm mạnh hơn trong năm 2017. Mặc dù quy mô vốn huy động tại địa phƣơng của chi nhánh luôn tăng và hoàn thành vƣợt mức kế hoạch nhƣng thị phần của chi nhánh lại giảm sút. Điều này cho thấy các ngân hàng thƣơng mại khác trên địa bàn đang có sự phát triển vƣợt bậc trong hoạt động huy động vốn. Nguyên nhân đã đƣợc chỉ ra gồm: (1) chính sách lãi suất tiền gửi của chi nhánh khá thấp, không có nhiều chƣơng trình khuyến mãi quà tặng để tăng thêm lợi ích cho khách hàng trong bối cảnh vẫn áp trần lãi suất huy động; (2) các dịch vụ, phƣơng tiện thanh toán qua ngân hàng vẫn còn nhiều hạn chế ảnh hƣởng đến khả năng thu hút nguồn tiền gửi thanh toán của khách hàng; (3) phí giao dịch còn cao cũng là điều làm giảm khả năng cạnh tranh của chi nhánh trong việc thu hút khách hàng đến

gửi tiền gửi; (4) chính sách chăm sóc khách hàng của chi nhánh giai đoạn 2013 – 2014 chƣa thực sự đƣợc quan tâm đúng mức; (5) đội ngũ nhân viên mới chỉ hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao, chƣa thể hiện tính tích cực, chủ động trong việc chăm sóc khách hàng, làm cho sự gắn kết giữa ngân hàng và khách hàng chƣa thực sự cao.

Thứ hai, mặc dù quy mô tăng, tốc độ tăng trƣởng ngày càng tăng nhƣng cơ cấu vốn huy động tại địa phƣơng đang có dấu hiệu giảm nhẹ trong giai đoạn nghiên cứu. Bên cạnh đó, tỷ lệ vốn huy động trên dƣ nợ vẫn ở mức thấp, chỉ mới đáp ứng khoảng 96% dƣ nợ của chi nhánh. Điều này cho thấy kết quả huy động vốn tại địa phƣơng hiện nay vẫn chƣa thực sự đáp ứng đủ nhu cầu kinh doanh của chi nhánh, chƣa tự chủ hoàn toàn trong nguồn vốn hoạt động, vẫn còn phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển từ Trụ sở chính. Nguyên nhân là do tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ luôn cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trƣởng vốn huy động tại địa phƣơng. Bên cạnh đó, tính cạnh tranh trên thị trƣờng huy động vốn ngày càng cao làm cho khả năng tự chủ hoàn toàn về vốn của chi nhánh trở nên khó khăn hơn.

Thứ ba, cơ cấu vốn chƣa phù hợp với cơ cấu dƣ nợ cho vay, thể hiện ở tình trạng bất cân xứng về mặt thời hạn giữa nguồn vốn huy động và nhu cầu vốn kinh doanh. Nguyên nhân là khách hàng thƣờng chỉ có nguồn vốn nhàn rỗi trong ngắn hạn, trong khi nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh, tiêu dùng phần lớn lại là nhu cầu vốn trung, dài hạn nên làm cho cơ cấu thời hạn giữa vốn đầu ra đầu vào chƣa phù hợp.

Thứ tư, chênh lệch lãi suất đầu ra đầu vào có xu hƣớng giảm. Mặc dù trong giai đoạn nghiên cứu, chêch lệch lãi suất đầu ra đầu vào giảm nhƣng chi nhánh vẫn đạt đƣợc kết quả lợi nhuận vƣợt kế hoạch là do thu nhập từ lãi vay khá cao nhờ có số lƣợng món vay lớn, dƣ nợ tăng cao. Lãi suất huy động đầu vào của Agribank Bến Tre ở mức thấp do tuân thủ tuyệt đối quy định của NHNN cũng nhƣ của Trụ sở chính Agribank, nhƣng chênh lệch lãi suất đầu ra đầu vào không cao do chi nhánh chú trọng cho vay đối tƣợng khách hàng là nông dân phục vụ sản xuất kinh doanh nên thƣờng xuyên có chƣơng trình ƣu đãi lãi suất vay vốn. Điều này phù hợp với

định hƣớng hỗ trợ lãi suất cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn của Nhà nƣớc nhƣng xét về lâu dài sẽ làm cho Agribank nói chung và Agribank Bến Tre khó đảm bảo đƣợc hiệu quả hoạt động kinh doanh.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Đề tài đã thực hiện phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động huy động vốn thông qua các chỉ tiêu về sự đa dạng sản phẩm, dịch vụ, quy mô tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn huy động, cơ cấu cũng nhƣ chênh lệch lãi suất đầu ra đầu vào và vấn đề liên quan đến quản trị rủi ro liên quan của Agribank Bến Tre giai đoạn 2012 – 2017. Dựa trên kết quả phân tích, đề tài đã chỉ ra đƣợc những kết quả mà chi nhánh đã đạt đƣợc trong hoạt động huy động vốn gồm: (1) hình thức huy động vốn khá đa dạng, phong phú kết hợp với việc vận dụng các cơ chế khuyến khích nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong hoạt động huy động vốn; (2) tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn huy động tại địa phƣơng có xu hƣớng tăng lên; (3) nguồn vốn huy động tại địa phƣơng của chi nhánh luôn vƣợt mức kế hoạch đề ra; (4) tính ổn định trong nguồn vốn huy động tại địa phƣơng đƣợc cải thiện; (5) hoạt động huy động vốn góp phần giúp chi nhánh đảm bảo khả năng sinh lời; (6) đảm bảo khả năng thanh khoản cũng nhƣ quan tâm đến vấn đề biến động lãi suất. Đồng thời, cũng chỉ ra đƣợc những hạn chế và nguyên nhân còn tồn tại trong hoạt động huy động vốn của chi nhánh trong giai đoạn nghiên cứu. Những hạn chế mà chi nhánh còn đang gặp đó là: (1) thị phần huy động vốn của chi nhánh đang giảm sút; (2) cơ cấu vốn huy động tại địa phƣơng đang có dấu hiệu giảm nhẹ; (3) cơ cấu vốn huy động theo thời hạn chƣa phù hợp với cơ cấu dƣ nợ cho vay ; (4) chênh lệch lãi suất đầu ra đầu vào có xu hƣớng giảm.

Kết quả đánh giá này chính là cơ sở thực tiễn cho đề tài đƣa ra những giải pháp, kiến nghị phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của chi nhánh trong thời gian tới ở chƣơng 3.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH BẾN TRE 3.1ĐỊNH HƢỚNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH BẾN TRE ĐẾN NĂM 2020

3.1.1 Định hƣớng nâng cao hiệu quả huy động vốn của Agribank đến năm 2020 2020

Trong bối cảnh thị trƣờng ngành ngân hàng ngày càng cạnh tranh không chỉ với các ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc mà còn có sự tham gia của các ngân hàng thƣơng mại nƣớc ngoài, công tác huy động của các ngân hàng sẽ trở nên khó khăn hơn. Xác định hoạt động huy động vốn phải đáp ứng đƣợc cho nhu cầu tăng trƣởng tín dụng và đảm bảo khả năng thanh khoản của hệ thống, Agribank luôn chú trọng đến công tác huy động vốn, xem đây là nhiệm vụ đầu tiên và trọng tâm trong giai đoạn 2017 – 2020. Trên cơ sở đó, Trụ sở chính đƣa ra định hƣớng huy động vốn cho toàn hệ thống nhƣ sau:

- Khuyến khích các chi nhánh thiếu vốn phấn đấu tự chủ, huy động nguồn vốn tại địa phƣơng trƣớc mắt đủ để cân đối với nhu cầu vốn tại chỗ. Các chi nhánh trên những tỉnh, thành phố lớn phải đạt đƣợc mức huy động lớn hơn dƣ nợ để chuyển vốn cho vay khu vực nông nghiệp, nông thôn ở các tỉnh nhỏ.

- Thực hiện chính sách lãi suất và phí điều hóa vốn giữa các chi nhánh linh hoạt theo diễn biến thị trƣờng trong từng thời kỳ. Đặc biệt, chú ý đến các nhu cầu vốn mang tính mùa vụ ở lĩnh vực nông nghiệp, khu vực nông thôn.

- Các chi nhánh phải nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn, phải đảm bảo đƣợc khả năng thanh khoản và các tỷ lệ an toàn hoạt động theo quy định.

- Có sự kết hợp hài hòa lợi ích giữa hoạt động huy động vốn, phát triển các sản phẩm dịch vụ và mở rộng tín dụng. Đẩy mạnh tăng trƣởng nguồn thu từ hoạt động tín dụng, hạn chế sự phụ thuộc quá cao vào hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro ở các chi nhánh tại thành phố lớn.

- Tiếp tục triển khai chƣơng trình tính phí và cân đối vốn theo dải kỳ hạn, từ đó khuyến khích các chi nhánh tính toán sử dụng vốn hiệu quả, giảm chi phí vốn.

- Nâng cao khả năng dự báo, dự đoán cũng nhƣ khuyến khích các chi nhánh chủ động, linh hoạt trong hoạt động kinh doanh vốn.

- Tiếp tục phát huy lợi thế về mạng lƣới, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu để xây dựng các gói sản phẩm phù hợp với từng khách hàng, từng lĩnh vực, đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng các sản phẩm tiền gửi đặc trƣng của Agribank.

- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng, nhằm đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lƣợng và tiết giảm chi phí.

- Các chi nhánh loại I trên cơ sở hoạt động của mình xây dựng các chƣơng trình khuyến mãi, tiếp thị trọng điểm theo phân khúc khách hàng, tránh đầu tƣ dàn trải làm tăng chi phí mà hiệu quả không cao.

- Tiếp tục thực hiện các chƣơng trình đào tạo, tập huấn cho cán bộ nhân viên về sản phẩm dịch vụ, quy trình nghiệp vụ và các kỹ năng cần thiết trong quá trình hoạt động để không ngừng nâng cao hơn nữa chất lƣợng đội ngũ nhân viên của Agribank.

3.1.2 Định hƣớng nâng cao hiệu quả huy động vốn của Agribank Bến Tre giai đoạn 2017 – 2020 giai đoạn 2017 – 2020

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn, thực hiện tốt chủ trƣơng các chi nhánh tự chủ vốn huy động cân đối với nhu cầu vốn tại địa phƣơng, Agribank Bến Tre đƣa ra mục tiêu đến năm 2020 phải tự chủ hoàn toàn về nguồn vốn kinh doanh, không sử dụng nguồn vốn điều chuyển từ Trụ sở chính, tiến đến trở thành chi nhánh đi đầu trong hoạt động huy động vốn. Đồng thời, chi nhánh cũng

đƣa ra mục tiêu cải thiện và duy trì thị phần nắm giữ trong hoạt động huy động vốn từ 40% thị phần trở lên. Tốc độ tăng trƣởng vốn huy động bình quân hàng năm trong giai đoạn 2017 – 2020 là 20%, trong đó, tiếp tục đảm bảo nguồn vốn huy động từ dân cƣ chiếm ít nhất 85% vốn huy động. Để đạt đƣợc mục tiêu đó, chi nhánh đƣa ra định hƣớng:

- Tiếp tục quán triệt nguyên tắc “nguồn vốn tăng trƣởng mới tăng trƣởng tín dụng”, xem công tác huy động vốn là nhiệm vụ hàng đầu, thƣờng xuyên của mọi cấp trong chi nhánh.

- Tiếp tục củng cố, nâng cao hiệu quả hệ thống mạng lƣới hoạt động kinh doanh nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu thị trƣờng, tạo động lực để thực hiện hoạt động huy động vốn. Đặc biệt, chú trọng vào những khu vực mà các ngân hàng thƣơng mại cổ phần chƣa nắm đến, Agribank còn đang có lợi thế về mạng lƣới để thu hút khách hàng.

- Tiếp tục hiện đại hóa công nghệ ngân hàng tại các chi nhánh, đẩy mạnh việc mở rộng các sản phẩm, dịch vụ tài chính chất lƣợng cao, công nghệ hiện đại,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bến tre (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)