Chuẩn bị trước khi giảng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁCH GIẢNG DẠY NỘI ĐIỂN (Trang 60 - 61)

Người xưa nói: “Người thợ muốn khéo công việc trước phải chuẩn bị công cụ sắc bén”, lại nói:

“Gặp việc luôn thận trọng, tính toán giỏi mới thành tựu”. Đủ thấy thông thường làm bất cứ một việc gì phải dự tính quá trình thực hiện. Cho nên sự học quý ở học rộng, tìm hỏi, suy nghĩ cẩn thận, phân biệt rõ ràng. Khi ứng dụng cần nhất là viết bản thảo, nhận xét toàn bài, chỉnh sửa nội dung, trau chuốt ngôn từ. Môn học ở đời muốn được tốt đẹp còn phải cẩn thận như thế, huống chi giáo pháp xuất thế chẳng lẽ có thể ghi soạn một cách sơ sài

60

được sao? Bất kỳ sự nghiệp nào để đạt đến mức thông thạo đều do siêng năng rèn luyện. Ý nghĩa được trình bày xác đáng cũng do tra cứu chỉnh sửa thật kỹ. Đó chính là mấu chốt của sự thành bại.

Như người thợ giỏi xây dựng, trước phải vẽ sơ đồ, khi xác định rồi, y đó khởi công xây cất mới có thể trở thành công trình lộng lẫy nguy nga, đáng được chiêm ngưỡng. Giảng dạy nội điển giống như các nhà Nho dạy học, tụ hội khoảng vài trăm ngàn người ở một nơi thì đâu để cho sai lầm lẫn lộn, làm trò cười cho mọi người. Người xưa cho rằng giảng dạy chẳng hợp chân lý là lời nói của ma Ba Tuần, còn chẳng thích hợp căn cơ người nghe thì là lời nói tầm phào. Nếu đảm nhiệm việc giảng dạy lại lười soạn thảo, hoặc cậy tài năng mà xem thường hời hợt thì đâu tránh khỏi xảy ra sai lầm nội dung không ăn khớp, làm oan cho chư Phật ba đời.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁCH GIẢNG DẠY NỘI ĐIỂN (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)