Những câu nói ý nghĩa ở thế gian đều căn cứ trên lời dạy chuẩn mực của Khổng Tử, nếu không phải tự ý làm càn, thì có ai dám đi ngược lại? Đối với pháp xuất thế gian, kinh điển Phật thuyết là cơ sở để nhận xét đúng sai, ngoài kẻ nhất xiển đề mất hết căn lành ra, ai cũng phải tôn kính. Cho nên căn cứ vào giáo điển, dẫn chứng trong kinh sách, sẽ tạo nên một sức tin vững chắc, chỉ cần giữ phạm vi nội dung, chẳng nên trích dẫn tràn lan vượt ngoài giáo nghĩa của mình là tốt. Có việc đôi khi trình bày ngay thẳng nhưng khó được rõ ràng; lý lẽ đôi khi phí lời mà càng chẳng hiểu, thì cách tốt nhất là đem những việc gần gũi cụ thể để giải thích, sử dụng tài năng biện luận khéo léo, nêu ra ví dụ cho dễ thông hiểu. Ngoại điển có nhiều loại sách, nội điển gồm ba tạng năm giáo, thường sử dụng những phương
113
pháp giải thích như: có khi chỉ ra sự vật rõ ràng cho mọi người dễ nhận biết, có khi dùng câu chuyện ngụ ngôn nói về việc gì đó. Cho nên nêu sự việc lập ví dụ giúp người nghe nhận hiểu được dễ dàng, có thể tùy tình hình mà vận dụng, tốt nhất là chỉ ra tình cảnh ở trước mắt.
E. KỂ CHUYỆN GÂY HỨNG THÚ
Trường hợp giảng dạy có phân ra hai dạng: mang tính học thuật và mang tính phổ thông. Hai dạng này tuy đều có những điểm khó dễ, nhưng nếu so sánh thì giảng dạy phổ thông cảm thấy khó khăn hơn rất nhiều, bởi người nghe căn cơ chẳng đồng, bất kể bài giảng nội dung cạn hay sâu đều chẳng thể khế hợp hết thính chúng, vì thế cần kể xen vào những câu chuyện, giống như để điều hòa sự đơn điệu khô khan, nhưng cũng phải giữ phạm vi bài giảng, chẳng nên trích dẫn tràn lan vượt ngoài giáo nghĩa của mình. Nếu muốn trích những câu chuyện trong sách sử, nhất định cần tra cứu kỹ, nếu xét thấy ý nghĩa không chống đối với giáo nghĩa của mình, thì cũng có thể được.
F. ĐIỂM XEN KỆ TỤNG
Kệ trong kinh Phật giống như thi ca của văn học, là âm nhạc không cần có nhạc khí, ai cũng có
114
thể thưởng thức, ai cũng thích nghe, nếu đưa vào trong lời giảng, nhiều khả năng làm phát khởi hứng thú. Văn chương của người xưa, chẳng kể là văn xuôi hay biền ngẫu nhiều trường hợp xen lẫn thi ca. Kinh Phật chú trọng về nội dung nhưng vẫn dùng kệ tụng, thì có thể nhận thấy tính trọng yếu của nó. Nhưng khi trích dẫn kệ tụng trong bài giảng, hoàn toàn không theo cách thức cố định nào, có khi xen vào trước, có khi xen vào sau, hoặc xen vào chính giữa, cần để ý mạch văn toàn bài giảng tùy theo tình hình mà sắp xếp.
G. KẾT CẤU TOÀN BÀI GIẢNG
Đề cương một bài giảng bất luận là dài hay ngắn, quan trọng phân ra bao nhiêu tiết đoạn, lại có rất nhiều phân mục nhỏ, tuy rắc rối phức tạp, nhưng phải sao cho thứ tự rõ ràng, toàn thể hoàn chỉnh, mạch lạc nối liền. Bài giảng thích hợp nhất là trước lý luận đơn giản về sau lý luận sâu sắc, trước trình bày xoay quanh chủ đề sau đi thẳng vào ý chính, trước có vẻ nhạt nhẽo về sau càng nhiệt tình, trước dùng lời thong thả sau phát âm nhanh gấp, tả cảnh tả tình, nói sự nói lý, trích dẫn giáo điển, nêu ra ví dụ, xen vào thi ca, đưa vào cố sự đều phải có mạch lạc thứ tự, đừng để xảy ra một rối loạn nhỏ nào. Đề cương chỉ cần ghi đại cương, ý
115
chính, chẳng cần soạn ra chi tiết; trên sắp mấy mục lớn, phía dưới sắp mấy mục nhỏ. Chẳng cần ghi nội dung dài dòng, mỗi mục nên nắm được ý chính.
H. DỰ ĐỊNH ĐỀ MỤC
Cấu tạo bài giảng bắt buộc phải có ý chính nhắm vào một việc nào đó, điều này chẳng cần phải nói. Nhưng khi góp nhặt xong những ý giảng “trình bày lên xuống, bổ sung đậm nhạt, ngừng ngắt chuyển ý, giải thích tóm kết” (khởi phục, yểm ánh, chuyển chiết, khai hợp), kế lại trải qua những công đoạn “viết bản thảo, nhận xét toàn bài, chỉnh sửa nội dung, trau chuốt ngôn từ” (thảo sang, thảo luận, tu sức, nhuận sắc) thông thường thì ý chính ban đầu có chút thay đổi. Cho nên sau khi nội dung bài soạn hình thành rồi, lại tính đến việc đặt tên. Nhận xét qua cương yếu của bài giảng như thế nào mà lập ra chủ đề trong một vài từ nhưng phải thể hiện hết tinh thần. Chủ đề và nội dung phù hợp với nhau lời nói mới sinh động, giống như vẽ rồng lên vách, sau đó điểm mắt. Chủ đề giống như bản luận tổng quát của toàn bài giảng, đừng nên sơ suất.