Phát âm trước sau

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁCH GIẢNG DẠY NỘI ĐIỂN (Trang 125 - 127)

C. Bộ phận đầu mặt

A. Phát âm trước sau

Trước khi giảng cần đem giáo án ra nghiền ngẫm để khỏi quên sót. Đến lúc tiến hành giảng chẳng cần xem lại là tốt. Bởi công việc diễn giảng quý nhất thoải mái sôi nổi, nếu cứ nhìn xem bài soạn thì buổi giảng dừng ngắt không liên tục, chẳng còn cảm hứng ung dung tự tại. Tư liệu soạn giảng giống như nước trong ao, âm điệu lời nói giống như suối chảy, nếu chẳng có kỹ thuật nói năng, tư liệu giảng không khác gì cái chuông câm. Người tập diễn giảng, vấn đề cần giải quyết trước tiên là nói năng rõ ràng, bài giảng chia tiết đoạn phân minh, cho nên Vương Miện vào đời Tống có tài đọc văn lưu loát, những bài thi do ông đọc lên phần nhiều

125

được chấm đậu. Lời nói được xem trọng trong thiên hạ, há chẳng phải đúng sao?

Bắt đầu giảng lời nói nên chậm rãi, âm điệu chẳng ngại trầm bằng, từ đó từng bước hướng lên, mỗi tiết về sau phải tiến bộ, lời nói nhanh dần, tiếng phải dần dần cao, cho đến khi kết thúc buổi giảng, giống như muôn dòng nước đổ dồn về vực sâu. Lời nói nhanh dần âm giọng cao dần, cần đạt đến mức độ cao nhất. Đọc bài thơ Tì bà hành của Bạch Lạc Thiên, xem đoạn khen đàn tì bà, có thể nhân đó hiểu được. Nhưng đây chẳng qua là cách dùng thông thường, chẳng phải cho là tất cả nên như thế.

Lời giảng ở đoạn giữa rất cần chú ý, nhân vì phát huy ý chính phần nhiều ở chỗ này, phải dồn hết tinh thần tập trung để bước qua, giống như thuyền đi giữa dòng, gập ghềnh với sóng to gió lớn, một phen thực hiện liền thành công, cần biểu lộ tài năng ngay chỗ này. Khi kết thúc buổi giảng, y theo lệ thường, lời nói cần khẩn trương, tiếng cần cao giọng, nhưng cũng có khi lời nói nên chậm rãi, âm thinh kéo dài để bày tỏ thành khẩn; hoặc ngôn ngữ hơi chần chừ lần lữa, âm giọng dần dần hạ xuống để bày tỏ tôn kính khiêm nhường.

126

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁCH GIẢNG DẠY NỘI ĐIỂN (Trang 125 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)