Nói lỗi chẳng nhìn hoàn cảnh

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁCH GIẢNG DẠY NỘI ĐIỂN (Trang 96 - 97)

D. Khuyết điểm thân và lời nói

d. Nói lỗi chẳng nhìn hoàn cảnh

Kinh giống như là tập truyền ký trình bày về nhân sinh vũ trụ, thế nên việc thiện ác, tốt xấu đều được ghi chép. Đối với điều thiện, điều tốt, giảng giải chẳng cần dè dặt, còn đối với điều ác, điều xấu, khi muốn trình bày nên nghĩ đến cảm nhận của mọi người. Chỗ này còn phân ra nhân quả, ẩn hiện khác nhau. Nếu nói về mặt nhân quả, thì những hành động giết hại, trộm cắp, tà dâm, nói dối là nhân ác. Để ngăn chặn nhân ác này, chẳng ngại dốc sức dẹp trừ. Sanh trong ba đường: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, hay bị nghèo cùng, thấp kém, đui điếc, câm ngọng ở cõi người đó là quả ác. Vì thương xót nỗi khổ của họ, lời nói thường nên động lòng trắc ẩn thể hiện xót thương. Nếu nói về mặt ẩn hiển, thì ba đường ác ẩn kín khó nhận biết, nhân đạo hiển bày rõ ràng dễ thấy; lại ở trong nhân đạo mà nói, thì

96

nghèo cùng thấp kém là kín đáo khó biết, đui điếc câm ngọng rõ ràng trước mắt.

Việc kín đáo là do vì chẳng biết mà nói, điều đó dường như không trở ngại lắm, đối với việc rõ ràng, đã biết như thế mà cố tình nói ra, thì khó tránh khỏi hiểu lầm. Như trong thính chúng, phát hiện có người đui, điếc, câm, ngọng (nói chung tất cả người khuyết tật) tham dự, tuy trong kinh có đoạn văn đề cập đến điều đó, thì nên tìm cách thức khéo nói vài lời cho qua, đừng mở rộng thêm vấn đề làm họ ở giữa mọi người cảm thấy khổ tâm, tủi hổ vô cùng. Hoặc giảng kinh điển Tiểu thừa, dạy về việc nam nữ phạm tội dâm, cũng nên đọc lướt qua thôi, chẳng cần hình dung rõ ràng. Do vì kinh gọi là khế kinh, đức Phật nói đúng thời điểm thích hợp và đúng đối tượng. Ta nay giảng dạy chỉ theo cảm nhận thông thường mà thôi, nếu chẳng quan sát hoàn cảnh, chẳng biết uyển chuyển cách thức, không những chẳng phù hợp căn cơ, e còn phát sanh chướng ngại.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁCH GIẢNG DẠY NỘI ĐIỂN (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)