C. Oai nghi cần biết
c. Cử chỉ điệu bộ
Người giảng cần quan sát trong hội trường sắp đặt như thế nào, có tượng Phật hay không? Có người điều khiển nghi lễ hay không? Nếu có người điều khiển nghi lễ, thì trước phải bàn bạc với họ, để tiến hành theo cách thức diễn giảng thông thường là tốt nhất. Đối với hội trường có đặt tượng Phật, thì trước khi lên đài, phải hướng về tượng Phật xá lễ, cũng giống như khai mạc hội nghị trước phải làm lễ chào cờ. Lễ Phật xong rồi, nếu xem thấy bên hông hoặc phía sau đài có chúng xuất gia ngồi (nếu cư sĩ giảng kinh, thì chúng xuất gia không sắp vào chỗ ngồi của người nghe) cũng nên xá chào. Sau đó mới từ bên phải của đài mà bước lên (là chỉ hông bên phải của đài, như đài xoay về phía nam, thì phía tây là bên phải). Lên đài rồi hướng về chúng đáp lễ, mới được vào chỗ ngồi mở kinh ra.
Tư thế ngồi đã khác tư thế đứng, nên động tác cũng chẳng giống nhau. Ở tư thế ngồi chỉ có thể sử dụng đầu và tay để bày tỏ thái độ tình cảm, nhưng trong tư thế đứng hai bộ phận này biểu diễn có thể phối hợp với thân và chân, xoay qua xoay lại thoải mái miễn sao giảng dạy trôi chảy. Trong tư thế ngồi, bắt buộc các bộ phận phải ổn định, nếu không sẽ bị chê cười là bộp chộp. Nói ổn định chẳng qua
86
là giữ yên trong khả năng của mình mà thôi, chứ chẳng phải hoàn toàn không cho ngẩng đầu, chống tay, nhướng mày, chỉ vẽ… Trong kinh có nói: “Thế Tôn ra khỏi định, toàn thân mỉm cười, chưa bao giờ mất trang nghiêm”. Người bàn luận giỏi cũng phải sử dụng toàn thân như lời nói hùng hồn, cốt sao cử chỉ ung dung tự tại. Khi giảng xong sắp bước xuống đài, trước gấp quyển kinh lại, hướng về mọi người làm lễ, từ bên trái giảng đài đi xuống (đài hướng phía nam thì phía đông là bên trái), vẫn đến trước tượng Phật làm lễ, rồi hướng về chúng xuất gia làm lễ. Nếu trong đạo tràng không có đặt tượng Phật, hoặc không có chúng xuất gia, thì đầu tiên đi thẳng lên đài, kết thúc bước xuống đài đi ra.