Lên xuống đài loạn thứ tự

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁCH GIẢNG DẠY NỘI ĐIỂN (Trang 92 - 93)

D. Khuyết điểm thân và lời nói

a. Lên xuống đài loạn thứ tự

Trong nghi lễ xưa có nói thềm nhà phía đông là nơi người chủ lên xuống, thế nên chủ và khách tới lui như thế nào, đối diện nhau theo hướng Đông hay Tây, phải theo quy tắc có sẵn. Người hiện nay đối với chỗ ngồi trong lễ đường, hay đường xá đi lại cũng phân bên phải bên trái, bắt buộc phải chấp hành không cho vi phạm. Đủ thấy thường những nơi thuộc công cộng, đều xem trọng phép tắc. Nếu y theo nghi thức tôn giáo thực hiện việc giảng kinh, thì vị giảng sư từ khi lên toà cho đến khi xuống toà, nên đứng ở chỗ nào, lúc nào mới được đi, giả như có chút rối loạn trong cách thức thì gọi là mất oai nghi chẳng biểu hiện trang nghiêm.

Cư sĩ thực hiện việc giảng dạy chẳng bắt buộc nghiêm khắc như thế. Song bước lên đài hay đi xuống tòa cũng phải theo cách thức chung, chẳng nên có hình thức khác lạ. Điều này có thể xem trong mục “Cử chỉ của thân” ở chương trước. Trong một giảng đường đông đúc, bao nhiêu con mắt đều nhìn vào mình, bản thân phải biết nghi thức và phải thực hành theo mới làm cho họ cung

92

kính. Nếu như hành động vội vàng lúng túng, hay ngạo mạn tự ý, bước lên đài ở phía trái, xuống đài ở phía phải, đi đứng rối loạn, lễ nghi không chu đáo, không xem trọng oai nghi, không rành thứ tự, đó gọi là thân tướng bộp chộp lăng xăng, cũng chính là do từ bên trong bất ổn mà biểu lộ ra ngoài như thế, chẳng khỏi chuốc lấy sự chê cười của mọi người, vì thế mà làm hỏng việc.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁCH GIẢNG DẠY NỘI ĐIỂN (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)