Xem cơ ứng biến

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁCH GIẢNG DẠY NỘI ĐIỂN (Trang 72 - 74)

Người xưa thuyết pháp giảng kinh, khi lên tòa xong, trước tiên vào thiền định để quán xét căn cơ người nghe. Ngày nay vẫn có người y theo nghi thức đó, cũng có người không còn sử dụng, nếu như chẳng thể vào định quán xét căn cơ, thì làm như thế không những học theo hình thức hay, mà còn thực hiện theo quy tắc, chưa phải là sai lầm lắm. Người không thực tập tọa thiền, tịnh niệm, thì có thể bỏ điều này, nhưng khi giảng cần xem lướt qua biểu hiện bên ngoài của thính chúng, việc này chẳng thể thiếu được. Nhất định phải nhận biết

72

trình độ của người nghe, thì diễn nói mới có tiêu chuẩn. Về điều này có thể nhìn cử chỉ, xem qua thần thái, sẽ dễ dàng có một khái niệm đối với trình độ giáo dục cao thấp, tính cách khác lạ hay bình thường của họ, lấy đó làm bảng đối chiếu để tiến hành giảng dạy.

Như trong pháp hội có nhiều người trí thức và người có tính cách đặc biệt thì khi giảng phải trích nhiều câu văn, dùng cả thành ngữ điển tích và ánh mắt thường nhìn chú ý đến họ, thỉnh thoảng dùng từ ngữ thông thường dễ hiểu để đáp ứng những hạng người khác, ánh mắt cũng nhìn đến họ. Trong pháp hội có nhiều người trình độ thấp kém và bình thường, thì khi giảng phải sử dụng lời nói bình dị thông thường, xen lẫn chuyện kể, ánh mắt thường nhìn họ, thỉnh thoảng dùng câu văn, thành ngữ điển tích để phù hợp thành phần khác. Nói chung chủ yếu nhắm vào thành phần có số đông, nhưng cũng chẳng bỏ qua số ít, như thế mới gọi là bình đẳng và bao quát.

Không chỉ có thế, đôi khi chuyển nghĩa sâu xa trở thành dễ hiểu, đôi khi nghĩa lý đơn giản phải bổ sung cho sâu sắc, đôi khi không giảng tường tận mà chỉ nói sơ lược, hay đáng lẽ phải trình bày sơ lược nhưng lại giải thích tường tận, đều là do bắt buộc

73

thay đổi tùy theo lúc. Có người thắc mắc tư liệu vốn trước đã soạn thảo ổn rồi, đến lúc giảng lại triển khai rộng ra, điều ấy không phải là khó sao? Trả lời tư liệu chuẩn bị trước khi giảng toàn là câu văn, lời kinh được trích ghi và tra cứu kỹ lưỡng chính xác. Đó là điều căn bản. Nhưng đến khi giảng giải nghĩa lý, tư liệu ấy được trình bày tường tận hay sơ lược, nêu lên nghĩa lý đơn giản hay sâu xa, sử dụng cách thảo luận hay nói chuyện, dùng từ ngữ văn chương hay lời nói thông thường, những điều như thế chính là nghệ thuật. Về phần soạn thảo căn bản thì phải đúng theo phương pháp, về phần sử dụng nghệ thuật thì tốt nhất là tùy theo tình hình mà thay đổi.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁCH GIẢNG DẠY NỘI ĐIỂN (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)