Ánh mắt tập trung

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁCH GIẢNG DẠY NỘI ĐIỂN (Trang 87 - 89)

C. Oai nghi cần biết

d. Ánh mắt tập trung

Ánh mắt có sức thúc giục người chú ý, làm tăng thêm cảm nhận người giảng đang nói với họ. Tuy cũng có trường hợp nhắm mắt giảng, không nhìn mọi người trong hội trường, nhưng chẳng bằng quan sát sắc diện cử chỉ của người nghe để có thể ứng biến cho phù hợp căn cơ. Thông thường giảng thuyết, có thể nhìn bình thường về phía trước, giả như khi muốn xoáy sâu tư duy của người nghe, cố ý làm cho người chú trọng, thì ánh mắt phải quét theo hình cung, nhìn lướt qua ba mặt chính giữa,

87

trái và phải. Thực ra có thể thường nhìn ba mặt mới là cách thích hợp nhất. Người giảng phải biết trình độ người nghe rất chênh lệch, nên lúc soạn tư liệu phải trích nhiều loại. Như khi phát huy về lý luận, thì ánh mắt phải chăm vào hàng thượng căn; lúc nêu ví dụ để giải thích, thì nhìn chú ý vào hàng trung căn; kể về chuyện tích nhân duyên, thì ánh mắt phải chuyển sang nhìn hàng hạ căn. Ba điều này chẳng qua nêu lên cách thông thường, nhưng đôi khi cũng sử dụng kết hợp.

Trình bày lý luận có khi sâu sắc hay đơn giản, có khi ngắn gọn hay dài dòng. Lý luận sâu sắc và dài dòng phải nhắm vào hàng thượng căn, lý luận đơn giản và ngắn gọn đều có thể nhắm vào hàng trung hạ. Nêu ví dụ có thể nhắm vào ba hạng người. Nhân duyên như điển tích lịch sử, mẩu chuyện như thuật lại cơ phong trong nhà thiền, đâu thể gộp chung xem là ý nghĩa cạn cợt mà chẳng nhắm vào hạng trung thượng hay sao? Ở đây dùng từ nhắm vào là nói khi giảng nên tập trung ánh mắt biểu lộ tâm ý vào đối tượng, là cách quan tâm đặc biệt. Nếu một vị giảng sư phát âm vang khắp hội trường, đó chỉ là việc thông thường, việc thông thường thì tình cảm vẫn còn hời hợt, nhưng khi sử dụng cách quan tâm đặc biệt nghĩa là ánh mắt

88

thường chăm chú đến người nghe thì tình cảm mới thân thiết. Vì muốn thuyết phục mong họ được lợi ích, cho nên phải vận dụng ánh mắt vào đối tượng thích hợp.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁCH GIẢNG DẠY NỘI ĐIỂN (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)