D. Khuyết điểm thân và lời nói
g. Tuân thủ thời gian ấn định
Giáo pháp chú trọng phù hợp căn cơ, muốn được phù hợp nhất định phải thấu suốt tình người, điều này mà không biết thì nói gì đến chuyện căn cơ. Thính chúng trong hội trường ai cũng có nghề nghiệp khác nhau, chỗ ở mỗi người xa gần không đồng, công việc thảnh thơi hay bận rộn cũng khác. Họ đến tham dự được, có người nhín thời gian rảnh
101
rỗi, có người thay phiên làm việc, có người đổi giờ công tác. Đến khi họ ra về, có người đón xe về xa, có người đến hẹn kẻ khác, có người một lúc sau đi dạy học. Con người tình cảnh, công việc muôn ngàn khác biệt, đây chẳng qua nói sơ lược mà thôi.
Đại chúng khổ cực đến nghe giảng, phải làm sao cho họ vui vẻ ra về, nhất định giúp họ nhận hiểu được giáo lý ứng dụng thì họ mới có thể cảm thấy vui vẻ, cho nên giảng dạy phải bằng cả tấm lòng, lời nói phải dốc hết sức, tiếp đãi người một cách lễ độ, hành động cần theo quy tắc thứ tự. Do biết buổi giảng diễn ra trong khoảng thời gian bao nhiêu, nên người nghe tự nhiên cảm thấy ổn định trong lòng, giảng sư giảng hay hay không hay gì đều có thể ngồi yên để nghe. Nếu thời gian đã đến, trong lòng mọi người liền dấy động, bên ngoài tuy trấn tĩnh, nhưng bên trong thật sự đã tán loạn. Người giảng dẫu cho đủ biện tài vô ngại, thuyết pháp đến nỗi hoa trời rơi rụng, cũng phải giữ giờ mà dừng nghỉ, khiến họ còn cảm nhận nghe như thế vẫn chưa đủ, thì lần giảng sau họ mới chịu vui vẻ đến nữa.
Thử quan sát những nơi giải trí văn nghệ, tính chất không giống với việc giảng kinh chỉ y theo quy tắc, thế mà vẫn còn quy định giờ dừng nghỉ.
102
Do vì con người ưa thích theo sự ham muốn của mình hơn là ưa thích đạo, nếu bắt buộc người ngồi lâu quá, thế mà cho là khế cơ hay sao? Giảng đến giờ chẳng dừng nghỉ, đại chúng vì nể nang nên tạm nán ở lại, nhưng thật ra trong lòng đã sốt ruột lắm rồi, vậy mà vẫn còn nói lải nhải không thôi, thì họ có thể cho lọt vào tai nữa sao? Nếu để xảy ra đến mức độ ấy, thì công lao trước kia có lẽ bỏ mất hết.
Còn như người giảng chẳng được hay, không có sức làm phấn khởi sự hoan hỷ của mọi người, thời gian chưa được nửa buổi mà thính chúng đã trông cho hết giờ, hoặc hôn trầm ngủ gục, hoặc nhìn qua nhìn lại, cố gắng đợi đến hết giờ vui mừng giải tán. Nếu như đã quá giờ quy định mà chẳng chịu dừng, đó là làm cho người thêm phiền não. Phải biết người giảng giỏi nếu kéo dài thời gian, thính chúng còn không chấp nhận, huống chi người giảng dở đâu thể làm theo ý riêng để làm phật lòng người ư!
103
TÓM LƯỢC
CÁCH THỰC HIỆN DIỄN GIẢNG
Chương I
LỜI NÓI ĐẦU