Sắp đặt biểu đồ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁCH GIẢNG DẠY NỘI ĐIỂN (Trang 69 - 70)

Thông thường gặp loại từ có đầu mối phức tạp như: số lượng về danh mục, ghi chép về niên đại, hay hệ thống các đời trong gia tộc…, cho đến loại từ liên quan đối đãi nhau như: quyền thật, không sắc, sự lý, thể dụng… Dẫu cho người giỏi nói năng trình bày một cách mạch lạc, nhưng người nghe vẫn nhớ sau quên trước, chẳng thể cảm thấy liên tục. Giả như ở mỗi phần lại thêm chi tiết nhỏ, thì càng đứt đoạn không biết tiếp nối từ đâu. Còn như vị giảng sư kém năng khiếu, tự nhiên trình bày thiếu thứ lớp, như thế mà muốn cho người nghe hiểu rõ, thì chẳng phải càng trở nên khó khăn hay sao? Để bổ sung chỗ thiếu sót này, chỉ có cách dựa

69

vào biểu đồ.

Biểu là bảng liệt kê có hình thức cố định, thường sử dụng đường nối làm chuẩn; đồ là bảng phác họa không có cách thức riêng biệt, có thể chế ra theo sự tưởng tượng. Khi đã thành lập biểu đồ rồi, trước khi giảng nên ghi lên bảng để mọi người dựa theo thứ tự suy tìm, nhìn qua là thấy được nội dung rõ ràng. Người giảng nếu nói hay, giải thích theo thứ tự của biểu đồ, tự nhiên ý nghĩa càng thêm sáng tỏ. Nếu khả năng biểu đạt không giỏi lắm, cũng có chỗ nương vào, chẳng đến nỗi diễn giải văn nghĩa rối loạn. Nay nói về cách thành lập biểu đồ là chỉ lập những tiết mục lớn, phải cần chuẩn bị trước để đến khi giảng mới vận dụng một cách tự nhiên. Nếu như mục nhỏ ý ngắn cần phải nêu lên mới giải thích được tường tận, chỉ cần mục ấy không làm mất nhiều thời gian, thì có thể đến lúc giảng bổ sung thêm.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁCH GIẢNG DẠY NỘI ĐIỂN (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)